Trung Quốc thử nghiệm DF-41 với hai đầu đạn hạt nhân, sắp đưa vào biên chế
Trung Quốc đã tiến hành thử nghiệm tên lửa liên lục địa (ICBM) mới nhất với hai đầu đạn hạt nhân mô phỏng.
Bình luận: Tam giác Mỹ-Trung-Nga sẽ định hình lại trật tự thế giới?Báo Nga lo ngại Việt Nam sẽ thay dần vũ khí NgaBáo Nga: Trung Quốc có thể sớm trở thành cường quốc hạt nhân thứ 3 thế giới
Tờ The Diplomat hôm 19/8 đưa tin cho biết, Trung Quốc đã tiến hành thử nghiệm tên lửa liên lục địa (ICBM) mới nhất với hai đầu đạn hạt nhân mô phỏng.
Cuộc thử nghiệm diễn ra vào ngày 6/8 là cuộc thử nghiệm thứ tư của tên lửa DF-41 trong ba năm qua. Theo các đồn đoán, loại tên lửa tầm xa này có khả năng mang được nhiều đầu đạn.
Video đang HOT
Ảnh rò rỉ trên mạng xã hội Trung Quốc được cho là hình ảnh của DF-41.Ảnh: The Diplomat.
Cuộc thử nghiệm gần nhất của DF-41 theo dự đoán của tờ The Washington Free Beacon diễn ra vào tháng 12/2014. Hai bài kiểm tra khác được tiến hành vào tháng 7/2012 và tháng 12/2013 tại căn cứ thử nghiệm tên lửa và vũ trụ Wuzhai nằm ở gần Bắc Kinh.
Theo các nguồn tin trên, công nghệ đa đầu đạn phân hướng (MIRV) thường được dùng trong quá trình sản xuất tên lửa đạn đạo mà Trung Quốc có được nhờ sao chép công nghệ vệ tinh của Mỹ được xuất khẩu trái phép trong thời chính quyền Tổng thống Bill Clinton. Lockheed Martin đã bị phạt 13 triệu USD năm 2000 vì xuất khẩu trái phép công nghệ MIRV cho Trung Quốc.
Kế hoạch phát triển DF-41 được bắt đầu vào năm 1986, nhưng sau đó bị bỏ dở vào năm 2000. Cho đến năm 2009 Trung Quốc mới khởi động lại chương trình này. Tuy nhiên, hầu hết các thông tin về dự án DF-41 và khả năng thực sự của loại tên lửa này vẫn còn là bí mật.
Theo ước tính của tình báo Mỹ, DF-41 có thể mang 10 đầu đạt nhiệt hạch nặng 150-300 kiloto và có thể tấn công mọi mục tiêu trên đất Mỹ với tầm bắn 12.000 đến 15.000 km.
Trong một báo cáo gần đây, Ủy ban Kinh tế và An ninh Mỹ-Trung cảnh báo rằng, Trung Quốc có thể sẽ triển khai DF-41 trong năm nay, nhưng nhiều khả năng sẽ diễn ra vào giai đoạn từ 2018-2020 hơn.
Rick Fisher, một nhà phân tích tại Trung tâm Đánh giá và Chiến lược quốc tế, đồng tình với báo cáo trên và nói, DF-41 đang ở “gần trạng thái hoạt động.”
Theo trang web Missile Threat, DF-41 là đại diện cho đỉnh cao công nghệ quân sự của Trung Quốc và có khả năng trở thành cốt lõi của lực lượng hạt nhân Trung Quốc.
Ngoài DF-41, theo trang web này, Trung Quốc có thể còn sở hữu công nghệ tên lửa R-12 của Nga nhờ mua hoặc đánh cắp được.
Trong tháng 6, tờ The Diplomat cũng đã đăng tải một báo cáo, trong đó thảo luận về khả năng DF-41 có thể được triển khai trên xe tàu lượn siêu thanh (HGVs). Điều này, theo tác giả bài viết, sẽ cung cấp cho Bắc Kinh khả năng tấn công chính xác mọi mục tiêu trên thế giới trong vòng một giờ.
Nguyễn Hường
Theo giaoduc