Trung Quốc thừa nhận cải tạo trên biển Đông
Báo chí Trung Quốc hôm qua đưa tin, nước này “đang cải tạo đất trên quy mô lớn” và xây dựng trên bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa. Trước đó, nhiều nước phản đối việc Trung Quốc đơn phương thay đổi hiện trạng trên biển Đông.
Ảnh vệ tinh chụp bãi đá Châu Viên ngày 6/2/2015. Ảnh: China Military Online Ảnh vệ tinh chụp bãi đá Châu Viên ngày 6/2/2015 (Ảnh: China Military Online)
Trích dẫn hình ảnh vệ tinh, báo điện tử của Quân đội Trung Quốc hôm qua thừa nhận, quân đội nước này đã bắt đầu hoạt động cải tạo trên bãi đá Châu Viên (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam). Các bức ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy Trung Quốc tiếp tục cải tạo trên 6 bãi đá ngầm thuộc Trường Sa. Giới quan sát quốc tế nói rằng, Trung Quốc đang xây dựng các cảng, kho dự trữ nhiên liệu và có thể cả 2 đường băng.
Tạp chí quốc phòng quốc tế IHS Jane’s gần đây dẫn lời quan chức của Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Tàu thủy Trung Quốc, thuộc Tập đoàn Công nghiệp Đóng tàu Trung Quốc, nói rằng họ đang phát triển các bến cảng nổi đa năng để đưa ra khu vực tranh chấp trên biển Đông.
Mô hình các bến cảng này được trưng bày tại triển lãm hàng hải Trung Quốc Shiptec China năm 2014. Những bến nổi được làm ở Trung Quốc rồi sau đó đưa đến các đảo để lắp ghép. Chúng bao gồm một bệ lớn hình chữ nhật và một cầu nối bệ này với đảo, có thể giúp Trung Quốc nhanh chóng xây dựng cơ sở lưu trú nhỏ trên các đảo xa. Theo IHS Jane’s, nếu các bến cảng này được triển khai trên quy mô lớn, Trung Quốc có thể đưa dân cư trú trên diện rộng ở các đảo mà họ đang chiếm đóng, quản lý.
Nhiều tàu ngầm hơn Mỹ
Hôm 25/2, Phó Đô đốc Joseph Mulloy, Phó Chỉ huy bộ phận phụ trách năng lực và nguồn lực cho Hải quân Mỹ, báo cáo với Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ rằng, Bắc Kinh đang phát triển lực lượng tàu ngầm ở mức độ “đáng ngạc nhiên” và đang vận hành số tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân và dầu diesel nhiều hơn Mỹ. Trung Quốc cũng đang mở rộng phạm vi và kéo dài thời gian hoạt động của lực lượng tàu ngầm. Ví dụ, Trung Quốc ba lần đưa tàu ngầm đến Ấn Độ Dương và duy trì tàu trong 95 ngày, Reuters dẫn lời ông Mulloy.
Ông Mulloy cho rằng, chất lượng các tàu ngầm của Trung Quốc vẫn thấp hơn tàu của Mỹ, nhưng quy mô hạm đội dưới biển của họ đã vượt qua hạm đội của Mỹ. Trong báo cáo hằng năm về quân đội Trung Quốc trình lên Quốc hội Mỹ gần đây, Lầu Năm Góc nói rằng, Trung Quốc có 77 tàu chiến nổi quy mô lớn, hơn 60 tàu ngầm, 55 tàu đổ bộ cỡ lớn và cỡ trung, khoảng 85 tàu chiến cỡ nhỏ được trang bị tên lửa.
Ông Mulloy không nói chi tiết về số lượng tàu nổi mà Trung Quốc đang vận hành, và rằng quân đội Mỹ không tin Trung Quốc trang bị tên lửa hạt nhân cho các tàu ngầm của họ, nhưng thực tế Bắc Kinh đang chế tạo, thử nghiệm công nghệ này. Giới chức Mỹ gần đây nói nhiều hơn về việc Trung Quốc tăng cường xây dựng quân đội và việc Mỹ phải đẩy mạnh phát triển công nghệ quân sự để bảo đảm không bị Nga, Trung Quốc vượt mặt.
