Trung Quốc tiếp tục thông tin sai trái về tình hình Biển Đông
Tại cuộc họp báo thường kỳ do Bộ Ngoại giao Trung Quốc tổ chức ngày 24/6, trả lời câu hỏi của phóng viên quốc tế về việc ngày 23/6, Đài truyền hình Việt Nam đưa tin tại hiện trường cho biết tàu Trung Quốc tấn công tàu Việt Nam tại khu vực xung quanh giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou 981), Người phát ngôn Hoa Xuân Oánh một lần nữa sử dụng lời lẽ đổi trắng thay đen.
Tàu Hải cảnh của Trung Quốc chủ động đâm thẳng vào mạn trái tàu Cảnh sát biển Việt Nam. (Nguồn: Cảnh sát biển/TTXVN)
Bà Hoa Xuân Oánh cho rằng chiều ngày 23/6, tàu của phía Việt Nam tại hiện trường một lần nữa xông vào khu vực cảnh giới tác nghiệp bình thường của phía Trung Quốc, trong đó có một tàu kéo của Việt Nam chủ động đâm va vào tàu công vụ của Trung Quốc, gây thiệt hại cho tàu của phía Trung Quốc.
Bà Hoa Xuân Oánh còn lớn tiếng “thúc giục” phía Việt Nam lập tức chấm dứt các hành động “quấy nhiễu” đối với các hoạt động tác nghiệp bình thường của phía Trung Quốc, lập tức rút toàn bộ tàu thuyền và nhân viên khỏi hiện trường nhằm nhanh chóng khôi phục sự bình yên trên biển.
Theo Vietnam
Video đang HOT
Hội Luật gia phản đối hành động vô nhân đạo của Trung Quốc
Chiều 25/6, Hội Luật gia Việt Nam ra tuyên bố cực lực phản đối các hành động của Trung Quốc đồng thời yêu cầu Trung Quốc ngay lập tức rút giàn khoan Hải Dương 981 và toàn bộ lực lượng ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Trung Quốc hung hăng leo thang trên Biển Đông bằng cách điều động số lượng tàu lớn trong đó có cả tàu chiến và máy bay ra khu vực hạ đặt trái phép Giàn khoan Hải Dương 981 trong thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Tại buổi họp báo chiều nay, 25/6, Hội Luật gia Việt Nam tiếp tục lên tiếng cực lực phản đối hành động này và yêu cầu Trung Quốc rút ngay lập tức giàn khoan Hải Dương 981 và toàn bộ lực lượng hiện có ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Tuyên bố của Hội Luật gia Việt Nam nêu rõ: Kể từ sau ngày Trung Quốc hạ đặt trái phép Giàn khoan Hải Dương 981 vào sâu thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Từ đó đến nay, bất chấp sự phản đối của Việt Nam và cộng đồng quốc tế, bất chấp mọi nỗ lực thiện chí giải quyết căng thẳng bằng con đường hoà bình của Chính phủ Việt Nam, Trung Quốc vẫn tiếp tục ngang nhiên có nhiều hành động leo thang căng thẳng. Các tàu của Trung Quốc được sự yểm trợ của máy bay, đã chủ động đâm thẳng vào tàu Việt Nam, dùng vòi rồng công suất lớn, dùng súng bắn nước nhắm thẳng vào tàu Việt Nam, làm hư hỏng thiết bị, gây thương tích cho các kiểm ngư viên và ngư dân Việt Nam.
Ngày 26/5/2014, tàu cá của Trung Quốc số 11209 đã đâm chìm tàu cá ĐNa-90152 của Việt Nam, làm 10 thuyền viên trên tàu gặp nạn, toàn bộ hải sản, ngư cụ của tàu ĐNa 90152 bị hư hỏng hoàn toàn. Ngày 1/6/2014, tàu Trung Quốc liên tục phun vòi rồng vào tàu Cảnh sát Biển 2016 và đâm mạnh bên mạn phải của tàu làm thủng 4 lỗ, cách mép nước biển chỉ 40 cm.
