Trung Quốc tiến tới chủ động lương thực nhưng vẫn tăng mua gạo nếp từ Việt Nam
Trong khi nhiều mặt hàng nông sản giảm đáng kể về kim ngạch xuất khẩu do ảnh hưởng của dịch Covid-19 thì 5 tháng đầu năm 2020 xuất khẩu gạo vẫn tăng tới 18,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019.
Hiện, Trung Quốc đang tiến tới chủ động lương thực nhưng vẫn là thị trường xuất khẩu gạo nếp lớn nhất của Việt Nam.
Xuất khẩu gạo: Điểm sáng trong “bão” dịch Covid-19
Theo báo cáo của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), xuất khẩu gạo 5 tháng đầu năm 2020 đạt kết quả rất khả quan, không chịu tác động bởi dịch Covid-19, nhất là sau khi Chính phủ cho phép hoạt động xuất khẩu gạo trở lại trạng thái bình thường từ 1/5.
Tính đến ngày 15/5/2020, khối lượng gạo xuất khẩu đạt 2,6 triệu tấn, trị giá 1,2 tỷ USD, tăng 5,3% về lượng và 18,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019.
5 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu gạo tăng trưởng cả về sản lượng và giá trị. Ảnh: Khánh Trung.
Khối lượng gạo xuất khẩu tháng 5 năm 2020 ước đạt 789.000 tấn với giá trị đạt 415 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu gạo 5 tháng đầu năm 2020 đạt gần 2,9 triệu tấn và 1,41 tỷ USD, tăng 5,1% về khối lượng và tăng 18,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019.
Trong 4 tháng đầu năm 2020, Philipppines vẫn đứng vị trí thứ nhất về thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam với 40,5% thị phần, khối lượng đạt 902.100 tấn, trị giá 401,3 triệu USD, tăng 11,4% về khối lượng và tăng 26% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019.
Ngoài ra, thị trường Trung Quốc cũng tăng cường nhập khẩu gạo từ Việt Nam (gấp 2,7 lần so với cùng kỳ năm 2019), Đài Loan (tăng 67,9%) và Gana (tăng 39,3%).
Giá gạo xuất khẩu bình quân 4 tháng đầu năm 2020 đạt 470,2 USD/tấn, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2019.
Về chủng loại xuất khẩu, trong bốn tháng đầu năm 2020, giá trị xuất khẩu gạo trắng chiếm 42,7% tổng kim ngạch; gạo jasmine và gạo thơm chiếm 35,2%; gạo nếp chiếm 16,5%; gạo japonica và gạo giống Nhật chiếm 5,4%.
Trong đó, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu gạo nếp lớn nhất của Việt Nam (với 152,4 triệu USD, chiếm 68,7%), Phillipines (với 23,9 triệu USD, chiếm 10,8%) và Malaysia (với 14,8 triệu USD, chiếm 6,7%).
Các thị trường xuất khẩu gạo trắng lớn nhất của Việt Nam là Philippines (với 288,4 triệu USD, chiếm 62,4%), Malaysia (với 63,2 triệu USD, chiếm 13,7%) và Ghana (với 13,3 triệu USD, chiếm 2,9%).
Video đang HOT
Với gạo jasmine và gạo thơm, thị trường xuất khẩu lớn nhất là Philippines (với 156,3 triệu USD, chiếm 37,4%), Ghana (với 52,0 triệu USD, chiếm 12,4%) và Gabon (với 42,9 triệu USD, chiếm 10,2%).
Điều đáng mừng là, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng đáng kể, lên mức cao nhất trong vòng 1 năm trở lại đây, đạt 450 – 460 USD/tấn.
Trong khi đó, giá gạo Thái Lan giảm trong tháng qua do nguồn cung mới được bổ sung và khó khăn về hạn hán giảm xuống, đồng thời phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các nhà cung cấp giá rẻ hơn của Ấn Độ và Việt Nam.
Nhu cầu đối với gạo Thái Lan không biến động nhiều trong những tuần gần đây nhưng các nhà xuất khẩu gạo của nước này kỳ vọng khách hàng Philippines sẽ quan tâm tới gạo Thái Lan khi giá giảm, dù vấp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ từ gạo Việt Nam.
Hiện, gạo tiêu chuẩn 5% tấm của Thái Lan được niêm yết ở mức 480 – 505 USD/tấn, giảm so với đầu tháng 5 được niêm yết là 557 USD/tấn. Gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ tăng từ mức 378 – 383 USD/tấn lên 385 – 389 USD/tấn.
Xuất khẩu gạo khởi sắc, giá lúa hè thu ấm
Tại thị trường trong nước, giá lúa, gạo tại khu vực ĐBSCL diễn biến từ ổn định đến tăng nhẹ trong tháng qua.