Mới đây, Quân ủy Trung ương Trung Quốc nói rằng, quân đội nước này chỉ có thể đạt các mục tiêu hiện đại hóa nếu tôn trọng pháp luật, Xinhua đưa tin. Đây là lời cảnh báo đối với các lực lượng vũ trang trước hàng loạt vụ bê bối tham nhũng. Chính phủ Trung Quốc gần đây thông báo điều tra hơn chục quan chức cấp cao của quân đội bị cáo buộc tham nhũng.
Nhiều nhân vật trong số đó có quan hệ với tướng tham nhũng Từ Tài Hậu – cựu Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương. Ông Tập Cận Bình, Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, tuyên bố sẽ đẩy lùi tham nhũng trong lực lượng vũ trang gồm 2,3 triệu người và đang thực hiện chương trình hiện đại hóa đầy tham vọng, trong đó có việc triển khai các tên lửa chống vệ tinh và máy bay tàng hình.
Video đang HOT
Trung Quốc đã loại sản phẩm của nhiều hãng công nghệ hàng đầu thế giới, như Intel, Apple, McAfee, Citrix Systems… khỏi danh sách mua sắm chính phủ, China Daily đưa tin. Đây được coi là bước đi nhằm bảo vệ ngành công nghệ trong nước và đối phó nguy cơ bị phương Tây giám sát qua internet. Sự thay đổi này diễn ra từ thời điểm cựu nhân viên Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) Edward Snowden tiết lộ rằng, NSA hợp tác với nhiều công ty viễn thông, chính phủ châu Âu để thực hiện các chương trình do thám toàn cầu.
Theo Trúc Quỳnh (tổng hợp)
Tiền Phong
Giá trị thật của "cây trồng tỷ đô" Maca
Macadamia còn được gọi là cây Maca, đang được các phương tiện truyền thông ở nước ta coi là "cây trồng tỷ đô", hoặc "cây hoàng hậu" bị nông dân "hững hờ". Vậy, giá trị và giá cả thực tế của cây này ra sao, khả năng phát triển ở Việt Nam như thế nào?
Theo GS.Lê Đình Khả- Hội KHKT Lâm nghiệp VN, Macadamia là cây ăn quả thân gỗ có giá trị kinh tế cao, đầu tư trồng macadamia phải sau 6-7 năm mới có lãi, song vẫn chưa đến điểm hòa vốn. Đây là điều mà người đầu tư cần tính đến trước khi trồng.
Dân trí xin trích đăng một số thông tin từ bài viết giới thiệu toàn diện về loài cây này của ông: "Trồng Macadamia ở Việt Nam" .
Macadamia là cây gì?
Cây Macadamia (ảnh: internet)
Macadamia là tên do nhà thực vật học người Đức Ferdinand Von Muller đặt năm 1857 để tưởng nhớ người bạn là tiến sỹ John Macadam, nhà khoa học người Scotlent. Macadamia là tên chi và cũng là tên loài cây có giá trị dinh dưỡng cao nhất là Macadamia integrifolia Maiden & Betche. Đây là loài cây ăn quả thân gỗ thường xanh cao 2-12 m, thuôc nhóm quả hạch, hạt có vỏ cứng, tỷ lệ nhân (kernel) trong hạt 30 - 50%, tỷ lệ dầu trong nhân 71- 80%, trong đó chủ yếu là axit béo chưa no, rất có giá trị. Nhân hạt macadamia được dùng làm nhân bánh ngọt, nhân socola, kem, bánh hộp, mỹ phẩm, hoặc ăn trực tiếp ở dạng đồ hộp.
Tại Việt Nam, Macadamia được trồng thử tại Ba Vì từ năm 1994. Năm 1999 một số cây đã bắt đầu có quả. Năm 2010 cây sai quả nhất đã có 10 kg hạt. Cây đã được trồng khảo nghiệm ở nhiều nơi tại nước ta, trong đó một số nơi đã thu được kết quả rất khả quan, điển hình là vườn Macadamia trồng xen Cà phê do TTG phối hợp với gia đình ông Nguyễn Văn Cúc xây dựng từ năm 2004 ở thôn Lộc Xuân, xã Phú Lộc, huyện Krông Năng ở Đắc Lắc.