Trầm trọng nhất là vào ngày 23/6/2014, ở vị trí cách giàn khoan Hải Dương 981 chừng 11,5 hải lý về phía Tây Nam, tàu kiểm ngư của Việt Nam mang số hiệu KN-951 đã bị 7 tàu của Trung Quốc bao vây, sử dụng tốc độ cao để áp sát, phun vòi rồng với áp lực lớn, đâm va, ngăn cản trong khi tàu Kiểm ngư 951 đang thực thi pháp luật trong khu vực thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Các hành vi trên đây của Trung Quốc rõ ràng là những hành vi sử dụng vũ lực, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, vi phạm quyền con người, bất chấp Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Các hoạt động mà Trung Quốc thường phát ngôn là "chỉ thực thi pháp luật bình thường" khác xa với các hành vi sử dụng vũ lực diễn ra trên thực tế, không chỉ làm ảnh hưởng đến ngư dân đánh bắt cá, các lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, mà còn gây lo ngại cho toàn bộ cộng đồng các quốc gia trên vùng biển Đông, trái ngược hoàn toàn với đạo lý và luật pháp quốc tế.
Mặc dù Trung Quốc hung hăng tấn công vào các tàu lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam nhưng những con tàu Cảnh sát biển của ta vẫn ngày đêm kiên trì rẽ sóng ra khơi, bảo vệ chủ quyền.
Một lần nữa, Hội Luật gia Việt Nam cực lực phản đối và yêu cầu phía Trung Quốc lập tức rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển Việt Nam, chấm dứt các hành vi sử dụng vũ lực, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng của công dân Việt Nam và các lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam, không tái diễn những hành động tương tự trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam; yêu cầu Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế, dừng ngay các hành động gây phức tạp tình hình, làm gia tăng căng thẳng trong khu vực, đe dọa đến an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông.
Hội Luật gia Việt Nam kêu gọi giới luật gia và toàn thể nhân dân của các nước trên thế giới lên án mạnh mẽ hành vi vi phạm chủ quyền của Việt Nam, vi phạm quyền con người và vi phạm pháp luật quốc tế của Trung Quốc.
Hội Luật gia Việt Nam luôn khẳng định mong muốn thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác truyền thống giữa nhân dân và giới luật gia Việt Nam - Trung Quốc, cùng phía Trung Quốc làm hết sức mình để góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ luật pháp quốc tế, tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi quốc gia, giữ gìn hòa bình, ổn định và an ninh trong khu vực và trên thế giới.
Tuy nhiên, nếu Trung Quốc cố tình không tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, cố tình vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam kiên quyết đề nghị Chính phủ Việt Nam sử dụng các biện pháp pháp lý hợp pháp theo pháp luật quốc tế để giải quyết tình trạng vi phạm leo thang của Trung Quốc ở Biển Đông. Hội Luật gia Việt Nam, với số lượng hơn 46.000 hội viên luật gia yêu nước sẵn sàng đồng hành cùng Chính phủ để chuẩn bị các hồ sơ pháp lý cần thiết cho quá trình này, kiên quyết không để chủ quyền thiêng liêng của đất nước bị xâm phạm.
Tuấn Hợp
Theo Dantri
Bà Tôn Nữ Thị Ninh nói về Biển Đông trên truyền hình Đức Trong cuộc trả lời phỏng vấn với kênh truyền hình "Sóng Đức", bà Tôn Nữ Thị Ninh cho rằng các cường quốc thế giới chớ có mắc "bẫy của Trung Quốc" và kêu gọi EU nên tham gia tích cực hơn vào căng thẳng Biển Đông. Bà Tôn Nữ Thị Ninh. Bà Tôn Nữ Thị Ninh, một trong những chuyên gia chính sách...