Trung Quốc thử nghiệm UAV tàng hình
Trung Quốc đã tiến hành bay thử nghiệm chiếc máy bay tác chiến tàng hình không người lái có tên gọi là Lợi Kiếm hôm 21.11 ở vùng tây bắc nước này, theo trang RIA Novosti (Nga).
Chiếc Lợi Kiếm của Trung Quốc bay thử nghiệm – Ảnh: cjdby.net
Với chuyến bay này, Trung Quốc là quốc gia thứ tư trên thế giới thử nghiệm thành công phương tiện bay tàng hình không người lái, sau Mỹ, Anh và Pháp.
Đoạn clip về chuyến bay thử nghiệm của chiếc Lợi Kiếm đã được đăng trên một diễn đàn quân sự nổi tiếng của Trung Quốc là cjdby.net, và sau đó được đăng lại trên website của Nhân dân Nhật báo, Tân Hoa Xã và South China Morning Post.
Theo ông Hứa Quang Vũ, cựu thiếu tướng quân đội Trung Quốc, thì Lợi Kiếm được chế tạo cho Không quân và Không lực Hải quân Trung Quốc với các nhiệm vụ tác chiến, theo dõi và trinh sát. Ông Hứa hiện đang là nhà nghiên cứu cao cấp của Hiệp hội Kiểm soát vũ khí và Giải trừ quân bị Trung Quốc.
Với khả năng bay không bị phát hiện ở cao độ cao, cung cấp được hình ảnh có độ phân giải lớn… cùng những năng lực thông minh khác, Lợi Kiếm sẽ cho phép các cơ quan hàng hải Trung Quốc theo dõi diễn biến ở biển Đông và biển Hoa Đông, tờ South China Morning Post dẫn lời ông Hứa.
Video đang HOT
Theo ông Vương Á Nam, Phó tổng biên tập Tạp chí Kiến thức Hàng không Vũ trụ, thì Lợi Kiếm phù hợp nhất với các hoạt động trên biển.
Kích thước và năng lực công nghệ của Lợi Kiếm là sự lựa chọn phù hợp cho hải quân nếu quân chủng này muốn chọn một nền tảng chiến đấu không người lái cho tàu sân bay của mình, tờ Nhân dân Nhật báo dẫn lời ông Vương.
Còn theo một chuyên gia chống khủng bố của Trung Quốc thì Lợi Kiếm sẽ không được sử dụng cho hoạt động chống khủng bố trong nước.
Đối với các hoạt động chống khủng bố trong nước, những phương pháp giám sát thông thường là đủ hiệu quả, ông Lý Vỹ, Viện Quan hệ quốc tế đương đại Trung Quốc, cho biết.
“Vì chi phí triển khai một máy bay tác chiến không người lái là quá cao và không cần thiết”, ông Lý nói thêm.
Lợi Kiếm được thiết kế và chế tạo với sự hợp tác giữa hai nhà sản xuất máy bay hàng đầu của Trung Quốc là Tập đoàn công nghiệp hàng không Hồng Đô và Tổng công ty hàng không Thẩm Dương. Dự án chế tạo Lợi Kiếm được khởi động từ năm 2009, và lần thử nghiệm chạy trên mặt đất đầu tiên được tiến hành vào ngày 13.12.2012.
Chiếc Lợi Kiếm được so sánh với dòng X-47 do hãng Northrop Grumman chế tạo cho hải quân Mỹ, mà gần đây đã thử nghiệm thành công các hoạt động bay kết hợp với tàu sân bay, và chiếc “nEUROn” do các công ty Châu Âu chế tạo dưới sự chủ trì của Công ty hàng không Dassault của Pháp, theo RIA Novosti.
David Axe, phóng viên chuyên về mảng quân sự và xung đột của tờ Medium, cho biết chiếc Lợi Kiếm gần giống với chiếc máy bay không người lái MiG Skat của Nga.
Còn theo South China Morning Post, Lợi Kiếm là chiếc máy bay tàng hình nội địa thứ 3 của Trung Quốc trong ba năm gần đây, sau các chiến đấu cơ tàng hình J-20 và J-31.
Theo nhận định của phóng viên Axe, Trung Quốc đang cố gắng để bắt kịp đội máy bay không người lái của Mỹ, không chỉ ở năng lực tàng hình.
“Trước chiếc Lợi Kiếm, Trung Quốc đã công bố một máy bay không người lái vũ trang tương tự như chiếc Predator của Mỹ, cộng với một UAV do thám tầm xa sử dụng động cơ phản lực giống như chiếc Global Hawk của Mỹ”, Axe nói.
Tàu chiến của hải quân Trung Quốc cũng đã phóng một phương tiện bay không người lái cỡ nhỏ kiểu như chiếc Scan Eagle của Mỹ, ông Axe cho biết thêm.
Hình ảnh được chụp từ xa của chiếc Lợi Kiếm bắt đầu xuất hiện vào tháng 5 trên nhiều diễn đàn quân sự khác nhau. Theo truyền thông Trung Quốc, Lợi Kiếm đã hoàn thành thử nghiệm chạy trên mặt đất cũng trong khoảng thời gian đó.
Theo TNO
Lính đánh thuê Afghanistan "đả" cả quân chính phủ và phe đối lập Syria
Hiện có khoảng 20.000 lính đánh thuê hoạt động ở Syria dựa vào tài trợ từ Afghanistan.
Lính đánh thuê ở Syria
Theo hãng tin RIA Novosti, đặc phái viên của Tổng thống Nga về các vấn đề Afghanistan là ông Zamir Kabulov cho biết, hàng ngàn lính đánh thuê của Afghanistan hiện đang chiến đấu cho cả hai phe gồm quân chính phủ và phe đối lập Syria.
Ông Kabulov cho biết, có hàng ngàn lính đánh thuê Afghanistan đang chiến đấu ở Syria, trong đó có cả lực lượng bảo vệ cho Tổng thống Assad, có những nhóm lại tham gia vào các lực lượng vũ trang đối lập. Lính đánh thuê Afghanistan còn là một trong những công cụ của các đối thủ cạnh tranh trong khu vực tại Syria.
Báo cáo tiết lộ rằng kể từ khi xung đột vũ trang bùng nổ tại Syria, có nhiều nhóm vũ trang chống lại quân đội Syria, bao gồm cả lính đánh thuê nước ngoài. Đây là những nhóm chiến binh mạnh nhất trong thành phần các lực lượng vũ trang đối lập, góp phần to lớn vào những chiến thắng của quân nổi dậy.
Một cơ quan mật vụ Nga đã cho biết, có khoảng 20.000 lính đánh thuê hoạt động ở Syria dựa vào "tài trợ ma túy" từ Afghanistan.
Theo ANTD
Khám phá chiến lược Bắc cực của Trung Quốc - Kỳ 1: Cuộc đua của những 'ông lớn' Trung Quốc đang tham gia "cuộc đua Bắc cực" một cách thận trọng với mục tiêu trọng tâm là kinh tế, theo một bài phân tích mới đây của tờ The Diplomat (Nhật). Một con sói ở Bắc Cực - Ảnh: AFP Trong 7 năm qua, 11 quốc gia gồm Ba Lan, Nga, Phần Lan, Pháp, Thụy Điển, Iceland, Tây Ban Nha, Đan...