Trung Quốc tiếp tục ‘tung chiêu’ bình ổn thị trường chứng khoán
Các nhà quản lý Trung Quốc vừa quyết định hạn chế việc bán khống cổ phiếu, đóng băng các giao dịch trong ngày. Đây là động thái mới nhất nhằm bình ổn thị trường chứng khoán lớn thứ nhì thế giới.
Trung Quốc vừa có động thái mới nhằm ngăn biến động mạnh trên thị trường chứng khoán – Ảnh: AFP
Theo Bloomberg hôm nay 4.8, sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải và Thâm Quyến vừa công bố quy định mới sau khi kết thúc phiên giao dịch hôm 3.8. Theo đó, các nhà đầu tư vay mượn cổ phiếu từ bây giờ phải chờ thêm một ngày mới có thể trả lại những gì đã “mượn tạm”.
Theo thông báo từ sàn giao dịch Thâm Quyến, quy định mới sẽ ngăn chặn trường hợp giới đầu tư bán và mua lại cổ phiếu trong cùng một ngày, nguyên nhân có thể làm “gia tăng mức biến động bất thường của giá cổ phiếu, ảnh hưởng đến sự ổn định của thị trường chứng khoán”.
Theo quy tắc cũ T 0, “nhà đầu tư có thể bán khống buổi sáng và mua bù trước khi thị trường đóng cửa trong cùng một ngày, sau đó, chốt lời nếu họ cược đúng. Hiện giờ, quy tắc T 1 không cho phép nhà đầu tư mua bù cùng khối lượng giao dịch trong cùng một ngày, mà ít nhất phải chờ đến hôm sau”, Xian Liang, nhà quản lý danh mục đầu tư tại U.S. Global Investors nói.
Việc áp dụng quy tắc T 1 để ngăn chặn bán khống sẽ không tác động đến các giao dịch ký quỹ hay hoạt động cấp vốn chứng khoán.
Video đang HOT
Đây là động thái mới nhất trong một loạt các biện pháp chưa từng có tiền lệ mà chính quyền Trung Quốc áp dụng nhằm ngăn chặn biến động đã thổi bay 4.000 tỉ USD giá trị thị trường kể từ giữa tháng 6.
Các sàn giao dịch Đại lục đã đóng băng 38 tài khoản khi nước này thăm dò xem liệu các nhà đầu tư có làm gián đoạn thị trường hay không. Sáng 3.8, sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải đã cảnh báo 2 tài khoản giao dịch do “đặt lệnh bán khổng lồ, ảnh hưởng đến giá cả và khối lượng các cổ phiếu”.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Ai là người cứu thị trường chứng khoán Trung Quốc?
Sau khi chứng khoán lao dốc vào tháng 6 qua, chính phủ Trung Quốc đặt hơn 400 tỉ USD vào tay một cơ quan nhà nước ít được biết đến: Hãng Tài chính Chứng khoán Trung Quốc. Đứng đầu hãng này là một học giả, quan chức tên Nie Qingping.
Ông Nie Qingping tại một hội thảo ở Vũ Hán (Trung Quốc) - Ảnh: Bloomberg
Theo Bloomberg, nhiệm vụ của cơ quan trên là can thiệp vào thị trường, mua cổ phiếu với số tiền vay mượn từ ngân hàng trung ương và các nguồn khác, nhằm hỗ trợ giá cổ phiếu. Với những biến động mới nhất xảy ra hôm 27.7, vẫn chưa thể nói chắc rằng cơ quan trên đã thành công trong nhiệm vụ của mình.
Chủ tịch Nie Qingping, 53 tuổi, chưa trả lời phỏng vấn về vai trò cụ thể của ông. Chính quyền Trung Quốc cũng không công bố những gì thuộc quyền quyết định của Nie và Hãng Tài chính Chứng khoán Trung Quốc khi nhận chỉ đạo từ cấp trên.
4 tuần trong vị trí mới, theo những gì mà các bài bình luận, sách xuất bản và các cuộc phỏng vấn mô tả, Nie là một giáo sư, giảng dạy tại nhiều đại học và có 25 năm kinh nghiệm theo dõi chứng khoán.
Theo một quan chức, ông Nie đã từng được đào tạo tại Sàn giao dịch chứng khoán London trước khi được Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cử đi điều tra vụ việc về chứng khoán ở Thâm Quyến hồi năm 1990. Ông từng là người đứng đầu nhóm thiết kế luật bán khống và tài chính cho giao dịch ký quỹ ở Trung Quốc.
Hồi tháng 3, Nie viết trong một bài báo: "Đợt tăng điểm mới nhất có những đặc điểm của thị trường đi lên". Bài báo của Nie hòa vào điệp khúc về thị trường chứng khoán của các quan chức và nhà bình luận trên phương tiện truyền thông Đại lục. Khi đó, Nie không quá lo về vai trò của tài chính cho các giao dịch ký quỹ. Ông cũng không đặt nặng e ngại rằng việc mua chứng khoán bằng các khoản tiền vay mượn sẽ tăng quá nhanh.
Bài báo trên ra đời sau khi tài chính cho các giao dịch ký quỹ đã tăng hơn gấp đôi so với 6 tháng trước đó, và chỉ số chứng khoán Thượng Hải thì nhảy vọt 58%.
Hiện tại, ông Nie phải đối mặt với một nhiệm vụ rất nặng nề trong vị trí người đứng đầu cơ quan không bao giờ được ngờ là sẽ trở thành "cứu tinh" của thị trường chứng khoán, theo nhà kinh tế học Liu Yuhui tại Học viện Khoa học Xã hội ở Bắc Kinh (Trung Quốc).
Hãng Tài chính Chứng khoán Trung Quốc được thành lập năm 2011 nhằm cung cấp thanh khoản cho các công ty. Vừa qua, tại tầng 15 của một tòa nhà thuộc khu tài chính Bắc Kinh, Nie và 70 nhân viên được phép dùng từ 2.500 đến 3.000 tỉ nhân dân tệ, tương đương 403 đến 483 triệu USD, để giải cứu thị trường.
"Giải cứu thị trường chắc chắn không phải là nhiệm vụ duy nhất của Hãng Tài chính Chứng khoán Trung Quốc khi nó mở cửa", Fraser Howie, đồng tác giả cuốn sách Red Capitalism về hệ thống tài chính Đại lục nói.
Chi tiết về cách thức Hãng Tài chính Chứng khoán Trung Quốc hoạt động, bao nhiêu thanh khoản còn lại và cách thức hãng lựa mua cổ phiếu và các quỹ tương hỗ đều chưa được chính thức công bố.
Khi nói về cứu tinh của thị trường chứng khoán, ông Nie là tâm điểm của sự chú ý. Song giáo sư tài chính He thuộc Đại học Trung Quốc ở Hồng Kông, cho biết: "Mọi thứ ở Trung Quốc không bao giờ phụ thuộc vào một người. Kế hoạch luôn được vạch ra từ những người đứng đầu".
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Trung Quốc 'cứu' thị trường chứng khoán: Lợi ít, hại nhiều Khi thị trường chứng khoán Trung Quốc bắt đầu lao dốc vào tháng trước, Bắc Kinh đã dùng nhiều biện pháp nhằm ngăn đà giảm mạnh. Song liệu tất cả biện pháp can thiệp này đều có tác động tích cực lên thị trường và nền kinh tế? Nỗ lực bình ổn thị trường của Trung Quốc được cho là lợi ít, hại...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nỗi lo thất nghiệp tăng cao nhất ở Mỹ kể từ sau đại dịch

