Trung Quốc tịch thu lượng tiền giả lớn nhất lịch sử
Công an Trung Quốc tịch thu 6 tấn tiền giả trị giá 422 triệu nhân dân tệ khi truy quét đường dây làm tiền giả liên tỉnh.
16 thành viên đường dây sản xuất tiền giả bị bắt trong chiến dịch truy quét đồng loạt từ tỉnh Quảng Đông ở phía nam đến tỉnh Hắc Long Giang ở đông bắc Trung Quốc, Bộ Công an Trung Quốc hôm qua ra thông báo cho biết.
Công an tịch thu 6 tấn tiền giả, trị giá 422 triệu nhân dân tệ (59 triệu USD), số tiền giả lớn nhất kể từ khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập năm 1949 đến nay. Bộ Công an Trung Quốc khẳng định toàn bộ số tiền giả này chưa được đưa vào lưu thông. Cảnh sát cũng thu giữ thiết bị và vật liệu sản xuất tiền giả trong đường dây.
Những tờ tiền mệnh giá 100 nhân dân tệ của Trung Quốc được chụp tại Bắc Kinh tháng 8/2019. Ảnh: AFP.
Công an tỉnh Quảng Đông phát hiện manh mối của đường dây sản xuất tiền giả quy mô lớn này vào cuối năm 2019 và báo cáo với Bộ Công an. Sau cuộc điều tra kéo dài ba tháng, Bộ Công an lần ra các nghi phạm và mở chiến dịch truy quét đồng loạt.
Video đang HOT
Tiền mặt đang trở nên lỗi thời trên khắp Trung Quốc, khi ngày càng nhiều người tiêu dùng sử dụng các hệ thống thanh toán di động như WeChat Pay và Alipay trong cuộc sống hàng ngày.
Tại sao Covid-19 vào được nhà tù ở Hồ Bắc, Sơn Đông, Chiết Giang
Chính quyền trung ương Bắc Kinh đã cử một đội điều tra cấp cao để tiến hành điều tra lý do tại sao virus Covid-19 lại có thể xâm nhập được vào hệ thống nhà tù được canh gác nghiêm ngặt tại một số khu vực ở nước này.
Các quan chức của Bộ Công an Trung Quốc hôm 21/2 nói rằng hiện đã ghi nhận tới 500 tù nhân mắc Covid-19 ở tất cả 5 nhà tù trên địa bàn ba tỉnh Hồ Bắc, Sơn Đông và Chiết Giang.
"Bằng tinh thần trách nhiệm của mình, tôi phải thông báo với mọi người rằng tính đến ngày 20/2 vừa qua, tại 5 nhà tù ở ba tỉnh Hồ Bắc, Sơn Đông và Chiết Giang đã có nhiều người nhiễm Covid-19" - ông He Ping, Cục trưởng Cục quản lý trại giam của Bộ Công an Trung Quốc nói tại một cuộc họp báo tổ chức ở thủ đô Bắc Kinh.
Trong khoảng 500 tù nhân nhiễm Covid-19 nói trên có đến hơn một nửa đang được quản lý tại các trại giam tại tỉnh Hồ Bắc, nơi có tâm dịch là thành phố Vũ Hán.
Theo Bộ Công an Trung Quốc, tại trại giam nữ phạm nhân ở Vũ Hán có 230 ca nhiễm Covid-19 trong khi tại trại Hanjin có 41 trường hợp mắc dịch.
Tại tỉnh Sơn Đông, nhà chức trách xác nhận có 207 ca nhiễm Covid-19 là tù nhân và 7 cán bộ quản giáo tại trại giam Rencheng cũng mắc dịch.
Tại tỉnh Chiết Giang, ở trại giam giữ Shilifen đã ghi nhận 34 trường hợp tù nhân nhiễm Covid-19.
Ngoài ra, theo nhà chức trách Trung Quốc, còn khoảng 10 tù nhân khác ở ba tỉnh nói trên đang là đối tượng nghi ngờ bị nhiễm Covid-19, đáng chú ý là trong số này có các đối tượng đang được quản lý tại các trung tâm giáo dục dành cho người vị thành niên.
Theo Tân Hoa xã, Phó chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề về về Luật phát và Chính trị trung ương Trung Quốc cho hay - ông Lei Dongsheng, đã được chính quyền trung ương giao nhiệm vụ dẫn đầu một nhóm quan chức cấp cao khác tiến hành điều tra việc quản lý của nhà tù Rencheng ở tỉnh Sơn Đông.
Tân Hoa xã cho biết, nhóm điều tra này có cả các quan chức từ Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Bộ Công an và Bộ Tư pháp Trung Quốc.
Ông Lei Dongsheng cam kết sẽ làm hết sức để cách ly các trường hợp phạm nhân nhiễm Covid-19 và đảm bảo tất cả các tù nhân đã ốm bệnh đều được nhận chăm sóc y tế một cách kịp thời.
Trong khi đó, các hệ thống nhà tù, trại giam, trung tâm quản giáo trên toàn lãnh thổ Trung Quốc đã nhận được chỉ thị phải tăng cường giám sát các tù nhân cũng như quản lý tốt tất cả cán bộ quản giáo để ngăn chặn đại dịch Covi-19 tiếp tục xâm nhập vào các cơ sở thi hành pháp luật đặc biệt này.
Theo ông Lei Dongsheng, hiện Bộ Công an Trung Quốc đã điều 28 đội tăng cường đến các nhà tù trên toàn lãnh thổ Trung Quốc để giám sát, đôn đốc công tác phòng chống, ngăn ngừa và dập dịch.
Nhà chức trách tỉnh Sơn Đông cho hay, đầu tháng 2 vừa qua, một cán bộ quản giáo ở trại giam Rencheng bắt đầu có triệu chứng ho, sốt. Ngay sau đó, khoảng 2.077 người trong nhà tù này đã được xét nghiệm acid nucleic.
Ông Xie Weijun - Bí thư đảng ủy Sở Tư pháp tỉnh Sơn Đông và 7 quan chức quản giáo khác tại trại giam Rencheng đã bị sa thải vì quản lý yếu kém, không ngăn chặn hiệu quả dịch Covid-19 tại đơn vị do mình phụ trách.
Theo baogiaothong
Chống dịch Covid-19: Trung Quốc cấm các hành vi chấp pháp thái quá và thô bạo Trung Quốc yêu cầu lực lượng chức năng nước này cần chấp pháp công bằng, văn minh, đồng thời nghiêm cấm các hành vi chấp pháp thái quá và thô bạo. Đối với một số hiện tượng chấp pháp thái quá, thô bạo trong phòng chống dịch Covid-19 tại Trung Quốc hiện nay, mới đây Bộ trưởng Bộ Công an Trung Quốc Triệu...