Trung Quốc thuê quảng cáo nói sai lệch về Biển Đông ngay trên đất Mỹ

Theo dõi VGT trên

Điều đáng nói, đoạn video có nội dung tuyên truyền về chủ quyền vô lý của Trung Quốc lại được trình chiếu ngay tại Quảng trường Thời đại của New York, Mỹ.

Trung Quốc thuê quảng cáo nói sai lệch về Biển Đông ngay trên đất Mỹ - Hình 1

Người biểu tình phản đối Trung Quốc bên ngoài Lãnh sự quán Trung Quốc tại Makati, Philippines – Ảnh: Reuters

Đoạn video mở đầu bằng cảnh quay về các hòn đảo do Trung Quốc kiểm soát bất hợp pháp trên Biển Đông. Câu chuyện được tiếp tục bằng giọng điệu và lập luận sai trái quen thuộc của Bắc Kinh, rằng Trung Quốc mới là người phát hiện đầu tiên, đặt tên và khai thác các quần đảo này một cách hòa bình và liên tục.

Để tăng thêm sức nặng cho những lời ngụy biện, đoạn video còn trích lời nhiều chuyên gia phân tích và chính trị gia nước ngoài, mà theo Tân Hoa xã thì tất cả đều “bảo vệ lập trường của Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông”

Theo New York Times, đoạn video nói trên được trình chiếu trên một bảng quảng cáo bằng đèn Led vốn được Tân Hoa xã thuê từ năm 2011.

Tấm bảng có kích thức 18 x 12m, được đặt ngay tại Quảng trường Thời đại của thành phố New York, vị trí đắc địa bậc nhất thành phố, nơi thu hút hàng trăm triệu lượt du khách mỗi năm.

Phía Tân Hoa xã không ngần ngại thừa nhận, đoạn video được phát lần đầu tiên vào ngày thứ bảy (23-7) vừa rồi và sẽ kéo dài đến hết ngày 3-8 tới với tần suất lên tới 120 lần/ngày.

Trước đây, để bảo vệ cho các luận điệu sai trái và chủ quyền vô lý trên Biển Đông, Trung Quốc sẵn sàng vung tiền, lôi kéo nhiều chuyên gia, học giả nước ngoài viết bài xuyên tạc các sự thật lịch sử. Rất nhiều các bài viết kiểu này đã được đăng trên các tạp chí, trang web nghiên cứu uy tín nhưng không thể lay chuyển được những học giả chân chính và cộng đồng quốc tế.

Sự việc ở Quảng trường Thời đại lần này chỉ là một trong những cách để Bắc Kinh tuyên truyền và bảo vệ các tuyên bố chủ quyền vô lý của họ trên Biển Đông.

Việc trình chiếu video có nội dung sai lệch về Biển Đông tại nơi có tới hơn 300.000 lượt du khách viếng thăm mỗi ngày rõ ràng là sự tính toán có chủ đích của Trung Quốc.

Rõ ràng, sau phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực quốc tế, bác bỏ cái gọi là “chủ quyền lịch sử” của Trung Quốc trên Biển Đông, Bắc Kinh vẫn không chịu từ bỏ và tiếp tục luận điệu sai trái của mình.

Theo Tuổi Trẻ

CV-16: Bí ẩn động trời phía sau tàu sân bay Liêu Ninh

Số 16 trong số hiệu tàu sân bay Liêu Ninh nói lên quãng đường từ một đống sắt vụn trở thành một tàu sân bay như hiện nay.

Video đang HOT

Chi phí mua tàu bằng 1/18 chi phí kéo tàu qua eo Bosphorus

Tiền thân của tàu sân bay Liêu Ninh Trung Quốc là khu trục hạm chở trực thăng Varyag được Liên Xô khởi công chế tạo từ năm 1985, sau khi Liên Xô sụp đổ nó thuộc sở hữu của Ukraine. Do thiếu kinh phí, dự án đã bị đình chỉ và bỏ mặc từ năm 1992-1998.

Khi đó, Varyag nằm ở Nhà máy đóng tàu Biển Đen thuộc thành phố Nikolayev, là trung tâm đóng tàu quân sự quan trọng nhất của Liên Xô. Trung Quốc đã che dấu mục đích quân sự bằng cách ủy nhiệm cho các thương gia người Hoa mua lại tàu sân bay này với mục đích dân sự.

Cuộc mua bán chiếc Varyag trên thực tế diễn ra khá phức tạp. Theo nhật báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, xuất bản tại Hồng Kông, Công ty Agencia Macau tiếp xúc với Ukraine - nơi thừa hưởng vỏ chiếc tàu này sau khi Liên Xô tan rã, vào năm 1996.

Vào năm 1998, việc thương gia người Hoa Từ Tăng Bình đạt thỏa thuận mua chiếc tàu sân bay chưa hoàn thiện "Varyag" của Liên Xô từ Ukraine, với mục đích làm "sòng bạc nổi" ở Macau đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo công chúng Trung Quốc và các chuyên gia nước ngoài.

Tuy đã mua được nhưng phải mất thêm 4 năm nữa, tàu mới được kéo từ Ukraine về thành phố Đại Liên ở tỉnh Liêu Ninh, mà khúc mắc chính là sự phản đối của Mỹ, Nhật và việc Thổ Nhĩ Kỳ không cho phép kéo nó từ Biển Đen qua eo biển Bosphorus để ra Địa Trung Hải

Khi đó, các thương nhân Trung Quốc đại diện cho Công ty Agencia Turistica & Diversoes Chong Lot tuyên bố mua "Varyag" về làm sòng bạc nổi ở Macau nhưng đã có rất nhiều nghi vấn về mục đích này bởi công ty đó lại không có giấy phép kinh doanh sòng bạc.

CV-16: Bí ẩn động trời phía sau tàu sân bay Liêu Ninh - Hình 1

Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc hiện đảm nhận vai trò huấn luyện

Năm 2000, Công ty Agencia thuê tàu kéo chiếc Varyag dài hơn 300m đến Ankara, thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ, thì bị kẹt lại, một phần là do chính quyền Ankara đưa ra những hạn chế từ công ước Montreux 1936 nhằm ép buộc Bắc Kinh phải trả một khoản phí khổng lồ.

Hoa Kỳ và Nhật Bản khi đó cũng đã tỏ ý không muốn chiếc tàu này lọt vào tay Trung Quốc và đã gây sức ép với chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đúng vào lúc Chính quyền Bắc Kinh thương lượng với Ankara cho phép kéo tàu Varyag qua eo biển Bosphorus.

Khi đó Nhật Bản đã tố cáo chiếc Varyag thật sự do Chính phủ Trung Quốc đặt mua, Công ty Agencia chỉ là một công ty bình phong.

Tokyo tin rằng mục đích của Bắc Kinh là nghiên cứu mẫu tàu Varyag để đóng tàu sân bay, nhưng chính quyền Trung Quốc ngay lập tức bác bỏ cáo buộc này.

Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn tiếp tục đàm phán với Ankara và mãi đến tháng 10/2001, sau 15 tháng đàm phán, Thổ Nhĩ Kỳ mới chấp nhận cho Trung Quốc kéo tàu qua eo biển Bosphorus với một mức giá khổng lồ lên tới 361 triệu USD.

Đây là điều cực kỳ khó hiểu, bởi theo tuyên bố của Trung Quốc và Ukraine, Varyag chỉ là một xác tàu đã gỉ sét, lại chưa hoàn thiện nên được bán với giá đồng nát là 20 triệu USD - chưa bằng giá 1 trong 4 chiếc động cơ được lắp đặt trên con tàu này.

CV-16: Bí ẩn động trời phía sau tàu sân bay Liêu Ninh - Hình 2

Varyag được các tàu kéo hành trình trên biển về Trung Quốc

Trung Quốc phớt Nga, đi đêm với Ukraine mua công nghệ tàu sân bay

Sau đó, đến năm 2002 tàu sân bay Varyag đã được kéo về đền lãnh hải Trung Quốc và dĩ nhiên là nó chẳng bao giờ được đưa đến Macau để làm sòng bạc mà đến thẳng Nhà máy đóng tàu Đại Liên, thuộc tỉnh Liêu Ninh - một nhà máy đóng tàu quân sự hàng đầu của Trung Quốc,

Nhìn tàu sân bay CV-16 Liêu Ninh của hải quân Trung Quốc hiện nay, không ai nghĩ rằng có một thời nó không khác gì một "con tàu đắm", hay nói cách khác là như một "đống sắt vụn" rỉ sét, được nước này mua về từ Ukraine với mục đích bên ngoài là làm "sòng bạc nổi".