Xuất khẩu gạo khởi sắc, giá lúa hè thu cũng được cải thiện. Ảnh: Thanh Cường.
Tại An Giang, lúa IR50404 duy trì ở mức 5.400 đồng/kg; lúa OM 5451 giảm 200 đồng/kg xuống 5.500 đồng/kg; lúa OM 6976 ổn định ở mức 5.600 đồng/kg; lúa gạo thường ổn định ở mức 11.000 đồng/kg; gạo thơm đặc sản jasmine ở mức 14.500 đồng/kg.
Tại Vĩnh Long, lúa IR50404 ướt tăng 200 đồng/kg lên mức 5.700 đồng/kg, lúa khô tăng 100 đồng/kg lên mức 6.000 đồng/kg; lúa hạt dài ướt tăng 200 đồng/kg lên 5.900 đồng/kg, lúa khô tăng 400 đồng/kg lên 6.200 đồng/kg.
Tại Bạc Liêu, lúa Đài Thơm 8 ổn định ở mức 5.800 – 5.900 đồng/kg; lúa OM 5451 ở mức 5.500 – 5.600 đồng/kg.
Tại Kiên Giang, lúa IR50404 tăng 200 đồng/kg lên mức 5.800 – 5.900 đồng/kg; lúa OM 6976 tăng 200 đồng/kg lên 6.500 – 6.800 đồng/kg; lúa OM 5451 tăng 100 đồng/kg lên 6.700 – 6.900 đồng/kg.
Trong khi đó, vụ hè thu 2020 ở ĐBSCL đang được đánh giá được mùa. Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ NNPTNT cho biết, các trà lúa hè thu sớm được thu hoạch cho năng suất khá cao so với cùng kỳ, với bình quân 6 tấn/ha.
Đến cuối vụ, nếu chúng ta giữ được mức năng suất này sẽ là thành công rất lớn, bởi kế hoạch dự kiến năng suất đạt chỉ khoảng 5,7 tấn/ha.
Nhu cầu thế giới tăng, cần đón sóng
Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản dự báo, xuất khẩu gạo thời gian tới còn nhiều cơ hội để tăng tốc.
Cụ thể, Philippines đang tìm nguồn nhập khẩu thêm 300.000 tấn gạo để tăng cường kho dự trữ Chính phủ nhằm đối phó với đại dịch Covid-19 và chuẩn bị cho mùa có nguồn cung thấp điểm hàng năm vào quý III.
Bangladesh cũng đang thu mua thêm 200.000 tấn lúa từ vụ thu hoạch đang diễn ra để đảm bảo nguồn cung cho các hoạt động cứu trợ nội địa trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang lây lan ở nước này.
Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản khuyến cáo các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý đến sự cạnh tranh gay gắt từ các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan nhằm đạt được sự quan tâm của các nhà nhập khẩu gạo Philippines
Bên cạnh đó, theo nguồn tin từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam, Trung Quốc hiện đã thực hiện 95% mục tiêu tự túc lương thực (gạo, ngô, lúa mì) nhưng vẫn cho phép nhập khẩu một lượng nhất định thông qua hệ thống hạn ngạch phi thuế quan (TRQ), cho phép các thương nhân trong nước nhập khẩu với mức thuế suất chỉ còn 1% so với mức ngoài hạn ngạch 65%.
Trong khi đó, theo dự báo mới nhất của Bộ Nông nghiệp Mỹ, sản lượng gạo của thế giới năm 2020 ước đạt 493,8 triệu tấn, giảm khoảng 0,5% so với năm 2019.
Tiêu dùng gạo thế giới năm 2020 dự kiến đạt 490,2 triệu tấn, tăng khoảng 0,9% so với năm 2019.
Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 5 năm 2020 ước đạt 3,11 tỷ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2020 đạt 15,49 tỷ USD, giảm 4,1% so với cùng kỳ năm 2019.
Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 7,41 tỷ USD, giảm 3,2%; giá trị xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 2,81 tỷ USD, giảm 11,5%.
Giá trị xuất khẩu chăn nuôi ước đạt 210 triệu USD, giảm 19,1%; Giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 4,21 tỷ USD, giảm 1,9%.
Trung Quốc "đói" thịt lợn nghiêm trọng, 4 tháng nhập khẩu 1,35 triệu tấn
Theo số liệu hải quan, trong tháng 4 đầu năm 2020 Trung Quốc đã nhập khẩu trên 400.000 tấn thịt lợn, tăng hơn 170% so với cùng kỳ năm 2019. Tổng lượng thịt lợn nhập khẩu 4 tháng đạt 1,35 triệu tấn.
