Trung Quốc tiếp tục tăng ngân sách quốc phòng
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến sẽ cho phép tăng ngân sách quốc phòng mạnh mẽ trong năm 2014, bất chấp kinh tế nước này đang phát triển chậm lại.
Quyết tâm tăng cường sức mạnh lực lượng vũ trang của Trung Quốc được thúc đẩy trong bối cảnh Bắc Kinh ngày càng khó chịu về chính sách tập trung mới của Washington đối với châu Á.
Dù Trung Quốc giữ bí mật chi tiết về các hoạt động chi tiêu quân sự của mình nhưng các chuyên gia tin rằng kinh phí bổ sung có khả năng sẽ tăng lên cho lực lượng hải quân với các tàu chống ngầm, phát triển nhiều hơn 1 tàu sân bay.
Ngân sách quốc phòng sẽ được công bố trong cuộc họp thường niên của Quốc hội Trung Quốc vào ngày 5-3. Năm 2014, chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc tăng 12,2%, lên 130 tỉ USD – đứng thứ 2 thế giới, sau Mỹ.
Video đang HOT
Chủ tịch Trung Quốc dự kiến sẽ cho phép tăng chi tiêu quốc phòng trong năm 2015.
Nhiều năm qua, ngân sách quốc phòng Trung Quốc liên tục tăng trưởng 2 con số song nhiều chuyên gia cho rằng số tiền thực sự còn lớn hơn nhiều. Bắc Kinh thường tìm cách biện minh cho hoạt động hiện đại hóa quân sự của mình bằng cách liên kết mức tăng chi tiêu quốc phòng với mức độ tăng trưởng GDP nhanh chóng.
Trong năm 2014, tăng trưởng GDP của Trung Quốc là 7,4%, mức thấp nhất trong 24 năm qua. Các chuyên gia dự báo mức tăng trưởng GDP trong năm 2015 tiếp tục giảm còn 7%.
Ông Trương Bảo Huy, chuyên gia an ninh thuộc trường ĐH Lĩnh Nam (Hồng Kông), nhận định: “So với các nhà lãnh đạo tiền nhiệm, Chủ tịch Tập Cận Bình đã đặt cược vào giấc mơ quân đội mạnh mẽ như một phần trong chiến lược lớn về sự trỗi dậy của Trung Quốc”.
Đơn cử, quân đội nước này đang chuẩn bị cho một cuộc duyệt binh quy mô lớn vào tháng 9, dự kiến ra mắt hàng loạt vũ khí tối tân do nước này tự sản xuất.
Dự kiến đến năm 2020, 60% tàu chiến của Mỹ sẽ tập trung tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. “Việc Mỹ tái điều chỉnh chiến lược tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã tạo sức ép lớn lên Trung Quốc” – tờ Study Times bình luận.
Máy bay diệt tăng và tấn công mặt đất A-10C của Không lực Mỹ Ảnh: IB Times
Washington đang nỗ lực thắt chặt mối quan hệ đồng minh với các nước trong khu vực như Nhật Bản và Philippines. Ngoài ra, việc Bắc Kinh khơi mào cuộc tranh chấp chủ quyền lãnh hải ở châu Á cũng chính là cơ hội để Washington tăng cường quan hệ quốc phòng với các nước trong khu vực.
Nhiều nước châu Á tìm cách củng cố nền quốc phòng bằng cách tăng chi tiêu quân sự. Nhật Bản thông qua ngân sách quốc phòng cao kỷ lục 42 tỉ USD trong khi Ấn Độ đẩy mạnh chi tiêu quốc phòng thêm 12% năm 2014-2015, lên 38,35 tỉ USD. Riêng khu vực Đông Nam Á, chi tiêu quân sự sẽ tăng lên khoảng 40 tỉ USD trong năm 2016.
Các nhà ngoại giao tin rằng ông Tập Cận Bình muốn xoa dịu các tướng lĩnh quân đội và binh lính đang cảm thấy sức nóng từ chiến dịch chống tham nhũng. Mặc dù Bắc Kinh đã bỏ ra một khoản tiền khổng lồ cho quân đội hơn 20 năm qua, nhóm nghiên cứu RAND Corp tại Mỹ cho rằng quân đội Trung Quốc vẫn tồn tại những điểm yếu nghiêm trọng làm giới hạn khả năng giành chiến thắng nếu phải tham chiến trong tương lai.
Theo Người Lao Động
[ĐỒ HOẠ] Top 15 ngân sách quốc phòng 2014
Theo AFP, năm 2014, trong top 15 ngân sách quốc phòng thế giới, Mỹ vẫn ở vị trí "thượng phong" với 581 tỷ đô la, vượt xa các quốc gia đồng minh và đối thủ.
Theo Yến Đặng
Tiền Phong
Quân đội Ukraine tham vọng trở nên hùng mạnh nhất châu Âu Với việc tăng ngân sách quốc phòng cũng như vũ khí trang bị, Quân đội Ukraine tham vọng trở nên hùng mạnh nhất châu Âu. Ngày 5/1 Tổng thống Ukraine Petro Oleksiyovych Poroshenko đã tham dự và chủ trì buổi lễ chuyển giao 150 vũ khí trang bị chủ lực cho quân đội. Những lô vũ khí trang bị này gồm 50 xe...