Khi đó, trên mạng Trung Quốc đã đăng tải hình ảnh tàu sân bay Varyag của Liên Xô (tiền thân của tàu sân bay Liêu Ninh) trong quá trình được các tàu kéo về nước với lời bình luận là "tuy thân thể loang lổ vết tích rỉ sét, nhưng vẫn rất uy phong".

Khi mới kéo về, tiền thân của Liêu Ninh là tàu khu trục chở máy bay Varyag trông như đống sắt vụn. Toàn bộ phần thân dưới ngập trong nước của con tàu bị đóng hà, rong rêu bao phủ, phần thân trên hoen rỉ trông như một con tàu đắm vừa được trục vớt.

Sau quá trình đánh hà, cạo rỉ, tẩy rửa và làm sạch, trông con tàu đã bớt tồi tệ hơn nhưng trên thân vẫn còn những vết rỉ sét, mặt dưới mũi tàu vẫn còn phù hiệu của hải quân Liên Xô.

Sau khi làm sạch thân tàu, người Trung Quốc đã lắp đặt giàn giáo, chia ô trên thân tàu để tu sửa, gia cố và cải tạo phần khung thân tàu. Sau đó, tiến hành sơn sửa để trông ra dáng một con tàu sân bay, hoàn tất phần cơ khí của công đoạn phục hoạt con tàu.

Tuy nhiên, việc khôi phục hoạt động của các hệ thống thiết bị trên tàu sân bay của Trung Quốc rất khó khăn bởi mặc dù tàu được chế tạo ở Ukraine, nhưng lại do Cục thiết kế Neva ở St.Petersburg đảm nhiệm thiết kế. Hơn nữa, rất nhiều thiết bị và hệ thống là do Nga sản xuất, trong đó bao gồm tiêm kích hạm Su-33.

Chuyên gia của Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ Nga Vasily Kashin cho biết, ngay từ đầu thập niên 90 Trung Quốc đã có ý định sớm mua lại công nghệ tàu sân bay và đã đàm phán với Nga, nhưng vì thiếu vốn nên khiến cho đàm phán bị trì trệ.

Sau khi Bắc Kinh mua lại được tàu sân bay "Varyag" của Ukraine, Nga đã nắm được ý định của Trung Quốc là sẽ cải tạo tu sửa tàu sân bay này để sử dụng, nên Moscow hy vọng sẽ thu được lợi nhuận từ con tàu đổ nát này.

Việc đàm phán kéo dài từ cuối thập niên 90 đến đầu những năm 2000, nhưng hầu như không có kết quả, vì Bắc Kinh muốn tự mình hoàn thiện chiếc tàu sân bay đầu tiên, nhưng bằng cách "đi đêm" với Ukraine, khiến Nga mất trắng tiền bản quyền từ con tàu này.

CV-16: Bí ẩn động trời phía sau tàu sân bay Liêu Ninh - Hình 3

Trung Quốc cải tạo "tàu đắm" Varyag thành tàu sân bay Liêu Ninh

Sau khi Liên bang Xô viết tan rã, Ukraine vẫn chưa có hệ thống quản chế hiệu quả đối với việc xuất khẩu trang bị, vũ khí, đồng thời lại luôn thiếu tiền nên chỉ cần bên mua hào phóng thì dường như có thể mua được bất cứ tài liệu hay vũ khí hay nào do Liên Xô chế tạo.

CV-16

Mặc dù khi đó Varyag mới hoàn thiện được 2/3 nhưng 4 động cơ của con tàu - bộ phận cấu thành rất quan trọng của một tàu sân bay, đã lắp đặt hoàn chỉnh và bảo quản trong tình trạng hoàn hảo. Sau này, cả 4 động cơ đều vận hành rất tốt sau một đợt đại tu vào năm 2011.

Đây là một bất ngờ về kỹ thuật rất hấp dẫn đối với những quốc gia đang tìm mọi cách để hiện đại hóa trang bị, vũ khí mà lại yếu kém về công nghệ như Trung Quốc. Đó cũng chính là điều kiện rất thuận lợi để Trung Quốc tu sửa hoàn thiện tàu sân bay này.

