Trung Quốc tiếp tục biện bạch về hoạt động trên Biển Đông
Bắc Kinh hôm qua tiếp tục biên bạch cho hoạt động bồi đắp, xây dựng của nước này ở Biển Đông và phản bác bình luận cho rằng hành động của Trung Quốc ở Biển Đông khiến cả thế giới lo ngại.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi. Ảnh: People
“Những cáo buộc từ phía Philippines là không có căn cứ”, AFP dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi phát biểu trong một cuộc họp báo. “Chúng tôi kêu gọi Philippines tôn trọng chủ quyền của Trung Quốc”, ông Hồng nói thêm.
Tuyên bố của Hồng Lỗi đưa ra sau khi Tổng thống Philippines Benigno Aquino hôm 14/4 cáo buộc hành động ngày càng hung hăng của Trung Quốc trong việc khẳng định tuyên bố chủ quyền đang làm dấy lên mối quan ngại rằng các quốc gia khác sẽ không thể tiếp cận những tuyến đường biển quốc tế cũng như các ngư trường lớn trên Biển Đông.
Hình ảnh vệ tinh do Philippines cùng một số bên khác công bố cho thấy quá trình xây dựng nhanh chóng trên 7 đảo Trung Quốc chiếm ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Óanh hồi đầu tháng công khai tuyên bố Bắc Kinh sẽ sử dụng các đảo nhân tạo cho “phòng thủ quân sự” cùng nhiều mục đích dân sự.
Gần đây nhất, hình ảnh vệ tinh công bố hôm 14/4 còn cho thấy Trung Quốc đang mở rộng trái phép hai đảo Phú Lâm và Quang Hòa thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà nước này chiếm giữ.
Video đang HOT
Ông Hồng Lỗi biện minh rằng hoạt động xây dựng của Trung Quốc trên Biển Đông “không gây ảnh hưởng hay nhắm đến bất kỳ quốc gia nào cũng như không đe dọa an ninh của các tuyến hàng hải quốc tế và hoạt động đánh bắt”. Ông đồng thời tái khẳng định quan điểm chỉ giải quyết song phương vấn đề tranh chấp ở Biển Đông, cách thức có thể khiến Bắc Kinh có lợi thế áp đảo trước các nước khác.
Tổng thống Mỹ Obama bày tỏ quan ngại rằng Trung Quốc đang không tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời lợi dụng “quy mô và sức mạnh” của mình để bắt nạt các nước bé hơn như Philippines và Việt Nam.
Một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ từng tuyên bố hoạt động cải tạo đất của Bắc Kinh “khiến căng thẳng trong khu vực gia tăng” và có thể “bị quân sự hóa”.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền một cách phi lý đối với hầu hết các khu vực trên Biển Đông dựa trên cái mà họ gọi là “đường chín đoạn”, lần đầu tiên xuất hiện trên các bản đồ của nước này từ những năm 1940.
Việt Nam nhiều lần phản đối việc Trung Quốc xây dựng, mở rộng công trình trên các bãi, đá và làm thay đổi nguyên trạng tại quần đảo Trường Sa, khẳng định Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý cùng bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Hình ảnh được chụp ngày 16/3 ở Đá Vành Khăn cho thây hoat đông cai tao đât cua Trung Quôc. Ảnh: CSIS
Vũ Hoàng
Theo VNE
Trung Quốc ngụy biện các hành động cải tạo ở Biển Đông
Trung Quốc ngày 27/2 đã ngụy biện rằng các hành động của nước này tại Biển Đông là kiềm chế và có trách nhiệm, sau khi lãnh đạo tình báo Mỹ gọi việc Bắc Kinh mở rộng các tiền đồn trong khu vực là một nỗ lực "hung hăng" nhằm tranh giành chủ quyền.
Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi.
Phát biểu trong cuộc họp báo thường ngày hôm qua, người phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói rằng các hành động của nước này tại các bãi cạn và các vùng biển lân cận mà nước này tuyên bố chủ quyền là "có lý, chính đáng và hợp pháp" và rằng thái độ của Bắc Kinh là "kiềm chế và có trách nhiệm".
Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông, chồng lấn tuyên bố chủ quyền của các láng giềng khu vực, trong đó có Philippines, Việt Nam, Malaysia và Đài Loan, và phản đối điều mà Bắc Kinh coi là sự can thiệp của Mỹ. Về phần mình, Mỹ tuyên bố có lợi ích quốc gia về một giải pháp hòa bình cho các tranh chấp trong khu vực.
Hôm 26/2, Giám đốc tình báo quốc gia Mỹ James Clapper đã nhắc tới hành động mở rộng các tiền đồn của Trung Quốc, có thể phục vụ việc đồn trú các tàu và xây dựng các đường băng, trong một cuộc điều trần của thượng viện Mỹ ở Washington. Các bình luận của ông Clapper phản ánh những lo ngại của phía Mỹ về các hành vi cải tạo đất của Trung Quốc, vốn có thể làm gia tăng căng thẳng giữa Bắc Kinh và các láng giềng.
Ông Clapper đã miêu tả các tuyên bố đơn phương của Trung Quốc đối với hơn 80% diện tích Biển Đông là "quá đáng".
Đáp lại bình luận, ông Hồng Lỗi nói rằng Trung Quốc hi vọng Mỹ "thận trọng" hơn liên quan tới vấn đề này.
Hồi tuần trước, Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược (CSIS) tại Washington cho biết Trung Quốc đã "thay đổi đáng kể kích thước và cấu trúc của các đặc điểm đất đai tự nhiên" ở Biển Đông.
Trung Quốc đã có một đơn vị quân đội và cung ứng trái phép trên bãi đá Gaven thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam từ năm 2003 và bắt đầu các hoạt động xây dựng quy mô lớn kể tại đó kể từ năm ngoái, xây dựng một đảo nhân tạo mới rộng hơn 7 héc-ta. Tòa nhà chính trên hòn đảo mới dường như bao gồm một tháp phòng không, CSIS cho hay.
An Bình
Theo Dantri/AP
Đại biểu phản bác cấp thẻ căn cước cho trẻ dưới 14 tuổi Cho rằng việc bỏ ra gần 650 tỷ đồng để cấp thẻ căn cước cho trẻ ngay khi sinh, đến 14 tuổi cấp lại rất lãng phí, đa số đại biểu Quốc hội chỉ đồng ý cấp thẻ căn cước công dân từ đủ 14 tuổi, trước đó dùng giấy khai sinh. Chiều 28/10, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự...