Trung Quốc thử nghiệm thiết bị lặn không người lái hoạt động ở Biển Đông
Trung Quốc hoàn tất thử nghiệm thiết bị lặn không người lái tầm xa nhằm mở rộng phạm vi hoạt động ở Biển Đông.
Thiết bị lặn tự vận hành (AUV), có tên Sea-Whale 2000 (Cá Voi Biển 2000) vừa hoàn thành thử nghiệm 37 ngày ở Biển Đông với tầm hoạt động 2.011km, Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc cho biết.
Tờ South China Morning Post đưa tin, nhiệm vụ của thiết bị không người lái Sea-Whale 2000 vẫn còn là bí mật, song tầm hoạt động của thiết bị này có thể bao phủ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam).
Thiết bị lặn không người lái Sea-Whale 2000 có hình ngư lôi, dài khoảng 3 m và nặng 200 kg, được trang bị công nghệ trí tuệ nhân tạo và một loạt các cảm biến để đo nhiệt độ, độ mặn, dòng điện, dấu vết hóa chất, tầm nhìn dưới nước và các hoạt động sinh học. Bên cạnh đó, Sea-Whale 2000 có thể lặn ở độ sâu 2.000 m dưới mặt nước biển, với tốc độ lên tới 1,2 m mỗi giây.
Thiết bị lặn không người lái được trang bị công nghệ trí tuệ nhân tạo và một loạt các cảm biến. (Ảnh: Chinese Academy of Sciences)
“Việc phát triển của Sea-Whale 2000 là để đáp ứng nhu cầu khảo sát dài hạn dưới biển sâu ở Biển Đông”, Tiến sĩ Huang Yan, Viện nghiên cứu robot của Viện Khoa học Trung Quốc nói và cho biết Sea-Whale 2000 có khả năng thực hiện “ nhiệm vụ dài hạn trong nhiều tuần chỉ với một lần phóng và có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ”.
Giáo sư Liu Xiaoshou, nhà khoa học sinh vật biển tại Đại học Đại dương Trung Quốc, cho biết các cảm biến sinh học trên Sea-Whale 2000 có thể thu thập dữ liệu về các vấn đề sinh thái. Cùng với thông tin được thu thập bởi các cảm biến khác, các nhà khoa học có thể tái cấu trúc sự phát triển của các hệ thống sinh học ở quy mô lớn hơn.
Ông Liu Xiaoshou cũng cho hay, việc triển khai thiết bị lặn không người lái quy mô lớn có thể không xảy ra ngay lập tức vì công nghệ mới sẽ cần thêm thời gian để chứng minh giá trị của nó. Dữ liệu được thu thập bởi thiết bị lặn không người lái sẽ cần phải được so sánh cẩn thận với các phương pháp khác được thu thập để xác định độ chính xác và chất lượng.
Video đang HOT
10 năm trước, Bắc Kinh đã ra mắt một mạng lưới giám sát đại dương được coi là lớn nhất ở Biển Đông. Hải quân Trung Quốc và nhiều viện nghiên cứu dân sự đã triển khai một số lượng lớn phao và trạm giám sát neo đậu dưới đáy biển. Các nhà nghiên cứu Trung Quốc cho biết, mật độ triển khai của Trung Quốc “hiện nay cao hơn nhiều” so với các cơ sở tương tự do Mỹ và các nước khác vận hành trong khu vực.
Tuy nhiên, các cơ sở cố định này không thể bao phủ toàn bộ biển và việc bảo trì chúng rất tốn kém. Một số đã bị hư hại. Các nhà khoa học Trung Quốc nói với tờ South China Morning Post rằng, thiết bị lặn không người lái Sea-Whale 2000 tầm xa sẽ giúp ích cho công việc của họ.
Sea-Whale 2000 không phải là thiết bị lặn tự vận hành có tầm hoạt động xa nhất trên thế giới. Hiện nay, Autosub Long Range của Anh, có biệt danh Boaty McBoatface, được cho là thiết bị lặn tự vận hành có tầm hoạt động xa nhất trên thế giới với phạm vi 6.000 km, thời gian hoạt động lên đến 6 tháng.
Việc Trung Quốc phát triển thiết bị lặn không người lái có phạm vi hoạt động rộng ở Biển Đông rõ ràng nằm trong âm mưu chiếm trọn Biển Đông của Trung Quốc, động thái vấp phải sự chỉ trích gay gắt của cộng đồng quốc tế
Ngoài ra, thời gian qua, hình ảnh “đường lưỡi bò” phi pháp được Trung Quốc cài cắm ở mọi nơi: từ cái áo, quả địa cầu, bản đồ, bản đồ digital (trên định vị các phương tiện), phim ảnh, sách giáo trình… cũng cho thấy Trung Quốc không từ bỏ bất cứ cơ hội nào để phổ biến các yêu sách phi lý trên Biển Đông.
(Nguồn: SCMP)
KÔNG ANH
Theo vtc.vn
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines có tuyên bố "gỡ tội" cho Trung Quốc ở Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines cho rằng, việc Trung Quốc bắn pháo sáng cảnh cáo nhằm vào các máy bay quân sự của Philippines tuần tra ở Biển Đông không phải là "mối đe dọa trực tiếp".
"Liệu hành động này có gây ra mối quan ngại? Không", Inquirer dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana phát biểu trước các phóng viên hôm 6/11.
