Trung Quốc tịch thu báo chí Nhật Bản
Cơ quan Hải quan Trung Quốc đã tịch thu những tờ báo Nhật Bản được giao cho Trung Quốc bằng đường hàng không trong bối cảnh căng thẳng về đảo tranh chấp giữa hai quốc gia ngày càng gia tăng.
Công ty dịch vụ chuyển phát của Nhật Bản ở nước ngoài có liên kết với hãng hàng không All Nippon cho biết hôm 2/10: “Cơ quan Hải quan Trung Quốc không hề đưa ra lý do nào cho hành động thu giữ báo Nhật Bản tối 27/9 và sáng 28/9. Đáng lẽ những tờ báo này sẽ được giao tới khách hàng vào chiều ngày 28/9″.
Một quan chức của công ty phân phối Nhật Bản còn cho biết các nhà chức trách Trung Quốc đã tẩy sạch hoặc bôi đen một số phần trong những tờ báo và tạp chí mà họ thu giữ.
Hòn đảo Uotsuri lớn nhất quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Ảnh: Kyodo
Video đang HOT
Trong một diễn biến khác, ngày 28/9, Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, Giả Khánh Lâm, đã tiếp đoàn nghị sĩ và doanh nhân Nhật Bản. Đây là cuộc tiếp xúc cấp cao nhất của một quan chức Trung Quốc với phía Nhật Bản từ khi căng thẳng giữa hai nước gia tăng.
Ông Giả Khánh Lâm cho rằng Nhật Bản nên nhìn nhận đầy đủ rằng quần đảo Điếu Ngư theo cách gọi của Trung Quốc (quần đảo Senkaku theo cách gọi của Nhật Bản) đang có tranh chấp.
Ông Giả nhận xét: “Nhật Bản cần nhận định đầy đủ về mức độ nghiêm trọng của tình hình hiện nay, phải đối mặt với các tranh chấp trên quần đảo Điếu Ngư và sửa chữa sai lầm của mình càng sớm càng tốt, đó là cách tốt nhất để tránh việc tiếp tục gây tổn hại tới quan hệ Trung Quốc – Nhật Bản”.
Theo 24h
Tàu Trung Quốc lại áp sát Senkaku/Điếu Ngư
4 chiếc tàu chính phủ của Trung Quốc hôm nay tiến vào vùng nước bao quanh quần đảo tranh chấp với Nhật Bản trên biển Hoa Đông.
Một chiếc tàu hải giám của Trung Quốc. Ảnh minh họa: Xinhua
Các tàu hải giám của Bắc Kinh vào vùng biển này lúc 12h30 theo giờ Tokyo, AFPdẫn một thông báo của tuần duyên Nhật Bản. Lực lượng này cũng cho hay đã yêu cầu các tàu của Trung Quốc rời khỏi khu vực.
Video tàu hải giám Trung Quốc gần Senkaku/Điếu Ngư
"Các tàu tuần tra của chúng tôi đã và đang yêu cầu các tàu Trung Quốc ra khỏi vùng nước thuộc chủ quyền của chúng tôi. Không có bất cứ sự phản hồi nào từ các tàu này", thông báo của tuần duyên Nhật Bản có đoạn.
Hai tàu khác của Trung Quốc cũng di chuyển gần chuỗi đảo tranh chấp, nhưng không đi vào bên trong các vùng nước mà Nhật Bản tuyên bố chủ quyền.
Diễn biến hôm nay là lần đầu tiên các tàu Trung Quốc đi vào vùng nước có tranh chấp trong khoảng một tuần gần đây, trong bối cảnh căng thẳng ngoại giao giữa Bắc Kinh và Tokyo về quần đảo tranh chấp vẫn chưa kết thúc. Nhật Bản tuyên bố chủ quyền với chuỗi đảo không có người ở và gọi là Senkaku, trong khi Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền với quần đảo mà Bắc Kinh đặt tên là Điếu Ngư.
Nhật Bản và Trung Quốc, hai nền kinh tế lớn nhất châu Á, vốn có tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư từ những năm 70 thế kỷ trước, nhưng căng thẳng lên cao hồi tháng 8 sau khi các nhà hoạt động ủng hộ Bắc Kinh lên một đảo trong chuỗi đảo này. Căng thẳng càng leo thang sau khi chính phủ Nhật hoàn tất việc quốc hữu hóa ba trong số 5 đảo thuộc Senkaku/Điếu Ngư, khiến quan hệ Nhật - Trung trải qua giai đoạn xấu nhất trong những tuần qua. Bắc Kinh phản ứng mạnh mẽ điều này, kéo theo hàng loạt cuộc biểu tình chống Nhật nổ ra khắp các thành phố lớn của Trung Quốc. Các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc cũng đã diễn ra tại Nhật Bản.
Theo VNE
Nhật thay bộ trưởng để làm dịu tranh chấp đảo Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda hôm 1/10 đã quyết định thay bộ trưởng Tài chính và Giáo dục để đem lại sức sống mới cho nội các và giúp giải quyết các vấn đề quan trọng. Ông Koriki Jojima thay ông Jun Ajumi làm bộ trưởng Tài chính. Ông Jojima 65 tuổi, là cựu phụ trách các vấn đề quốc hội của Đảng...