Đến nay đã có 10 giống macadamia được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận để phát triển vào sản xuất tại Krông Năng (Đắc Lắc) và Ba Vì (Hà Nội). Dự án "trồng sản xuất thử nghiệm một số giống macadamia (OC, 246, 816, 849) tại Tây Nguyên" cũng được Bộ Khoa học và Công nghệ cho thực hiện từ năm 2012.
Đặc điểm sinh thái, vùng trồng
Để trồng Macadamia có hiệu quả cần hiểu biết đặc điểm sinh thái, một số vấn đề về kỹ thuật trồng, kết quả khảo nghiệm giống trong thời gian qua ở nước ta
Macadamia thích hợp ở nơi có nhiệt độ trung bình hàng năm 20 - 25oC, không sương muối, nhiệt độ mùa đông trên 15oC, không dưới -1oC trong thời kỳ ra lá non và ra hoa, mặc dù có thể chịu được nhiệt độ 5oC trong thời gian ngắn, và không bị ẩm ướt kéo dài trong mùa xuân để không bị tàn lụi hoa (blossom blight), song cũng không quá nóng (mùa hè không quá 35oC). Vì nhiệt độ quá thấp thì cây bị chết, nhiệt độ quá cao cây sinh trưởng kém, tỷ lệ rụng quả sớm cao, kích thước hạt nhỏ, và có thể bị cháy lá.
Ngoài ra, khi bị gió mạnh cành macadamia rất dễ bị gãy, quả dễ bị rụng, vì thế cần tránh nơi có gió mạnh, đặc biệt là tránh nơi có gió lào khô nóng trong mùa xuân hè.
Macadmia có thể trồng trên các loại đất trung tính có độ dốc dưới 15o, sâu hơn 1m, không bị ngập, thoát nước tốt và giàu mùn. Trên các loại đất này Macadamia có sinh trưởng tối ưu, năng suất cao, ít bị bệnh tàn lụi cây và ít bị bệnh loét thân. Tránh trồng Macadamia trên đất glây nặng và bị ngập úng trong mùa mưa.
Từ các đặc điểm nói trên có thể thấy nơi trồng macadamia thích hợp ở nước ta là một số tỉnh ở Tây Nguyên, Bắc Trung bộ và Bắc bộ. Những nơi không nên trồng macadamia là những nơi quá nóng (nhiệt độ trung bình hàng năm trên 25oC) như các tỉnh Nam Trung bộ, Nam bộ, và những nơi quá lạnh (nhiệt độ trung bình hàng năm dưới 20oC, nhiệt độ trung bình tháng trong mùa đông-xuân dưới 15oC) ở vùng núi cao phía Bắc, hay những nơi có gió Lào trong mùa xuân hè.
Giống là khâu quan trọng nhất cho bất cứ một loài cây trồng nào, đặc biệt là cây lấy quả lâu năm. Trồng macadamia chỉ thành công sau khi có kết quả khảo nghiệm giống, biết được giống nào có thể trồng ở đâu. Chính vì thế từ năm 2002 -2003 đến năm 2012 một loạt khảo nghiệm giống macadamia đã được xây dựng tại một số vùng sinh thái chính ở nước ta.
Bộ NN&PTNT đã có quyết định số 2039 và 2040/QĐ-BNN-TCLN ngày 1 tháng 9năm 2011 công nhận các giống 695, 741, 800, 842 và 900 của Công ty CP Xuất nhập khẩu nông lâm sản chế biến cho vùng Ba Vì (Hà Nội) và những nơi có điều kiện sinh thái tương tự; các giống OC, 246, 816, 849 cho vùng Krông Năng (Đắc Lắc) và Daddow (65QĐ-BNN-TCLN) cho vùng Ba Vì (Hà Nội) của Viện Nghiên cứu Giống và CNSH Lâm nghiệp (QĐ65). Đây là những giống có năng suất 5 - 7 kg hạt/cây/năm sau 5 - 6 năm trồng .
Năng suất và giá hạt macadamia tại Australia và Hawai
Quả Macadamia
Tại Australia, quê hương của loài cây này, tính chung trong cả 20 năm gần đây thì giá hạt macadamia cả vỏ chưa bao giờ vượt quá 3,60 AD/kg, nghĩa là lúc thấp nhất 27.500 VND/kg, cao nhất chưa vượt quá 65.900 VND/kg.
