Trung Quốc thúc đẩy chiến tranh tâm lý trên Biển Đông
Nguy cơ của một cuộc xung đột thực sự trên Biển Đông vẫn đang bập bùng cháy, nhưng một cuộc chiến tâm lý cao độ đã và đang diễn ra trên tuyến đường thương mại quan trọng và đang bị “giằng xé” này.
Trên Diplomat, nhà nghiên cứu Aaron Jensen – người từng phục vụ 7 năm trong Không quân Mỹ và đang theo học tiếng Trung tại Đại học Đài Loan NTNU ở Đài Bắc và viết cho trang Tầm nhìn chiến lược cho An ninh Đài Loan – nhận định: với việc hé lộ các mẫu máy bay mới, mà gần đây nhất là mẫu Gaoxin-7 (Cao Tân 7), Bắc Kinh đang âm thầm chuẩn bị cho một cuộc chiến tâm lý
Nhiệm vụ chính của loại máy bay PSYOP (Psychological Operations – hoạt động tâm lý) này là chống lại lực lượng thù địch. Dù không tiết lộ quá nhiều về chi tiết của mẫu máy bay mới, song, truyền thông Trung Quốc đã ca ngợi Cao Tân 7 khi so nó với chiếc C-130 của quân đội Mỹ. Theo đó, khả năng truyền tín hiệu của C-130 mạnh đến mức trong các cuộc thử nghiệm, Mỹ thường phải triển khai nó ở cách bờ biển ít nhất 360km để tránh gây ảnh hưởng tới các hệ thống liên lạc dân sự. Trong quá khứ, Lầu Năm Góc từng sử dụng C-130 để kêu gọi binh sỹ Iraq đầu hàng mà không có một chút chống cự. Gần đây hơn, nó còn tham gia chiến dịch không kích Libya và truyền các thông điệp kêu gọi binh sỹ Libya từ bỏ chiến đấu, trở về quê nhà.
Ảnh minh họa: Diplomat
Video đang HOT
Giới phân tích đánh giá rằng Cao Tân 7 chắc chắn sẽ đóng vai trò quan trọng trong các tranh chấp giữa Trung Quốc và các quốc gia láng giềng trong tương lai gần. Trong đó, Đài Loan sẽ được coi là một phép thử quan trọng bởi theo Diplomat, kể từ thời của ông Mao Trạch Đông, chính sách khuyến khích lính của đối phương đầu hàng đã được Bắc Kinh áp dụng. Tới nay, khi được “cộng hưởng” với PSYOP thì quả sẽ là một kịch bản khó lường.
Sau phép thử Đài Loan, các nước tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông sẽ là mục tiêu tiếp theo, Diplomat dẫn lời các chuyên gia quân sự cho hay. Tờ báo này còn cho rằng xét riêng về tiềm lực quân sự, PLA đã vượt xa quân đội các nước tại khu vực này. Do đó, Cao Tân 7 sẽ có thể được triển khai tới một số đảo do Trung Quốc tự tuyên bố chủ quyền trên vùng biển “ nóng” này.
Không những vậy, nhìn lại cả quá trình “tấn công” ASEAN trên phương diện ngoại giao bằng các tuyên bố dọa nạt từ các học giả hiếu chiến cũng như một số quan chức Trung Quốc có thể thấy rõ các đòn tâm lý mà Bắc Kinh đang dồn dập tung ra nhằm chia rẽ nội bộ ASEAN cũng như tăng cường ảnh hưởng lên khu vực.
Trên Asia One ngày 15/8, Andrew Chubb – học giả thuộc quỹ The Jamestown Foundation – cho rằng các phát ngôn hiếu chiến từ các tướng tá của PLA đang tuyên truyền cho một chính sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên các vùng lãnh thổ tranh chấp tại Biển Đông và Hoa Đông. Ông Chubb đánh giá “hệ thống tuyên truyền” này đang tăng theo từng giai đoạn và ngày càng hung hăng hơn, mà tiêu biểu trong số đó là La Viện.
