Trung Quốc tiếp tục xây dựng ở Biển Đông mặc sự phản đối của Obama
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã gián tiếp thúc giục Trung Quốc giải quyết những xung đột trên biển với các nước lân cận bằng các biện pháp hòa bình trong cuộc gặp mặt kéo dài 2 giờ với Chủ tịch Tập Cận Bình tại Mỹ.
Phát biểu trong buổi lễ tiếp đón tại Nhà Trắng, ông Obama nói rằng “Hoa Kỳ chào đón một đất nước Trung Quốc đang phát triển ổn định, thịnh vượng và hòa bình”. Ông lấy thỏa thuận hạt nhân với Iran cũng như tình hình thế giới nói chung làm ví dụ cho sự hợp tác Trung – Mỹ trước khi đề cập đến những bất đồng.
Tổng thống Mỹ Barack Obama (trái) sánh bước cùng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Nhà Trắng.
“Cho dù hai nước đang có quan hệ hợp tác, tôi tin rằng chúng ta phải nhận diện những vấn đề giữa hai bên một cách thẳng thắn”, Tổng thống Mỹ cho biết.
“Hoa Kỳ luôn phát biểu dựa trên những thông tin thực tế. Chúng tôi tin rằng các quốc gia có thể tiếp tục phát triển hơn nữa nếu các doanh nghiệp trên thế giới cạnh tranh một cách sòng phẳng, khi xung đột được giải quyết trong hòa bình, và quyền con người của tất cả mọi người trên thế giới được tôn trọng”, ông Obama nói.
Khi đến phiên phát biểu của mình, ông Tập cho biết chuyến thăm lần này “là nhằm thúc đẩy hòa bình và hợp tác”. Trung Quốc và Mỹ phải có được “một hình mẫu quan hệ mới giữa các nước lớn”. “Để có thể phát triển quan hệ hơn nữa, cả hai nước sẽ phải có sự hợp tác đôi bên cùng có lợi”, Chủ tịch Trung Quốc nói.
“Hình mẫu mới” mà ông Tập Cận Bình đề cập đến không phải là đối đầu giống như thời Chiến tranh Lạnh trước đây mà là hợp tác trên cơ sở tôn trọng những sự khác biệt giữa hai bên. Ông Tập nói rằng Mỹ nên công nhận Trung Quốc là một quốc gia ngang hàng và không được can dự vào những vấn đề nội bộ ở nước này, cho dù là về sự phát triển của hải quân hay những vấn đề nhân quyền.
“Một lần nữa tôi muốn bày tỏ sự lo ngại rất lớn đối với những mối đe dọa từ những cuộc tấn công mạng đối với các công ty và người dân Mỹ. Tôi nhấn mạnh rằng tình trạng này phải dừng lại”, ông Obama lên tiếng.
Video đang HOT
“Về vấn đề an ninh trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, chúng tôi đã đồng ý mở các kênh đối thoại mới để giảm bớt nguy cơ hiểu lầm giữa quân đội hai nước”, ông Obama phát biểu về các biện pháp nhằm tránh việc máy bay chiến đấu của Mỹ và Trung Quốc chạm trán nhau.Chính quyền Obama đã từng úp mở về khả năng áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế để đáp trả Trung Quốc, nhưng ông Tập khẳng định nước này vô tội và cũng là nạn nhân của tấn công mạng.
Ngoài ra, ông Obama cũng đưa ra vấn đề Trung Quốc đang xây dựng đảo nhân tạo trên Biển Đông và yêu cầu chính phủ ông Tập hãy hành động theo luật pháp quốc tế.
Hoạt động cải tạo và xây dựng trên các đảo tranh chấp ở Biển Đông của Trung Quốc khiến Mỹ lo ngại.
“Tôi muốn Chủ tịch Tập Cận Bình biết những lo ngại của chúng tôi về các hoạt động cải tạo đảo, xây dựng và quân sự hóa tại các vùng tranh chấp, khiến các nước trong khu vực khó có thể giải quyết những bất đồng một cách hòa bình”, ông Obama nói.
Về phần mình, ông Tập Cận Bình vẫn cho rằng “các đảo ở Biển Đông kể từ thời cổ đại đã là lãnh thổ của Trung Quốc. Chúng tôi có quyền bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và khẳng định lợi ích của mình một cách hợp pháp. Chúng tôi mong muốn gìn giữ hòa bình và ổn định ở Biển Đông, kiểm soát và giải quyết những bất đồng này bằng đàm phán và đối thoại, đồng thời hợp tác đi tìm những cách để đat được những lợi ích chung giữa các nước”.
