Trung Quốc thử phi cơ vận tải quân sự lớn nhất
Máy bay vận tải quân sự nội địa đầu tiên của Trung Quốc Y-20 vừa có chuyến bay thử đầu tiên thành công và sẽ được tiếp tục thử nghiệm trong thời gian tới trước khi đi vào hoạt động.
Máy bay vận tải quân sự Y-20 của Trung Quốc. Ảnh: Xinhua
People’s daily dẫn thông tin từ Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho hay, Y-20 là máy bay vận tải đa chức năng, có kích cỡ tương tự IL-76 của Nga nhưng bé hơn C-17 của Mỹ.
Với phi cơ này, Trung Quốc trở thành nước thứ 4 trên thế giới, sau Mỹ, Nga và Ukraina, phát triển máy bay vận tải loại lớn.
Y-20 có thể vận chuyển binh sĩ, các phương tiện hỗ trợ và tác chiến quân sự, trong đó có xe tăng, với trọng tải lên đến 66 tấn. Đây là máy bay vận tải quân sự được sản xuất trong nước lớn nhất của Trung Quốc.
Video đang HOT
Máy bay cũng có thể được tân trang thành phi cơ chở nhiên liệu, máy bay cảnh báo sớm và thậm chí máy bay ném bom.
“Chuyến bay đầu tiên thành công của Y-20 hôm 26/1 có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế và quốc phòng Trung Quốc, cũng như ứng phó tốt hơn trong các trường hợp khẩn cấp như cứu hộ thiên tai và viện trợ nhân đạo”, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho hay.
Y-20 là một phần trong nỗ lực phát triển máy bay vận tải hạng nặng tầm xa bản địa, ưu tiên hàng đầu của Chương trình Phát triển Khoa học và Công nghệ quốc gia Trung và Dài hạn (2006-2020) của Trung Quốc.
Theo VNE
Không quân Mỹ - Nhật tập trận chung
Các chiến đấu cơ của Mỹ và Nhật hôm qua bắt đầu cuộc tập trận chung, chỉ vài ngày sau khi các phi cơ Nhật Bản và Trung Quốc có pha "gườm" nhau gần không phận quần đảo tranh chấp.
Các tàu và máy bay của lực lượng tự vệ hàng hải Nhật Bản và hải quân Mỹ trong một cuộc tập trận chung năm 2010 ở quần đảo Okinawa. Ảnh: UPI
Cuộc tập trận kéo dài 5 ngày ở phía tây nam Nhật Bản, có sự tham gia của 6 chiếc US FA-18 và khoảng 90 quân nhân Mỹ, cùng 4 phi cơ F-4 của Nhật, tờ SCMPdẫn lời một quan chức Nhật cho hay.
Theo AFP, địa điểm tiến hành tập trận nằm ở không phận phía ngoài khơi đảo Shikoku, đảo lớn thứ tư của Nhật Bản.
Trước đó, hôm thứ năm vừa rồi, máy bay quân sự của Trung Quốc lại đến gần không phận phía trên quần đảo mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư và Nhật gọi là Senkaku. Căng thẳng giữa hai nước vẫn kéo dài vì tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo này.
Nhật điều các máy bay F-15 từ Okinawa tới để xua đuổi máy bay Trung Quốc. Trong khi đó, quân đội Trung Quốc cho hai chiến đấu cơ J-10 theo dõi các phi cơ Nhật.
Kể từ khi Nhật công bố quốc hữu hóa ba trong số các đảo thuộc Senkaku/Điếu Ngư hồi tháng 9, các tàu và máy bay của Trung Quốc tăng cường tần suất tiếp cận quần đảo, và mối quan hệ giữa hai nước ngày càng trở nên xấu đi.
Tân thủ tướng Shinzo Abe cam kết sẽ cứng rắn trong tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ngay từ khi đắc cử hồi cuối năm ngoái. Chính phủ Nhật Bản tuần trước cũng đề xuất tăng ngân sách quốc phòng cho năm nay, trong một gói kích thích kinh tế do tân thủ tướng đưa ra.
Hôm 13/1, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) vừa có cuộc diễn tập quân sự đầu tiên được thiết kế nhằm giành lại "một đảo xa bị kẻ thù xâm chiếm".
Khoảng 300 binh sĩ tham gia trong cuộc diễn tập dài 40 phút này, cùng 20 chiến đấu cơ và hơn 30 xe quân sự tại đồn trú Narashino ở Chiba, đông nam Tokyo. Khoảng 80 quân nhân thuộc Lữ đoàn Không quân Số một của SDF đã cùng nhảy dù từ các trực thăng xuống một đảo xa để chiến đấu với lực lượng đối phương.
Hồi tháng 10/2012, Nhật Bản và Mỹ từng hủy kế hoạch tập trận chung với kịch bản tương tự trên, do Tokyo không muốn Trung Quốc "nóng mặt". Cuộc tập trận chung lần này, kéo dài đến 18/1 tới, chưa có dấu hiệu gì cho thấy nhắm vào Bắc Kinh và cũng cách xa các khu vực tranh chấp.
Dù liên minh Mỹ-Nhật hầu như được công chúng ủng hộ, vẫn có một số căng thẳng phát sinh giữa các căn cứ Mỹ và cộng đồng dân cư sở tại, thường là do tiếng ồn và nguy cơ gây tai nạn của các phi cơ cũng như tình trạng tội phạm liên quan.
Theo VNE
Mỹ kiểm tra an toàn máy bay Boeing 787 Một chiếc Boeing 787 của Hãng hàng không Nhật - Ảnh: Reuters Ngày 12.1, Cục Hàng không liên bang Mỹ (FAA) ra lệnh kiểm tra toàn diện khâu thiết kế, sản xuất và lắp ráp dòng máy bay thương mại Boeing 787 Dreamliner, sau khi loại phi cơ này gặp hàng loạt sự cố. Báo The New York Times dẫn lời Cục trưởng...