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana và Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Triệu Giám Hoa. (Ảnh: Yahoo)
Trước đó, vào ngày 5/11, phát biểu trước Ủy ban An ninh và Quốc phòng quốc gia thuộc Hạ viện Philippines, Thiếu tướng Reuben Basiao, Phó Chánh văn phòng tình báo của Các lực lượng vũ trang Philippines (AFP) cho biết, trong năm nay, Trung Quốc đã 6 lần bắn pháo sáng cảnh cáo nhằm vào các máy bay quân sự của Philippines trên Biển Đông.
Theo ông Basiao, Trung Quốc đã cho bắn pháo sáng cảnh cáo nhằm vào máy bay quân sự Philippines từ các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng trái phép ở Biển Đông.
"Gần đây, Trung Quốc đã bắn pháo sáng cảnh cáo nhằm vào các máy bay quân sự của Philippines ở Biển Đông trong khoảng thời gian từ tháng 1- 2/2019. Trung Quốc đã 6 lần bắn pháo sáng cảnh cáo vào các máy bay Philippines khi làm nhiệm vụ tuần tra hàng hải", CNN dẫn lời Tướng Basiao.
Dù vụ việc xảy ra từ hồi đầu năm nay, nhưng tuyên bố hôm 5/11 của Tướng Basiao là lần đầu tiên Philippines cho công khai thông tin về hành động khiêu khích của Trung Quốc.
Chia sẻ với Inquirer, một phi công thuộc lực lượng không quân Philippines (PAF) và từng thực hiện hành trình tuần tra ở biển Tây Philippines (khu vực Manila dùng để gọi một phần phía đông của Biển Đông) cho hay, việc Trung Quốc bắn pháo sáng cảnh cáo còn xảy ra trước cả hồi đầu năm nay. Hành động của Trung Quốc được cho là nhằm ngăn chặn các máy bay quân sự Philippines lại gần những hòn đảo nhân tạo mà Bắc Kinh trái phép xây dựng trong khu vực.
Tướng Basiao cho biết thêm, các tàu của Trung Quốc đang ngăn chặn Philippines tiến hành sứ mệnh tuần tra hàng hải và tiếp tế cho các tàu quân sự hoạt động ở Biển Đông.
Lâu nay, Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền trên phần lớn diện tích Biển Đông thông qua cái gọi là bản đồ "đường chín đoạn". Thậm chí, trong những năm gần đây, Trung Quốc không ngừng cải tạo, xây dựng các hòn đảo nhân tạo và tiến hành quân sự hóa trái phép trên các thực thể này để bảo vệ những tuyên bố chủ quyền phi lý ở Biển Đông.
Về phần mình, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Lorenzana xác nhận, Trung Quốc đã cho bắn pháo sáng cảnh cáo từ ba hòn đảo nhân tạo ở Biển Đông, trong lúc các máy bay quân sự Philippines bay qua khu vực này.
"Tại sao Trung Quốc lại bắn pháo sáng? Tôi không biết. Có thể họ đang tổ chức buổi lễ nào đó. Nhưng tôi nghi ngờ đây là hành động nhằm để các máy bay của chúng tôi biết rằng họ không được ở trong khu vực mà Trung Quốc kiểm soát. Đây chỉ là hành động cảnh cáo chứ không có gì hơn. Chúng không phải là mối đe dọa trực tiếp tới máy bay quân sự của chúng tôi", ông Lorenzana nói.
Cũng theo Bộ trưởng Lorenzana, các máy bay của không quân Philippines đã tiến hành thu thập thông tin tình báo, giám sát và trinh thám ở khu vực cách ba hòn đảo nhân tạo của Trung Quốc hơn 9 km và trên độ cao 5.000 feet.
Còn trong tối ngày 6/11, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Teodoro Locsin Jr cho biết ông sẽ gửi công hàm phản đối cho phía Trung Quốc sau khi Cơ quan Điều phối Tình báo quốc gia Philippines (NICA) đưa ra kết luận thông tin Trung Quốc 6 lần bắn pháo sáng cảnh cáo nhằm vào các máy bay quân sự của Philippines tuần tra trên Biển Đông trong năm nay là sự thật.
"Tôi không thể tin được các nguồn tin dân sự bởi họ quen nói dối. Một khi NICA xác nhận thông tin, tôi sẽ gửi công hàm. Chúng tôi chỉ tin tưởng duy nhất quân đội mới nói sự thật", Philstar dẫn chia sẻ trên Twitter của Bộ trưởng Locsin.
Tuy nhiên, hai nguồn tin từ chính phủ Philippines đã nói với Inquirer rằng, trước khi thông tin được Tướng Basiao công khai, Manila đã gửi công hàm phản đối cho phía Bắc Kinh liên quan tới vụ việc bắn pháo sáng cảnh cáo nhằm vào các máy bay quân sự của Philippines làm nhiệm vụ tuần tra ở Biển Đông hồi đầu năm nay.
Minh Thu (lược dịch)
Theo infonet
Chuyên gia Mỹ: Chiến lược của Bắc Kinh là quấy rối không ngừng trên Biển Đông Ông Greg Poling cho rằng, Trung Quốc đang tăng cường lực lượng, liên tục quấy rối trên biển Đông, nhằm cản trở hoạt động hợp pháp của các nước trong khu vực. Phát biểu bên lề Hội nghị Khoa học Quốc tế Biển Đông lần thứ 11, chuyên gia Greg Poling, thuộc Viện nghiên cứu chiến lược và Quốc tế (CSIS) khẳng định,...