Trung Quốc tiết lộ do thám Việt Nam nhiều năm trên Biển Đông
Hải quân Trung Quốc từng điều phi cơ tuần tra trên Biển Đông trong 5 đến 6 năm trước, trong đó có theo dõi hoạt động của Việt Nam cùng một số quốc gia láng giềng tại khu vực Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền.
Hải quân Trung Quốc đã điều phi cơ tuần tra Biển Đông trong ít nhất 5 đến 6 năm trước. Ảnh minh họa: AP.
Hoạt động tuần tra do đội bay thuộ c Hạm đội Bắc Hải, Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), đảm nhiệm, South China Morning Postdẫn lại thông tin chi tiết trong số mới nhất của Oriental Outlook, tạp chí hàng tuần của hãng thông tấn quốc gia Xinhua, cho biết.
Đội bay, tên gọi “Ưng Biển”, là lực lượng đa chức năng duy nhất của Bắc Kinh có thể hoạt động phòng không cảnh báo sớm, chỉ huy và kiểm soát, liên lạc chiến thuật và xác định mục tiêu từ xa.
Tạp chí còn đăng hình ảnh các phi cơ vận tải Y-8 đã được sửa đổi nhằm có chức năng giống máy bay giám sát. Phi công tại đội bay chỉ quen lái chiến đấu cơ và phải huấn luyện lại để sử dụng Y-8. Phi công Ding Jiahe cho biết có lúc quá trình tái huấn luyện phải “rút ngắn” vì hoạt động “tuần tra cấp bách”.
Mỗi phi công phải thực hiện các nhiệm vụ khác nhau trong ít nhất 6 tháng mỗi năm và tuần tra có lúc kéo dài từ 7 đến 8 giờ.
Video đang HOT
Nhiệm vụ đội này thực hiện gồm giám sát và thu thập bằng chứng về các giàn khoan dầu và các hoạt động khác của Việt Nam cũng như một số quốc gia Đông Nam Á khác trên Biển Đông. “Ưng Biển” còn cung cấp vị trí chính xác các chiến hạm nước ngoài ở Biển Đông và biển Hoa Đông.
Phi cơ của PLA và các nước khác thường áp sát, cách nhau chỉ 20 đến 30 m, trên Biển Đông và biển Hoa Đông. Mỗi lần chạm trán thường kéo dài hơn một giờ, dẫn đến lo ngại có thể xảy ra tai nạn hoặc đối đầu quân sự.
Nhà quan sát quân sự Hong Kong Leung Kwok-leung cho biết đây là lần đầu tiên truyền thông quốc gia Trung Quốc công bố chi tiết về những phát triển và hoạt động gần đây về đội bay đa chức năng của họ.
“Ưng Biển” thành lập vào cuối những năm 1980, được nâng cấp trong thập kỷ vừa qua sau khi Trung Quốc quyết định biến đội trở thành “hải quân biển xanh”, Yang Zhiliang, phó chính ủy đội bay, nói.
Antony Wong Dong, chuyên gia quân sự ở Macau, hoài nghi về tiêu chuẩn của các tổ bay do thời gian tái huấn luyện ngắn hơn tiêu chuẩn quốc tế. Một số quá trình còn hoàn thành nhanh hơn 4 tháng so với đào tạo tương tự ở nước ngoài.
Tuy nhiên, Wong Dong lo ngại về an toàn bay trên biển Hoa Đông và Biển Đông vì “nhiệm vụ của đội bay PLA khó khăn hơn và phức tạp hơn trước đây mà thời gian đào tạo ngắn hơn tiêu chuẩn”.
Như Tâm
Theo VNE
Trung Quốc 'tố' Mỹ bay do thám 1.200 chuyến trên Biển Đông, biển Hoa Đông
Một quan chức Trung Quốc "tố" quân đội Mỹ đã tiến hành 1.200 chuyến bay do thám trong năm 2014 gần vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền; và một đô đốc Mỹ lên tiếng phản bác thông tin này, theo tờ South China Morning Post (Hồng Kông).
