Trung Quốc thử tên lửa đạn đạo liên lục địa
Trong tuần cuối cùng của tháng 9 vừa qua, Trung Quốc đã lần đầu bắn thử một biến thế mới của tên lửa đạn đạo liên lục địa di động Đông Phong 31 ( DF-31). Vụ thử được xem nhằm phô trương năng lực răn đe hạt nhân của Bắc Kinh.
Tên lửa đạn đạo di động DF-31A của Trung Quốc
Thông tin được tờ Washington Free Beacon của Mỹ đăng tải. Theo đó vụ thử được thực hiện hôm 25/9 vừa qua tại một bãi thử tên lửa ở miền Trung của Trung Quốc.
Người phát ngôn của Lầu Năm Góc từ chối cung cấp thêm chi tiết về vụ thử. “Chúng tôi tiếp tục theo dõi các hoạt động hiện đại hóa của quân đội Trung Quốc, bao gồm các vụ thử tên lửa của họ”, người phát ngôn Cynthia O. Smith khẳng định với Washington Free Beacon.
Vụ phóng được cho là đã diễn ra tại bãi thử Wuzhai, thuộc tỉnh Sơn Tây.
Video đang HOT
Các nhà phân tích quân sự phi chính phủ cho biết loại tên lửa mới có khả năng được nâng cấp về tầm bắn, hoặc khả năng hoạt động được cải thiện, cũng có thể là phiên bản tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICMB) mang được nhiều đầu đạn.
Một trang web theo dõi tin quốc phòng Trung Quốc cho biết loại tên lửa DF-31B này là một biến thể được thiết kế để di chuyển trên những đoạn đường gồ ghề, hoặc các điều kiện di chuyển khó khăn khác.
Tên lửa di động được xem như một mối đe dọa chiến lược lớn, bởi việc truy tìm vị trí và phá hủy chúng trong một cuộc xung đột là rất khó khăn. Tên lửa có thể được cất giấu trong các gara hoặc hang động để tránh bị vệ tinh và các cảm biến khác phát hiện.
DF-31B là sự bổ sung mới nhất vào lực lượng tên lửa ngày càng phát triển nhanh của Trung Quốc, vốn bao gồm các tên lửa được phóng từ hầm ngầm cố định, và 5 loại tên lửa di động. Trong số này có các loại tầm xa như DF-31, DF-31A và DF-41, tầm cận trung và tầm trung như DF-26C và DF-21.
Trung Quốc được cho là sắp triển khai các tên lửa 40 DF-31, DF-31A, và DF-41 có khả năng mang nhiều đầu đạn hạt nhân.
Trung Quốc cũng đã triển khai các tên lửa phóng từ tàu ngầm mới JL-2, được lắp trên các tàu ngầm hạt nhân, mà theo hải quân Mỹ sẽ bắt đầu thực hiện các đợt tuần tra trên biển trong năm nay.
“Họ có nhiều lựa chọn cho tên lửa hành trình, và một lực lượng tên lửa đạn đạo do họ phát triển”, đô đốc Jonathan Greenert, chỉ huy trưởng các chiến dịch hải quân Mỹ phát biểu tại một diễn đàn an ninh hồi tháng 8. Ông Greenert nhấn mạnh trong các cuộc xung đột tương lai, tên lửa Trung Quốc là mối đe dọa nguy hiểm nhất.
Thanh Tùng
Theo Dantri/ WFB
Ả-rập Xê-út mua tên lửa đạn đạo DF-21 của Trung Quốc
Ả-rập Xê-út đã mua các tên lửa đạn đạo DF-21 của Trung Quốc để bảo vệ 2 thánh địa Hồi giáo Mecca và Medina, một quan chức Ả-rập Xê-út tiết lộ.
Các hệ thống tên lửa đạn đạo DF-21.
Ông Anwar Eshqi, một vị tướng về hưu và hiện là cố vấn cho hội đồng liên quân của Ả-rập Xê-út, cho biết: "Ả-rập Xê-út đã nhận được các tên lửa DF-21 từ Trung Quốc và việc tích hợp tên lửa, trong đó có kiểm tra bảo dưỡng toàn bộ và các thiết bị nâng cấp, đã hoàn thiện".
Ngoài bảo vệ 2 thánh địa Hồi giáo Mecca và Medina, DF-21 cũng sẽ được sử dụng để tạo thành một chiếc ô che chở nhằm bảo vệ các đồng minh của Ả-rập Xê-út tại Vùng Vịnh, ông Eshqi nói, ngụ ý rằng các tên lửa không được sử dụng cho các cuộc tấn công.
Tên lửa DF-21 có tầm xa từ 1.600 -2.500 km và được tin là có tốc độ tối đa vào khoảng March 5 (tương đương 6.000 km/h).
Ả-rập Xê-út đã ký hợp đồng với Trung Quốc nhằm mua các tên lửa DF-21 vào năm 2007, nhưng không bên nào công khai thừa nhận về thỏa thuận.
Ả-rập Xê-út có thể mua và công bố thương vụ vũ khí này như một thông điệp nhằm "dằn mặt" Iran.
Theo tạp chí Newsweek, Mỹ đã đồng ý để đồng minh Ả-rập Xê-út mua tên lửa DF-21 miễn là chúng không có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Tuy nhiên, ông Eshqi cho hay các tên lửa DF-21 mà Ả-rập Xê-út mua có thể được trang bị đầu đạn hạt nhân.
An Bình
Theo dantri/Want China Times
Trung Quốc lộ tên lửa "sát thủ diệt đảo Guam" Trung Quốc đã vô tình để lộ rằng nước này đang sở hữu tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-26C, có biệt danh "sát thủ đảo Guam", được thiết kế nhằm cho phép Bắc Kinh tấn công các căn cứ quân sự Mỹ tại Thái Bình Dương nếu xảy ra xung đột. Tên lửa được cho là DF-26C của Trung Quốc. Trang...