Trung Quốc tiếp tục ‘trảm’ quan chức ngành chứng khoán
Phó chủ tịch cơ quan quản lý chứng khoán Trung Quôc đã bị sa thải, theo thông báo từ chính phủ Trung Quôc hôm 9.12, một tháng sau khi ông này bị bắt để điều tra tham nhũng.
Dao Cương, Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Trung Quôc – Ảnh chụp từ South China Morning Post
Dao Cương, Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Trung Quốc (CSRC), đã bị “sa thải”, AFP trích dẫn thông báo từ trang web của chính phủ Trung Quốc.
Ông Dao hồi tháng 11 bị tình nghi “ vi phạm kỷ luật nghiêm trọng”, tội danh thường được gán cho tội tham nhũng tại Trung Quốc.
Nhà chức trách Trung Quốc gần đây đã phát động một loạt cuộc điều tra nhằm vào lĩnh vực tài chính sau khi bong bóng thị trường chứng khoán bị vỡ trong tháng hè vừa qua, khiến hàng ngàn tỉ USD bị xóa sạch.
Giới phân tích cho rằng các khoản tiền bơm vào thị trường chứng khoán Trung Quốc chủ yếu là tiền vay ngân hàng và điều này từng được cổ súy bởi nhà chức trách.
Video đang HOT
Trước ông Dao Cương, một quan chức cấp cao khác của CSRC là Trương Vũ Quân cũng đã bị cách chức hồi cuối tháng 9 vì lý do tương tự. Ngoài ra, một số công ty chứng khoán cũng đã bị đưa vào tầm ngắm của cơ quan điều tra tham nhũng Trung Quốc.
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
Cách chơi chứng khoán Trung Quốc: Mua cổ phiếu của công ty thua lỗ
Một năm đầy bất ngờ ở thị trường chứng khoán Trung Quốc để lại một thực tế đáng suy ngẫm: những công ty làm ăn thất bát là các doanh nghiệp có cổ phiếu diễn biến tốt nhất đất nước.
Một nhà đầu tư Trung Quốc - Ảnh: Bloomberg
Theo Bloomberg, cổ phiếu các doanh nghiệp thua lỗ không chỉ đánh bại mức tăng trung bình 60% của chỉ số Shanghai Composite, mà còn diễn biến tốt hơn cả cổ phiếu của các doanh nghiệp tạo ra nhiều lợi nhuận nhất nước này. Ở Mỹ thì ngược lại, cổ phiếu những công ty làm ăn thất bát đã giảm trung bình 15%.
Khi cố gắng liên hệ chuyện thể hiện tốt của cổ phiếu các công ty Đại lục với thực trạng 97 triệu nhà đầu tư nhỏ lẻ, có thể dễ dàng tìm thấy một sự hợp lý nhất định. Những doanh nghiệp thua lỗ là mục tiêu chủ đạo của các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc - những người đang tìm cách nâng cao hiệu quả của các công ty quốc doanh và giảm sự thừa thãi trong năng suất công nghiệp thông qua các vụ sáp nhập.
Song rủi ro cho các nhà đầu tư cũng đang gia tăng. Vài doanh nghiệp đang ngồi trên đống lửa khi không thực hiện theo được các đề xuất tái cơ cấu, trong khi Ken Chen - nhà phân tích thuộc hãng môi giới chứng khoán KGI Securities - ước tính rằng sẽ chỉ có dưới 10% công ty thua lỗ thành công trong hoạt động này. Nếu Trung Quốc tiếp tục tạo điều kiện dễ dàng để doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu thông qua các đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO), nhu cầu sáp nhập ngược có khả năng lao dốc.
Triển vọng về lợi nhuận nhanh và là tác động của các sự biến đã chứng tỏ được sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư Đại lục sau khi nền kinh tế đất nước chững lại, và đợt lao dốc thị trường chứng khoán thổi bay 5.000 tỉ USD giá trị thị trường chứng minh lợi ích của việc mua và giữ chứng khoán. Chỉ số Shanghai Composite đã giảm 43% kể từ tháng 6 cũng đã tăng 9% trong năm nay.
