Trung Quốc tích cực mua trái phiếu kho bạc Mỹ
Trung Quốc đã tăng mua trái phiếu kho bạc Mỹ trong tháng 5, bất chấp căng thẳng xuyên Thái Bình Dương cũng như đàm phán về xích mích thương mại giũa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới này.
Trung Quốc đã thu mua số lượng lớn trái phiếu kho bạc Mỹ trong tháng 5. Ảnh: Reuters
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng ngày 21/7 đưa tin Trung Quốc đã mua 10,9 tỷ USD trái phiếu kho bạc Mỹ trong tháng 5 sau khi giảm mua vào 2 tháng trước đó.
Diễn biến xảy ra ở thời điểm có nhiều lo ngại rằng bất đồng giữa Mỹ và Trung Quốc về dịch COVID-19, đặc khu hành chính Hong Kong và Tân Cương có thể dẫn tới đối đầu tài chính.
Tính đến cuối tháng 5, Trung Quốc nắm giữ 1,08 nghìn tỷ USD trái phiếu kho bạc Mỹ. Trung Quốc là chủ nợ nước ngoài lớn thứ hai của Chính phủ Mỹ, sau Nhật Bản. Diễn biến thu mua nhiều trái phiếu kho bạc Mỹ của Trung Quốc cho thấy Bắc Kinh có khả năng sử dụng 1 nghìn tỷ USD những trái phiếu kho bạc này như một vũ khí.
Bắc Kinh vẫn tranh cãi về khả năng Mỹ hạn chế hoặc cắt đường tiếp cận của Trung Quốc với đồng bạc xanh. Trong trường hợp này, Trung Quốc có thể lựa chọn đáp trả bằng việc bán nợ của chính phủ Mỹ. Nhưng nhiều nhà phân tích cho rằng điều này khó xảy ra bởi tổn thất có thể xảy ra với cả hai quốc gia và nền kinh tế toàn cầu.
Nhà kinh tế học Zhou Hao tại Commerzbank (Đức) nhận định: “Chúng tôi không có dữ liệu về số cổ phiếu Mỹ mà Trung Quốc nắm giữ do vậy rất khó để xem xét những dữ liệu này từ một góc độ đặc biệt”.
Tổng thống Trump vào ngày 14/7 đã ký ban hành “Đạo luật Tự trị Hong Kong”, động thái này được coi đã mở đường cho khả năng “đóng băng” các tài sản USD – bao gồm trái phiếu chính phủ Mỹ – mà ngân hàng tại Trung Quốc nắm giữ qua lệnh trừng phạt.
Video đang HOT
Dự trữ ngoại hối Trung Quốc đã tăng 10,64 tỷ USD trong tháng 6 lên mức 3,112 nghìn tỷ USD. Trong tháng 5, các nhà đầu tư nước ngoài đã bán 27,7 tỷ USD trái phiếu kho bạc Mỹ.
Đồng USD lấy lại được vị thế trước rủi ro phong tỏa
Úc phong tỏa 2 bang lớn nhất nước đã tác động không nhỏ đến đồng USD.
Nguồn ảnh: Cyprus Mail
Theo Reuters, đồng USD đã tìm thấy một lực đẩy vào hôm nay ngày 7.7, vì rủi ro từ các ca nhiễm COVID-19 tăng bù đắp mạnh mẽ dữ liệu kinh tế và niềm tin vào sự phục hồi kinh tế hậu COVID-19.
Theo dõi thị trường chứng khoán, đồng bạc xanh đã ổn định trên hầu hết các lĩnh vực và bám sát mức thấp trong gần hai tuần.
Đồng đô Úc (AUD) đã quay trở lại mức cao nhất trong một tháng qua sau khi bang đông dân thứ 2 của Úc tuyên bố phong tỏa Melbourne để hạn chế các ca nhiễm gia tăng.
Công nhân Úc trong các thiết bị bảo vệ cá nhân được nhìn thấy tại Melbourne vào ngày 7.7. Nguồn ảnh: Asia Pac.
Người Úc vẫn không bị lay chuyển sau khi ngân hàng trung ương Úc giữ mức lãi suất chuẩn ở mức thấp kỷ lục 0,25%.