“Chúng tôi tôn trọng và tuân thủ quyền tự do đi lại trên biển ở Biển Đông theo luật pháp quốc tế. Các hoạt động xây dựng mà Trung Quốc đang tiến hành ở đảo Nam Sa (tức quần đảo Trường Sa của Việt Nam) không nhằm vào bất kỳ nước nào, và Trung Quốc không có ý định đẩy mạnh các hoạt động quân sự trong khu vực”.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin Nikkei Asian Review, ấn bản tiếng Anh chuyên về kinh tế – chính trị của tập đoàn truyền thông Nikkei của Nhật, ra đời từ năm 2013.
Anh Tuấn (lược dịch)
Theo Infonet
Ấn Độ bóc mẽ Trung Quốc càn quấy ở biển Đông
Chuyên gia Ấn Độ nhận định thái độ hung hăng và hành vi hiếu chiến của Trung Quốc tại Biển Đông sẽ khiến Bắc Kinh mất bạn bè ở Đông Nam Á.
Ấn Độ lên án
Giám đốc Giám đốc Viện Hàng hải Quốc gia Ấn Độ (NMF), Tiến sĩ Vijay Sakhuja cho rằng các nước trong khu vực Đông Nam Á đã lên tiếng chỉ trích hành động quấy rối của tàu hải giám Trung Quốc đối với ngư dân vô tội, gây ra đối đầu giữa các lực lượng an ninh trên biển.
Bên cạnh đó các vấn đề về tự do hàng hải và khả năng Trung Quốc công bố thiết lập Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) trên Biển Đông cũng làm cho các nước trong khu vực mất kiên nhẫn.
Nếu xu hướng này tiếp tục thì sẽ có khả năng làm xấu đi quan hệ giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á khiến Bắc Kinh có thể sớm bị mất bạn bè tại khu vực này.
Một tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc bị phát hiện "lởn vởn" trong EEZ của Malaysia
Chuyên gia Ấn Độ nêu dẫn chứng trường hợp của Malaysia, nước vốn xưa nay khá "kín tiếng" trước các hành động của Trung Quốc. Theo đó, tình trạng căng thẳng đã xảy ra giữa Malaysia và Trung Quốc về sự hiện diện của một tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc Haijing (CCG-1123) neo tại Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của Malaysia.
Phát hiện tàu của Trung Quốc ở ngoài khơi bãi Luconia (Malaysia gọi là Beting Patinggi Ali), cách Sarawak gần 90 hải lý về phía Bắc, Chính phủ Malaysia đã ra lệnh cho Hải quân và Cơ quan Thực thi Luật biển (MMEA) của nước này triển khai tàu và máy bay giám sát các hoạt động của tàu Trung Quốc.
Tư lệnh Hải quân Malaysia Abdul Aziz Jaafar đã bày tỏ lo ngại về hành động xâm nhập của tàu Trung Quốc và tuyên bố sẽ tiếp tục theo dõi và giám sát tàu Trung Quốc.
Từ tháng 9/2014, các vụ xâm nhập của tàu Trung Quốc vào vùng biển của Malaysia đã tăng lên. Bộ trưởng An ninh Quốc gia Malaysia Shahidan Kassim khẳng định bãi Luconia thuộc EEZ của Malaysia và khuyến cáo rằng Thủ tướng Najib Razak sẽ nêu vấn đề trực tiếp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Tàu hải quân Malaysia
Chuyên gia Ấn Độ cũng nêu đích danh các trường hợp tàu Trung Quốc ngang nhiên xâm nhập EEZ của các nước khác trong khu vực, đặc biệt còn tỏ ra rất hiếu chiến khi dùng vòi rồng phun nước vào tàu của các nước, sử dụng máy bay trực thăng uy hiếp trên không.
Ngoài ra, ngư dân Trung Quốc đang tham gia đánh bắt cá trái phép. Tổ chức Greenpeace cho biết tàu Trung Quốc bị phát hiện tận bờ biển phía tây châu Phi, đánh bắt cá bất hợp pháp với số lượng lớn.
Trong tháng 5/2015, Chính phủ Indonesia đã ra lệnh đánh chìm 41 tàu thuyền, trong đó có tàu đánh cá Gui Xei Yu trọng tải 300 tấn của Trung Quốc bị bắt do đánh cá bất hợp pháp trong vùng biển của họ năm 2009, song có vẻ như ngư dân Trung Quốc không có dấu hiệu "rút lui".
Theo_Báo Đất Việt
Tham vọng "nuốt trọn" Biển Đông của Trung Quốc đã bị bóc trần Toan tính của Trung Quốc trên Biển Đông là mở rộng hơn nữa căn cứ quân sự về phía Nam, tiến tới giành quyền kiểm soát tất cả. Ngày 18/6 vừa qua tại thủ đô Moscow, Nga diễn ra Hội thảo quốc tế lần thứ 2 với chủ đề "An ninh và Hợp tác ở Biển Đông: Những vấn đề cấp bách và...