Tại Đại lục, có không ít các doanh nghiệp làm ăn không lợi nhuận để lựa chọn. Khoảng 452 công ty niêm yết trên sàn chứng khoán báo cáo lỗ 12 tháng, chiếm 16% tổng số công ty đại chúng. Trong số này có Luoyang Glass, hãng có cổ phiếu tăng gấp 4 lần trong năm nay dù đã lỗ đến 162,3 triệu nhân dân tệ, tương đương 25 triệu USD, trong 12 tháng tính đến tháng 9.2015. Cổ phiếu Luoyang Glass tăng sau khi hãng đồng ý chuyển tài sản thua lỗ sang cho công ty mẹ, vốn là một doanh nghiệp quốc doanh.
Biểu đồ so sánh diễn biến cổ phiếu của các doanh nghiệp làm ăn có lời và thua lỗ của Trung Quốc và các doanh nghiệp thất bát ở Mỹ. Các công ty thua lỗ của Trung Quốc có cổ phiếu diễn biến tốt hơn cả những doanh nghiệp ăn nên làm ra ở nước này - Ảnh: Bloomberg
Một ví dụ khác là Chongqing New Century Cruise. Hãng vận hành các chuyến du ngoạn trên sông đã lỗ 16 triệu nhân dân tệ trong 12 tháng tính đến tháng 9 năm nay. Cổ phiếu công ty trên tăng gấp 5 lần trong năm 2015, đặc biệt đã tăng đến mức giới hạn 10% trong vòng 18 ngày liên tiếp sau khi đồng ý cho nhà phát triển trò chơi trực tuyến Shanghai Giant Network Technology thâu tóm.
"Trong nền kinh tế ảm đạm, những tin đồn và những câu chuyện tái cơ cấu ảnh hưởng nhiều hơn", chuyên gia Daniel So tại hãng CMB International Securities nhận định.
Ít nhất 17 công ty Trung Quốc đã hoàn thành sáp nhập ngược trong năm nay. Đây là con số gấp đôi so với năm ngoái và vẫn còn 26 doanh nghiệp khác đang chờ để thực hiện việc này. Một số lượng kỷ lục các doanh nghiệp Trung Quốc đang tìm cách xuống sàn chứng khoán Mỹ, dời về sàn Đại lục - nơi cổ phiếu được định giá cao hơn.
Hiện tại, doanh nghiệp Trung Quốc ngày càng khó mà có lời trong tình trạng kinh tế tăng trưởng yếu nhất 6 năm qua. Lợi nhuận doanh nghiệp Đại lục giảm 4,6% trong tháng 10. Rất nhiều doanh nghiệp đã không có lời từ năm 2012 tiếp tục thua lỗ trong năm nay.
Sáp nhập ngược là một hoạt động mà một công ty cổ phần nội bộ sẽ sáp nhập hoặc thâu tóm một công ty không có tài sản, không có nợ đã được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Hoạt động này sẽ trở nên kém hấp dẫn hơn nếu Trung Quốc áp dụng hệ thống đăng ký kiểu Mỹ, nơi chính quyền không xác định thời gian và giá trị của các giao dịch.
Theo Reuters, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc sẽ đưa ra một kế hoạch cho hệ thống đăng ký mới trong tuần tới. Chuyên gia Chen Xingdong thuộc ngân hàng BNP Paribas ở Bắc Kinh cho hay hệ thống này có thể khiến các cổ phiếu được định giá cao dần về lại mức giá hợp lý.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Vốn thoái khỏi Trung Quốc lên mức kỷ lục Dự trữ ngoại hối Trung Quốc vừa hạ xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm 2013. Vốn thoái khỏi nước này được cho là đã lên đến mức kỷ lục trong tháng 11 vừa qua. Vốn thoái khỏi Trung Quốc lên đến mức kỷ lục trong tháng 11 - Ảnh: AFP Theo CNN, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) vừa báo...