Theo số liệu hải quan, trong tháng 4 Trung Quốc đã nhập khẩu trên 400.000 tấn thịt lợn, tăng hơn 170% so với cùng kỳ năm 2019.
Mặc dù cả dịch tả lợn châu Phi và Covid-19 đều đã lắng nhưng người tiêu dùng Trung Quốc vẫn "đói" thịt lợn nghiêm trọng. Ảnh: SCMP
Như vậy, tính chung trong 4 tháng đầu năm nay Trung Quốc đã nhập khẩu tổng cộng 1,35 triệu tấn thịt lợn, tăng 170,4% so với cùng kỳ năm 2019. Nguyên nhân chủ yếu nguồn cung thịt lợn trong nước khan hiếm, không đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong dân sau khi đại dịch Covid-19 đang dần được đẩy lùi.
Dịch tả lợn châu Phi đã khiến tổng đàn lợn của Trung Quốc giảm 60% trong năm 2019, khiến sản lượng thịt lợn khan hiếm và đẩy giá thịt tăng cao tại thị trường trong nước. Điều này buộc chính phủ phải đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu thịt lợn từ các thị trường khác, trong đó chủ yếu là Mỹ và châu Âu.
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ, xuất khẩu thịt lợn của nước này sang Trung Quốc đã đạt mức kỷ lục trong quý I/2020.
Mặc dù giá thịt lợn ở Trung Quốc đã giảm dần kể từ đầu tháng 2/2020. Song hiện giá thịt lợn vẫn cao gấp đôi so với trước đó một năm và cao gấp 3-4 lần so với giá thịt lợn Mỹ hồi tháng 3/2020, trước khi các nhà máy sản xuất thịt lợn ở Mỹ phải đóng cửa do đại dịch Covid-19 bùng phát.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Hàn Trường Phú phát biểu tại phiên họp quốc hội lần thứ 13 hôm 22/5. Ảnh: Chinadaily
Theo số liệu hải quan, trong tháng 4 vừa qua Trung Quốc cũng đã nhập khẩu 160.000 tấn thịt bò, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng lượng nhập khẩu thịt bò của Trung Quốc trong 4 tháng đầu năm 2020 đã tăng 54%, lên 680.000 tấn.
Năm 2019, Trung Quốc nhập khẩu tổng cộng 2,11 triệu tấn thịt lợn (tăng 75%) và 1,66 triệu tấn thịt bò (tăng 59,7%) so với năm trước đó.
Phát biểu tại kỳ họp quốc hội đang diễn ra tại thủ đô Bắc Kinh, mới đây Bộ trưởng Nông nghiệp Hàn Trường Phú khẳng định, Trung Quốc đang kiểm soát tốt dịch tả lợn châu Phi và hoạt động tái đàn trong dân đang tăng trưởng tốt.
Tuy nhiên nhằm tiếp tục ổn định giá lợn giống để tái đàn và giá thịt lợn trên thị trường, ông Hàn kêu gọi ngành chăn nuôi lợn các địa phương vẫn phải tăng cường giám sát. Kiểm soát chặt dịch bệnh một cách thường xuyên và tối ưu hóa khâu này trong toàn chuỗi liên kết.
Giá thịt tại Trung Quốc hồi tháng trước vẫn dao động quanh mức 64,42 nhân dân tệ, tương 9,1 USD/kg. Ảnh: Sipa
Theo Bộ trưởng Hàn Trường Phú, tổng sản lượng ngũ cốc của Trung Quốc năm nay tiếp tục cán mốc 650 triệu tấn. Mức tăng này trong vòng hơn mười năm liên tiếp bất chấp những lo ngại ban đầu về khủng hoảng lương thực bị tác động bởi đại dịch Covid-19.
Trong đó, các loại cây trồng được mùa gồm lúa gạo và cao lương. Đây là hai loại lương thực thiết yếu tại quốc gia 1,3 tỷ dân. Do đó họ dư khả năng đáp ứng mọi nhu cầu trong nước và dự trữ cho cả năm sau.
Doanh nghiệp rau quả Tiền Giang thoát tác động dịch Covid-19 nhờ bí quyết này Ký các hợp đồng dài hạn cho cả năm, xuất khẩu các sản phẩm rau quả chế biến là cách nhiều doanh nghiệp vượt khó do tác động của dịch Covid-19. Chế biến sâu, ung dung vượt "bão" dịch Chủ động ký các hợp đồng dài hạn, cho cả năm 2020 từ cuối năm 2019, đẩy mạnh chế biến sâu các sản phẩm...