Đồng nhân dân tệ Trung Quốc (CNY) có dấu hiệu tăng trở lại sau khi cổ phiếu Trung Quốc tăng vọt vào phiên giao dịch hôm 6.7. Có một sự thận trọng len lỏi trong giới đầu tư khiến đồng nhân dân tệ rút về từ đỉnh 6,9965 mỗi USD.
Các nhà đầu tư lo lắng khi tình trạng các ca nhiễm gia tăng ở Mỹ và Ấn Độ. Tuy nhiên, hiện tại việc phong tỏa trên diện rộng là không thể xảy ra.
Ông Chris Weston - người theo dõi chặt chẽ thị trường trái phiếu cho biết, số lượng ca nhiễm hằng ngày tăng ở Melbourne đang thúc đẩy nguồn tiền mặt ở nơi khác bơm vào.
Lợi tức của Kho bạc Mỹ giữ ở mức khoảng 0,7% trong một tháng, thấp hơn mức cao nhất vào đầu tháng 6 là 0,9590% và hơn 100 điểm cơ bản dưới mức bắt đầu của năm.
Ông Weston cho hay: "Nếu chúng ta đột nhiên nhìn thấy dấu hiệu bán tháo trên thị trường Kho bạc, điều đó có ý nghĩa lớn đối với việc vốn hóa toàn cầu. Đến thời điểm đó, vốn hóa toàn cầu đang hướng về phía trước và hướng lên trên. Chỉ cần làm những gì bạn vẫn hay làm và tiếp tục mua vào".
Kể từ tháng 4, đồng AUD là loại tiền tệ hàng hóa được dẫn dắt trong G10. Nó đã tăng 14%, đồng krone Na Uy tăng 11%, đồng NZD tăng 10% và đồng krona Thụy Điển tăng 8%.
Vào ngày 7.7, đồng NZD ổn định ở mức 0,6554 mỗi USD.
Đồng euro ở ngay dưới mức cao nhất 2 tuần với mức 1,1311 USD và bảng Anh giữ ổn định ở mức 1,2505 USD. Đồng JPY không đổi ở mức 107,36 mỗi USD.
Ông Terence Wu - một chiến lược gia tại Ngân hàng Singapore OCBC cho biết: "Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra, nhưng sự phục hồi nhanh chóng và ổn định không thể được coi là trường hợp cơ bản. Ông cho rằng kỳ vọng về đồng USD vẫn tồn tại, nhưng sẽ gặp rủi ro nếu các biện pháp phong tỏa lại tiếp tục được áp dụng.
Sự tăng trưởng chắc chắn
Các nguyên tắc cơ bản đã đặt nền tảng cho một thị trường tăng trưởng khỏe mạnh.
Dữ liệu cho thấy hoạt động của các ngành dịch vụ tại Mỹ đã tăng trở lại mức gần như trước đại dịch vào tháng trước, với chỉ số tăng trưởng là 57,1 so với kỳ vọng khoảng 50,2.
Các thị trường khác đang tìm kiếm sự phục hồi, đặc biệt trong ngành công nghiệp của Đức và hứa hẹn cơ hội việc làm tại Mỹ tăng nhẹ.
Trong khi đó, sự lây lan nhanh chóng của COVID-19 đã khiến một số nhà đầu tư có suy nghĩ tạm dừng.
Khu vực Florida rộng lớn đã trở thành điểm nóng mới nhất khi các ca nhiễm liên tục tăng. Số ca tử vong tại Mỹ lên tới 130.000.
Úc sẽ đóng cửa biên giới giữa 2 bang đông dân nhất vào ngày hôm nay 7.7, trong bối cảnh nước này cố gắng ngăn chặn ổ dịch ở thành phố Melbourne.
Thị trường chứng khoán châu Á ngập tràn 'sắc xanh' trong phiên 24/3 Tại thị trường Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 đã tăng 7,13% (1.204,57 điểm) lên mức 18.092,35 điểm, trong khi chỉ số Topix tăng 3,18% (41,09 điểm) lên 1.333,10 điểm. Ảnh minh họa. (Nguồn: pulse.zerodha.com) Trong phiên giao dịch ngày 24/3, thị trường chứng khoán châu Á và giá dầu thô đều tăng giá trong khi giá đồng bạc xanh lại giảm mạnh...