Một vườn quả macadamia 20 ha thì 3-4 năm đầu chưa có thu nhập, phải đầu tư 28,5 triệu đồng/ha, đến năm thứ 7 có thể thu lãi 2,6 triệu đồng/ha (chưa phải điểm hòa vốn), năm thứ 15 có thể thu lãi 78,2 triệu đồng/ha. Một số nơi có thể có lãi trước 7 tuổi, song nhìn chung phải sau 8 - 10 năm mới có thu nhập ổn định.
Giá hạt macadamia trên thế giới tuy có thay đổi, song tương đối ổn định giữa các năm và giữa các nước (khoảng 30.000-50.000 đồng/kg), đầu tư trồng macadamia phải sau 6-7 năm mới có lãi, song vẫn chưa đến điểm hòa vốn. Đây là điều mà người đầu tư cần tính đến trước khi trồng.
Kết luận, Macadamia là cây ăn quả thân gỗ có giá trị kinh tế cao, đã được một số nước trồng ở quy mô sản xuất. Cây này được đưa vào nước ta từ đầu những năm 1990, đã được trồng khảo nghiệm ở nhiều nơi, trong đó tại Krông Năng (Đắc Lắc) là nơi có triển vọng nhất, sau đó là một số nơi ở miền Bắc và Bắc Trung bộ. Các tỉnh miềm Nam, Nam Trung bộ và duyên hải miền Trung, những nơi có nhiệt độ trung bình hàng năm trên 25oC và những nơi có gió Lào trong mùa nở hoa, không phù hợp với Macadamia.
Trồng macadamia bằng cây hạt năng suất chỉ bằng 1/4 đến 1/2 năng suất trồng bằng cây ghép của những giống cao sản đã được đánh giá qua khảo nghiệm và đã được Bộ NN&PTNT công nhận thích hợp với từng vùng sinh thái.
Trồng macadamia phải có đầu tư thích đáng, 4-5 năm đầu chưa có thu hoạch, phải đầu tư chăm sóc là chính, sau 6 - 7 năm mới có lãi.
Trong các giống đã đưa vào nước ta, tại những nơi có điều kiện lập địa phù hợp với Macadamia cũng chỉ có một số giống thích hợp nhất, có năng suất cao. Trước khi trồng trên diện rộng cần khảo nghiệm hoặc trồng thử trên lập địa có tính đại diện và cần tìm hiểu đặc điểm sinh thái, năng suất và giá cả để tính toán đầu tư hợp lý .
GS. TS Lê Đình Khả
Hội KHKT Lâm nghiệp VN
GS.TS Lê Đình Khả là người đã trồng Macadamia từ năm 1994 tại Ba Vì, khi đó ông là giám đôc Trung tâm Nghiên cứu giống cây rừng, với sự giup đỡ của TS. Chris Harwood ở CSIRO của Australia (hiện vẫn còn cây).
Ông là đồng tác giả một số giống Macadamia được Bộ NN&PTNT công nhận Giống Tiến bộ kỹ thuật, ông cũng là người trực tiếp tổ chức nhập giống Macadamia về khảo nghiệm ở VN (năm 2003) và tổ chức khảo nghiệm giống ở một số nơi trong nước (trong đó có Krong Năng ở Buôn Ma Thuột, trồng năm 2004). GS Lê Đình Khả là người đã dịch quyển "Trồng Macadamia ở Australia" (Nhà XBNN, 2003, có giấy phép bản quyền và xuất bản cùng năm với lần xuất bản thứ 3 ở Australia) và có một số bài viết về cây này.
Theo Dantri
Giúp người Cảnh sát khu vực đẹp lên trong mắt nhân dân Với chức năng tham mưu, chỉ đạo thực hiện, đặc biệt quán triệt nghiêm túc chỉ đạo của Giám đốc CATP, Đội Hướng dẫn CSKV - Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH CATP Hà Nội đã thực hiện nhiều biện pháp, chương trình công tác nhằm củng cố kiện toàn, nâng cao chất lượng CSKV, để từ đó lực lượng CSKV toàn thành...