Nhà nghiên cứu quân sự Antony Wong Dong cho biết, sau nhiều năm đàm phán, nhà máy đóng tàu Biển Đen đã chuyển công nghệ động cơ này cho Công ty Cơ khí Cáp Nhĩ Tân của Trung Quốc, một nhà máy chuyên sản xuất các thiết bị tuốc bin và lò đốt tàu chiến phục vụ cho quân đội.

Bán đảo Crimea (khi đó vẫn thuộc Ukraine) còn có một căn cứ huấn luyện phi công tiêm kích hạm của Liên Xô là Nitka. Trung Quốc đã tiếp cận và mua được cả một nguyên mẫu tiêm kích hạm Su-33 là T-10K3 của Ukraine, sau đó bắt đầu chế tạo tiêm kích hạm J-15.

CV-16: Bí ẩn động trời phía sau tàu sân bay Liêu Ninh - Hình 4

Trung Quốc đã đi đêm với Ukraine để mua công nghệ tàu sân bay

Ngoài ra, căn cứ Nitka có một số lượng lớn các trang bị chuyên dụng cho tàu sân bay, trong đó bao gồm cả các bộ cáp hãm đà. Được sự cho phép của phía Ukraine, Trung Quốc đã tiếp cận được với căn cứ này và mua chui được thêm rất nhiều công nghệ khác.

Tóm lại, Bắc Kinh đã thu được những công nghệ cơ bản về tàu sân bay Liên Xô từ Ukraine, từ đó có thể độc lập tu sửa, phục chế và cải tạo chiếc Varyag thành tàu sân bay Liêu Ninh hiện nay mà không cần phải chính thức nhập khẩu thiết bị và công nghệ của Nga.

Có lẽ, việc này đã tiết kiệm được một khoản tiền, nó lớn đến đâu vẫn chưa thể kết luận được, nhưng rõ ràng là việc việc "mua chui" tàu sân bay đã khiến Bắc Kinh mất rất nhiều thời gian và tiền bạc trong quá trình mò mẫm tự mình nghiên cứu những hệ thống kỹ thuật phức tạp.

Vì vậy, mãi đến năm 2012, Liêu Ninh mới được trang bị cho hải quân Trung Quốc và đến năm 2014 mới chính thức đảm nhận nhiệm vụ tiến hành các chuyến huấn luyện ở các vùng biển xa. Hiện nay, nó cũng chỉ có thể gọi là tàu sân bay thử nghiệm hoặc huấn luyện chứ không có khả năng tác chiến.

Theo Đất Việt

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cảnh sát Mỹ bị đình chỉ vì quật ngã cụ ông gốc Việt gây xuất huyết não
22:26:44 18/11/2024
Tỉ phú Elon Musk nhắm đến Microsoft trong đơn kiện OpenAI
08:53:26 17/11/2024
Tòa án Mỹ chấp thuận hoãn truy tố ông Trump vụ tài liệu mật
07:05:01 17/11/2024
Loạt lựa chọn nội các gây tranh cãi mới nhất của ông Trump
18:43:51 17/11/2024
Dịch bệnh bùng phát trên tàu du lịch biển chở 1.822 khách khởi hành từ Singapore
08:36:44 17/11/2024
Trung Quốc giảm thuế xuất khẩu 209 sản phẩm
20:02:52 17/11/2024
Temu vấp rào cản ở Đông Nam Á dù giá rẻ không tưởng
14:27:43 18/11/2024
Haiti rơi vào vòng xoáy bạo lực mới
22:01:23 18/11/2024

Tin đang nóng

NSND Minh Vương 74 tuổi vẫn nhường ghế, bật khóc tiễn cha mẹ về Úc
22:28:33 18/11/2024
Vợ cũ của 'chàng Vượng' Quách Tấn An hứng chỉ trích sau ly hôn
22:02:21 18/11/2024
Trấn Thành ngày càng phong độ, MC Kỳ Duyên U60 trẻ đến khó tin
23:13:11 18/11/2024
Tự nguyện donate hơn 2 tỷ cho nữ streamer để xin gặp gỡ, sau khi thấy "người trong mộng", người đàn ông quyết định gọi cảnh sát
20:54:10 18/11/2024
Chuyện thật như đùa: Sao nam đình đám mới 23 tuổi nhưng đã "trải qua" 4 cuộc đời khác nhau
22:54:47 18/11/2024
Phim 'Vĩnh dạ tinh hà' kết thúc mở khiến khán giả hụt hẫng
21:57:57 18/11/2024
Nóng: HLV Kim Sang-sik loại hai đội trưởng Quế Ngọc Hải và Hùng Dũng
19:54:41 18/11/2024
Chuyện gì đã xảy ra với Park Bom: Được cấp cứu giữa concert nhưng không có tiến triển
22:32:14 18/11/2024