Đánh bom xe chở cảnh sát tại Pakistan, 22 người thương vong

Tổng thống Donald Trump đưa vấn đề kết thúc quy ước giờ mùa hè ra Quốc hội

EU gặp khó trong nỗ lực lấp khoảng trống viện trợ do Mỹ để lại

Singapore giải tán quốc hội trước thềm tổng tuyển cử

Giá dầu thế giới lao dốc gây lo ngại cho các nhà sản xuất lớn

Tổng thống Mỹ tiếp tục bị kiện lên Tòa án liên bang về thẩm quyền áp thuế quan

Thuế quan của Mỹ: Malaysia nêu 3 trụ cột trong ứng phó

Trung Quốc tạm dừng xuất khẩu đất hiếm và nam châm

Trung Quốc sửa một chi tiết, bán dẫn Mỹ 'đứng ngồi không yên'

Bão cát nghiêm trọng tấn công Iraq, hơn 1.800 người nhập viện

Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ bình luận về chính sách thuế quan của Tổng thống Trump
Có thể bạn quan tâm

Mẫu SUV lâu đời nhất thế giới vẫn đang được bán, giá chưa đến 20.000 USD
Ôtô
22:24:13 15/04/2025
Nhóm ép khách mua 3 cây nhang 1,6 triệu đồng ở miếu Bà Chúa Xứ phải ngồi tù
Pháp luật
22:18:29 15/04/2025
Đen Vâu, Hoà Minzy, Thanh Thuỷ và các nghệ sĩ tham dự Liên hoan hữu nghị nhân dân Việt Nam - Trung Quốc
Sao việt
22:11:51 15/04/2025
50.000 người xem sao nam hạng A công khai quấy rối "nữ thần sexy xứ Hàn"?
Sao châu á
22:04:58 15/04/2025
Lấy chồng hơn 14 tuổi, cô gái Quảng Nam tổ chức đám cưới 'lạ lùng' giữa rừng
Netizen
21:24:20 15/04/2025
Vụ mỹ nhân bạc mệnh qua đời chỉ 4 ngày sau vụ tấn công tình dục: Điều gì thực sự xảy ra trong căn phòng 1219?
Sao âu mỹ
21:19:37 15/04/2025
Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc
Tin nổi bật
20:55:03 15/04/2025
Kawasaki trình làng 'ngựa máy' bốn chân: Vừa là robot vừa là mô tô địa hình
Đồ 2-tek
20:54:19 15/04/2025
Bảng giá xe CBR150R mới nhất tháng 4/2025
Xe máy
20:36:42 15/04/2025