Song song với đó, sự lấn lướt của Bắc Kinh còn được thể hiện qua hàng loạt các động thái quân sự dưới lớp vỏ dân sự ngay tại Trường Sa của Việt Nam. Trong khi đó, trên Hoàng Sa, Bắc Kinh vẫn luôn bám rễ một cách cố chấp bằng việc củng cố thành phố Tam Sa phi pháp bất chấp sự phản đối từ Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng như các điều luật quốc tế mà chính Trung Quốc đã ký kết.
Nếu không vượt qua được chủ nghĩa dân tộc, chiến tranh tâm lý sẽ có thể cháy bùng lên một nấc mới và xung đột vũ trang trên Biển Đông là điều khó tránh khỏi, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á tại Viện Lowy Linda Jakobson bình luận trên mạng Quan hệ an ninh quốc tế (ISN) hồi cuối tháng 6.
Theo Sông mới
Kinh tế Đông Á: Đã đến thời điểm chuyển đổi
Chiều 6-6, tại Thủ đô Naypyidaw, Myanmar, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã dự và phát biểu tại Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới Đông Á 2013 (WEF Đông Á 2013).
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Hội nghị WEF Đông Á 2013
Với chủ đề "Sự chuyển đổi mạnh mẽ hướng tới hội nhập và phát triển toàn diện", Hội nghị WEF Đông Á 2013 đã đặt trọng tâm thảo luận vào thúc đẩy sự chuyển đổi toàn diện của Myanmar, tiến trình hội nhập khu vực và các biện pháp ứng phó với các thách thức khu vực và toàn cầu. Phát biểu tại phiên khai mạc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, khu vực Đông Á đang phát triển năng động, là nơi tập trung những nền kinh tế lớn nhất thế giới và nhiều nền kinh tế mới nổi với xu thế chủ đạo là hợp tác liên kết đa tầng nấc, đa lĩnh vực, cùng phát triển, cùng có lợi. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam là xây dựng một nền kinh tế thị trường năng động, cạnh tranh, nơi mà tất cả các thành phần kinh tế đều có thể phát huy được tốt nhất khả năng của mình, đồng thời luôn chủ động, tích cực đưa nền kinh tế hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tiến trình hội nhập quốc tế đang được thúc đẩy mạnh mẽ tại Đông Á nói chung và ASEAN nói riêng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh đến một cấu phần không thể thiếu của quá trình này đó là nỗ lực tăng cường kết nối và liên kết kinh tế giữa các nước lục địa ASEAN hay khu vực Mekong, trong đó có việc hình thành các hành lang kinh tế xuyên quốc gia. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị các quốc gia dọc hành lang và các đối tác phát triển tăng cường hơn nữa sự hợp tác nhằm kịp thời giải quyết những khó khăn vướng mắc và thúc đẩy sự phát triển của hành lang; tin tưởng Diễn đàn Kinh tế Thế giới Đông Á lần này sẽ đưa ra nhiều ý tưởng, tạo động lực mới cho sự phát triển bền vững và đều khắp của khu vực.
Trong khuôn khổ Chương trình tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới Đông Á 2013, chiều cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc hội kiến Tổng thống Myanmar Thein Sein. Hai nhà lãnh đạo nhất trí mở rộng hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực tiềm năng khác như khai khoáng, hàng không và xây dựng; hỗ trợ Myanmar phát triển nông nghiệp, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các dự án đầu tư của Việt Nam tại Myanmar đã được cấp phép. Hai bên cũng đã trao đổi ý kiến về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm; nhất trí tiếp tục phối hợp và hợp tác chặt chẽ tại các diễn đàn khu vực và quốc tế.
Theo ANTD
Thúc đẩy hợp tác hiệu quả giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Mặt trận Lào Hai bên cùng khẳng định tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt - Lào ngày càng được tăng cường và phát huy. Đó là nội dung chính trong buổi tiếp và hội đàm chiều 27/5 giữa Đoàn đại biểu cấp cao Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam do Chủ tịch Huỳnh Đảm làm Trưởng đoàn...