Tin mới nhất

Cựu điệp viên Nga cảnh báo 'Thế chiến thứ III sắp bắt đầu'

05:23:55 19/11/2024
Donald Trump Jr., con trai của Tổng thống đắc cử Trump đã viết trong một bài đăng trên X rằng tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ hy vọng sẽ bắt đầu Thế chiến thứ III trước khi cha anh nhậm chức và có cơ hội mang lại hòa bình cho thế giới...

Nghị sĩ đảng Cộng hòa chỉ trích Tổng thống Biden đi ngược ý chí cử tri Mỹ

05:08:19 19/11/2024
Tổng thống Mỹ Joe Biden đang "cố gắng bắt đầu Thế chiến III một cách nguy hiểm" trước khi ông rời nhiệm sở vào tháng 1/2025, Dân biểu đảng Cộng hòa Marjorie Taylor Greene tuyên bố.

Pháp vẫn cân nhắc cho phép Ukraine dùng tên lửa tấn công lãnh thổ Nga

05:06:09 19/11/2024
Tuyên bố này được đưa ra sau khi chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden bất ngờ đảo ngược chính sách, cho phép Ukraine sử dụng vũ khí do Mỹ sản xuất để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.

Mỹ, Philippines ký thỏa thuận chia sẻ thông tin tình báo quân sự

05:03:57 19/11/2024
Thỏa thuận có tên Thỏa thuận an ninh chung về thông tin quân sự (GSOMIA), cho phép Mỹ và Philippines chia sẻ thông tin quân sự mật một cách an toàn.

Hungary chỉ trích việc cho phép Ukraine tấn công Nga bằng tên lửa tầm xa

04:50:06 19/11/2024
Bộ trưởng Ngoại giao Hungary đang trên đường đến Brussels để tham dự cuộc họp của những người đồng cấp tại EU vào ngày 18/11. Hungary là nước EU ngoại lệ khi tiếp tục quan hệ với Nga trong gần ba năm khủng hoảng Ukraine.

UAV đánh dồn dập vào đất Nga, Moskva tuyên bố bắn rụng hàng chục thiết bị bay

04:48:02 19/11/2024
Bộ Quốc phòng Nga thông báo đã bắn hạ 59 thiết bị bay không người lái (UAV) của Ukraine tấn công nhiều tỉnh trong đêm rạng sáng 18/11.

Trước các đòn tập kích tên lửa ATACMS, Kremlin tố Mỹ 'đổ thêm dầu vào lửa'

04:45:35 19/11/2024
Ông Peskov nhấn mạnh: Chính quyền sắp mãn nhiệm của Tổng thống Mỹ Joe Biden đang đổ thêm dầu vào lửa và tìm cách leo thang xung đột ở Ukraine."

Pháp và Anh được cho rằng cũng đã cho phép Ukraine tấn công Nga bằng tên lửa tầm xa

04:42:58 19/11/2024
Đáng chú ý, quyết định này được đưa ra 2 tháng trước khi cuộc bầu cử Mỹ xác định được người chiến thắng là ông Donald Trump, người bị nghi ngờ muốn cắt giảm viện trợ cho Ukraine.

Mặc tranh chấp, khí đốt Nga vẫn hấp dẫn một số nước châu Âu, Gazprom tiết lộ khối lượng khủng

04:40:20 19/11/2024
Điều này diễn ra sau khi OMV cảnh báo giữ lại khí đốt của Gazprom như một phần bồi thường cho một phán quyết trọng tài về tranh chấp hợp đồng giữa hai bên.

Tổng thống Sri Lanka tái bổ nhiệm bà Amarasuriya làm Thủ tướng

04:35:48 19/11/2024
Ông Dissanayake cũng sẽ phải hoàn tất việc tái cấu trúc khoản nợ 12,5 tỷ USD với các chủ trái phiếu và đưa tăng trưởng vào con đường bền vững.

