Trung Quốc tiếp tục xây nhái tượng nhân sư Ai Cập
Sau khi phải dỡ bỏ một pho tượng nhân sư nhái hồi tháng 4 vì Ai Cập phản đối, Trung Quốc lại tiếp tục xây một pho tượng khác nhằm thu hút khách du lịch.
Tượng nhân sư nhái Ai Cập phiên bản mới nhất ở Trung Quốc
Một bản sao khổng lồ của tượng nhân sư Ai Cập vừa được xây dựng ở Trung Quốc. Đây là pho tượng mới nhất trong bộ sưu tập các tượng nhân sư nhái ở nước này.
Bản sao tượng nhân sư được đặt ở Công viên văn hóa Con đường tơ lụa Lan Châu, Trung Quốc. Đây từng là một trung tâm thương mại lớn trên Con đường tơ lụa, và Trung Quốc đang cố gắng để hồi phục chức danh này.
Thành phố Lan Châu hy vọng pho tượng giả có thể thu hút khách du lịch, cũng như ngành công nghiệp phim ảnh và trò chơi, theo báo China Daily.
Video đang HOT
Bản sao tượng nhân sư được đặt ở Công viên văn hóa Con đường tơ lụa Lan Châu nhằm thu hút khách du lịch
Đây không phải lần đầu tiên Trung Quốc sao chép tượng nhân sư nổi tiếng. Trước đó, tháng 4.2016, một phiên bản tượng nhân sư Ai Cập nhái ở Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc đã bị phá dỡ sau khi Bộ Khảo cổ quốc gia Ai Cập gửi công hàm phản đối. Pho tượng cũng nhận nhiều chỉ trích từ dư luận Trung Quốc.
Tượng nhân sư Ai Cập nhái ở Thạch Gia Trang bị phá dỡ sau khi nhận nhiều chỉ trích
Hoặc pho tượng nhân sư này, tuy không phải là lớn nhất ở Trung Quốc, nhưng nó được làm từ ngô, rất hợp với cuộc triển lãm nông nghiệp ở tỉnh Sơn Đông, cũng vào tháng 4.
Phiên bản tượng nhân sư làm từ ngô ở tỉnh Sơn Đông
Bản sao ở tỉnh An Huy được cho là có kích thước giống nhất với bản gốc, nằm trong một công viên di sản. Phiên bản nhân sư này “sống động” hơn rất nhiều vì được sơn màu.
Phiên bản nhân sư “sống động” nhất Trung Quốc
Không chỉ dùng ngô, đá, thạch cao,… các kiến trúc sư Trung Quốc còn dùng cả băng để tạo nên nhân sư “lạnh giá” trong Lễ hội băng tuyết.
Nhân sư “lạnh giá” trong Lễ hội băng tuyết
Tượng nhân sư (nửa người nửa sư tử) được xây dựng ở Ai Cập cách đây 5.000 năm, là một trong những công trình điêu khắc cổ xưa và lớn nhất thế giới. Mỗi năm, tượng nhân sự Ai Cập thu hút hàng trăm ngàn lượt khách đến tham quan, thưởng ngoạn vẻ đẹp kì vĩ. Tượng nhân sư Ai Cập có chiều dài 73m, cao 21m, nằm bên bờ tây sông Nile gần kim tự tháp Giza nổi tiếng ở Cairo, Ai Cập.
Theo Danviet
Tái hiện cổng chào thành cổ Palmyra tại Anh
Một bản sao của cánh cổng vòm cổ, biểu tượng của thành phố Palmyra (Syria) từng bị IS phá huỷ, đã được tái hiện lại bằng công nghệ 3D và được trưng bày tại London (Anh).
Tác phẩm này mang một ý nghĩa biểu tượng, thể hiện nỗ lực hồi sinh các giá trị lịch sử đã mất đi do chiến tranh. Đồng thời, việc dựng lại cổng vòm Palmyra ngay giữa lòng châu Âu cũng như một lời kêu gọi sự đoàn kết, đồng lòng của tất cả người dân trong cuộc chiến chống lại các tư tưởng cực đoan, mầm mống của khủng bố, chiến tranh.
Bản sao của cánh cổng vòm cổ tại London thu hút rất đông khách du lịch (Ảnh: WireNews)
Khải hoàn môn nguyên bản có lịch sử 2.000 năm đã bị IS phá huỷ vào tháng 10/2015. Bản sao này có kích cỡ bằng 2/3 cánh cổng gốc. Các kỹ sư đã sử dụng các tư liệu bằng ảnh chụp công trình cổ kết hợp với công nghệ 3D mới nhất để tạo ra một mô hình. Từ mô hình này, máy tính sẽ điều khiển các mũi khoan để tạo ra một bản sao cánh cổng với các chi tiết chạm khắc gần như y hệt bản gốc.
Sau khi trưng bày tại London (Ảnh), cánh cổng vòm sẽ được mang tới New York và Dubai. Năm 2017, cánh cổng bản sao này sẽ được đưa về Syria và dựng ở một vị trí vĩnh viễn gần di tích gốc đã bị phá huỷ ở thành phố Palmyra.
*
Theo_VTV
Triều Tiên cải tiến gì cho "bản sao" của tên lửa Fagot? Hôm 29/2, tờ Rodong Simun của Triều Tiên tuyên bố, nước này vừa thử nghiệm thành công loại tên lửa chống tăng có sức mạnh khủng khiếp. Theo truyền thông Triều Tiên, loại tên lửa thử nghiệm được miêu tả là loại vũ khí phục vụ chiến tranh du kích, có trọng lượng nhẹ, dễ mang vác và có khả năng bảo vệ...