Trung Quốc thử nghiệm công nghệ có thể truyền năng lượng Mặt trời từ vũ trụ về Trái đất
Nhóm phát triển cho biết các tấm pin Mặt trời đặt trên quỹ đạo sẽ có lợi thế hơn so với hệ thống trên mặt đất, do không thể hoạt động vào ban đêm hoặc bị mây che phủ.
Tờ Bloomberg đưa tin các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc vừa thử nghiệm thành công một mô hình công nghệ, có khả năng truyền dẫn không dây năng lượng Mặt trời từ ngoài vũ trụ về Trái đất trong tương lai.
Theo đó, mô hình trạm năng lượng được đặt tại Đại học Xidian ở tỉnh Thiểm Tây đã hấp thụ ánh nắng ở một độ cao so với mặt đất rồi chuyển nó thành chùm tia sóng. Sau đó, nó truyền các tia này xuyên qua không khí đến một trạm thu, nơi nó có thể được chuyển đổi trở lại thành điện năng.
Trong khi mô hình thử nghiệm chỉ truyền năng lượng qua không khí được quãng đường 55 mét, các nhà nghiên cứu hy vọng một ngày nào đó công nghệ này có thể được mở rộng để truyền tải năng lượng từ các tấm pin Mặt trời quay quanh Trái đất.
Video đang HOT
Trong thông cáo báo chí, trường Đại học Xidian cho biết nhóm nghiên cứu vừa tiến hành thử nghiệm trước một hội đồng chuyên gia và được xác nhận thành công vào ngày 5/6.
Triển vọng về việc khai thác nguồn năng lượng Mặt trời từ vũ trụ sẽ giúp loại bỏ được nhược điểm lớn nhất của công nghệ năng lượng sạch là không thể hoạt động trong bóng tối, bằng cách đặt các tấm pin vào những quỹ đạo không bị Trái đất phủ bóng.
Hiện nay, Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất khai thác tiềm năng của công nghệ này.
Các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ California (Mỹ) đã khởi động một chương trình khai thác năng lượng Mặt trời từ không gian sau khi được rót vốn 100 triệu USD vào năm 2013. Các nhà nghiên cứu ở Ấn Độ, Nga, Anh và Pháp cũng đang khám phá về tiềm năng trên. Theo Đại học Xidian, đặc biệt, Nhật Bản là quốc gia đang dẫn đầu trong lĩnh vực này.
Vệ tinh Trung Quốc suýt va chạm mảnh vỡ từ vụ nổ của Nga
Một trong các vệ tinh khoa học của Trung Quốc đã suýt va chạm với mảnh vỡ trên quỹ đạo được tạo ra từ vụ Nga phóng tên lửa phá hủy vệ tinh cũ.
Ngày càng có nhiều mảnh vỡ trôi nổi trên quỹ đạo (Ảnh minh họa: Shuttersstock).
Báo South China Morning Post (SCMP) dẫn thông tin từ Cục Không gian quốc gia Trung Quốc (CNSA) ngày 19/1 cho biết, "vụ chạm trán nguy hiểm" này xảy ra hôm 18/1 khi vệ tinh khoa học Thanh Hoa của nước này suýt va chạm với một mảnh vỡ vệ tinh của Nga cách nhau khoảng 14,5 m.
Mảnh vỡ này được cho là được tạo ra sau một vụ thử nghiệm tên lửa "diệt" vệ tinh của Nga hồi tháng 11/2021. CNSA cảnh báo, nguy cơ chạm trán tương tự vẫn có thể xảy ra trong tương lai.
Nga được tin là đã phóng tên lửa S-500 Prometey hôm 15/11/2021 để phá hủy vệ tinh tình báo cũ được đưa vào quỹ đạo vào năm 1982. Điều này đã tạo ra một vụ nổ kéo theo khoảng 1.500 mảnh vỡ trong quỹ đạo.
Trung Quốc đã theo dõi chặt chẽ các mảnh vỡ sau vụ phóng này của Nga và nhận thấy hầu các mảnh vỡ trôi nổi ở tọa độ cách trái đất khoảng từ 400 - 1.100 km, nơi có hàng trăm vệ tinh Trung Quốc hoạt động.
Liu Jing, một chuyên gia về vũ trụ và hiện là phó giám đốc một trung tâm trực thuộc CNSA, cho biết các vụ suýt chạm trán giữa tàu vũ trụ và các mảnh vỡ thường xảy ra ở khoảng cách vài km, còn ở khoảng cách vài mét rất hiếm. Ông cho rằng, nếu có bất kỳ mảnh vỡ nào tiếp cận, các vệ tinh cần được thông báo nhanh chóng để di chuyển nhằm tránh va chạm.
Nga hiện chưa lên tiếng về những thông tin trên.
Cơ quan Vũ trụ (NASA) của Mỹ cũng từng nhiều lần cảnh báo về mối đe dọa từ các mảnh vỡ trôi nổi trên quỹ đạo.
Trung Quốc chạy đua với Mỹ thiết lập mạng lưới vệ tinh laze toàn cầu Trung Quốc đã thực hiện thử nghiệm liên lạc tốc độ cao bằng laze, thay vì tín hiệu vô tuyến thông thường, giữa các vệ tinh trong hệ thống định vị Bắc Đẩu và các trạm trên mặt đất. Theo tờ SCMP, phương pháp này có thể giúp vệ tinh phát dữ liệu xuống mặt đất với tốc độ vài gigabyte mỗi giây,...