Máy bay do thám săn ngầm P8-A Poseidon của Hải quân Mỹ - Ảnh: AFP
Phát biểu tại một diễn đàn về quan hệ đối ngoại tại Bắc Kinh ngày 28.6, ông Trần Hiếu Cung, thành viên ủy ban đối ngoại Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Quốc hội Trung Quốc), cho rằng các hoạt động do thám của Mỹ đối với Trung Quốc tại Biển Đông và biển Hoa Đông đã trở thành một vấn đề đáng chú ý.
Ông Trần Hiếu Cung, cựu phó tư lệnh lực lượng không quân Trung Quốc, nói rằng trong năm 2014, quân đội Mỹ đã thực hiện 1.200 chuyến bay do thám gần vùng biển Trung Quốc tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông và biển Hoa Đông; trong khi năm 2009 Mỹ chỉ tiến hành 260 chuyến bay như vậy.
Quan chức này cho rằng các chuyến bay do thám đó của quân đội Mỹ còn "mạnh mẽ" hơn cả việc do thám Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh lạnh.
Đô đốc Gary Roughead, cựu tham mưu trưởng Hải quân Mỹ khẳng định con số mà ông Trần đưa ra đã bị thổi phồng.
Ông Roughead cho rằng trước hết Mỹ phải có đủ tàu và máy bay để thực hiện chừng đó cuộc do thám. "Vấn đề là làm thế nào và từ đâu mà họ có thể đếm được số chuyến bay đó. Hay họ đếm cả những chuyến bay trên không phận quốc tế nhưng bị họ dùng yêu sách đường chín đoạn để tuyên bố chủ quyền cả không phận đó?", ông Gary Roughead nói.
Ảnh chụp từ máy bay P8-A Poseidon của Hải quân Mỹ cho thấy tàu nạo vét Trung Quốc tấp nập bồi đắp trái phép tại Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, tháng 5.2015 - Ảnh: Reuters
Những phát biểu trên được đưa ra trong bối cảnh gần đây Mỹ và Trung Quốc liên tục lời qua tiếng lại về các vấn đề trên Biển Đông. Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền phi pháp trên phần lớn diện tích Biển Đông, còn cải tạo và xây dựng phi pháp các đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Thậm chí Trung Quốc còn để lộ những dấu hiệu cho thấy nước này muốn quân sự hóa các đảo nhân tạo.
Phía Mỹ đã nhiều lần lên tiếng phản đối hành động của Trung Quốc. Mặc dù không có tranh chấp trực tiếp tại các vùng biển mà Trung Quốc đưa ra yêu sách chủ quyền, nhưng Mỹ đặc biệt quan tâm tới an ninh hàng hải tại khu vực này, đồng thời khẳng định sẽ tiếp tục bay do thám tại các vùng biển mà Mỹ cho là phù hợp với luật pháp quốc tế.
Hồi tháng 5, một chiếc P8-A Poseidon, máy bay do thám săn ngầm hiện đại nhất của Hải quân Mỹ, đã bay tuần tra trên Biển Đông và thấy rõ những hành động của Trung Quốc bồi đắp và xây dựng phi pháp nhằm thay đổi hiện trạng trên các đảo, đá ở Biển Đông. Lúc đó, phía Trung Quốc đã hung hăng cảnh báo và xua đuổi máy bay Mỹ. Sau sự kiện này, Mỹ lại càng lên tiếng mạnh mẽ hơn, yêu cầu Trung Quốc ngừng các hành động phi pháp trên Biển Đông.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Bị Mỹ do thám, Pháp 'ngậm bồ hòn làm ngọt' Sau khi WikiLeaks trưng tài liệu Pháp bị Mỹ do thám, Tổng thống Pháp lập tức nhóm 2 cuộc họp khẩn cấp, gọi điện thoại cho ông chủ Nhà Trắng, triệu tập đại sứ Mỹ, tuyên bố Pháp sẽ không tha thứ. Hành động đó là ở bề nổi, có lẽ là để... đỡ quê và xoa dịu dư luận. Mỹ và Pháp...