Iran đảm bảo không có ý định giết Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump

22:20:53 18/11/2024
Thông điệp trên đã được Iran chuyển giao cho phía Mỹ vào ngày 14.10 và trước đó không được công khai, theo báo The Wall Street Journal hôm 15.11.

Nam Phi phong tỏa khu mỏ, quyết xử lý nạn khai thác trái phép

22:18:02 18/11/2024
Chính phủ Nam Phi đã chặn tuyến đường cung cấp vật tư cho những người khai thác than trái phép tại khu mỏ ở phía tây bắc.

Có thể bạn quan tâm

Cụ ông mất một nửa lượng máu vì sốt xuất huyết

Sức khỏe

05:38:56 19/11/2024
Phương pháp điều trị tập trung vào việc truyền các chế phẩm máu nhằm duy trì các yếu tố đông máu và ổn định chỉ số huyết sắc tố, đảm bảo cung cấp đủ oxy cho các cơ quan.

Miss International 2024 Thanh Thủy được fan vây kín mến mộ sùng bái

Sao việt

23:15:03 18/11/2024
Sau một tuần đăng quang Hoa hậu Quốc tế - Miss International 2024, Huỳnh Thị Thanh Thủy trở về Việt Nam và có buổi gặp gỡ với truyền thông.

Bộ phim dở nhất 2024

Phim âu mỹ

22:49:04 18/11/2024
Mới đây, hàng loạt tựa báo và bài đánh giá phim đã cùng đem tới kết quả cuối cùng về bộ phim dở nhất năm nay - Megalopolis.

Chị đẹp nhả một chữ khiến Bích Phương chỉ còn là cái tên

Nhạc việt

22:45:07 18/11/2024
Khi thể hiện câu hát Em trao anh con tim sao anh trao cho em một cú lừa , chữ lừa được ca nương Kiều Anh luyến láy vô cùng đặc biệt, khiến người nghe vô cùng ấn tượng.

Bắt giữ bị can trốn truy nã 14 năm

Pháp luật

22:41:35 18/11/2024
Sau 14 năm trốn lệnh truy nã về hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, Lê Văn Thuận (61 tuổi) bị công an bắt giữ.

Hình ảnh gây sốc của nhóm tân binh đẹp nhất Hàn Quốc

Nhạc quốc tế

22:38:09 18/11/2024
Màn tái xuất của tân binh nghìn máu của Teddy - nhà sản xuất âm nhạc đứng sau thành công của BLACKPINK khiến dân tình trông chờ.

Quảng Bình: Tắm biển Nhật Lệ, một nữ du khách đuối nước tử vong

Tin nổi bật

22:32:06 18/11/2024
Ngày 18.11, thông tin từ Đồn biên phòng Nhật Lệ, Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Bình cho biết trên địa bàn vừa xảy ra vụ đuối nước khiến 1 phụ nữ tử vong.

Ronaldo tranh cử Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Brazil

Sao thể thao

22:14:48 18/11/2024
Cựu danh thủ Ronaldo De Lima, còn gọi là Ronaldo béo , sẽ tranh cử chức Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Brazil (CBF) vào năm 2025.

Thực đơn 3 món tuyệt ngon cho bữa cơm ngày đầu tuần

Ẩm thực

22:07:26 18/11/2024
Để có bữa cơm ngon miệng ngay cả từ những nguyên liệu đơn giản thì bạn hãy tham khảo ngay thực đơn dưới đây nhé!

Mỹ đưa Hàn Quốc vào danh sách giám sát ngoại hối

21:57:15 18/11/2024
Báo cáo từ Bộ Tài chính Mỹ công bố ngày 14.11 cho biết Mỹ đã đưa Hàn Quốc trở lại danh sách các quốc gia cần theo dõi về chính sách ngoại hối, một năm sau khi Hàn Quốc được loại khỏi danh sách này.

Adele khoe nhẫn đính hôn

Sao âu mỹ

21:55:05 18/11/2024
Adele khoe chiếc nhẫn đính hôn lớn trên bàn tay trái khi trình diễn ca khúc I Drink Wine trong chuyến lưu diễn tại Las Vegas, Mỹ vào cuối tuần qua.