Trung Quốc thông qua luật tăng cường an ninh biên giới
Trung Quốc đã thông qua luật tăng cường an ninh biên giới và sẽ có hiệu lực vào ngày 1/1/2022, trong bối cảnh căng thẳng với Ấn Độ đang leo thang và mối lo khủng bố.
Hình ảnh từ video do Trung Quốc công bố về cuộc đụng độ chết người với Ấn Độ vào năm ngoái ở thung lũng Galwan (Ảnh: AFP).
Ủy ban Thường vụ quốc hội Trung Quốc đã thông qua Luật Biên giới trên đất liền trong phiên họp kín hôm 23/10, trong đó cho phép sử dụng vũ khí ở biên giới và các biện pháp phong tỏa để chống người vượt biên trái phép.
Luật mới, với tổng số 62 khoản với 7 chương, được thông qua với mục tiêu “điều chỉnh, tăng cường, bảo vệ và ổn định an ninh biên giới”.
Luật mới cũng cho phép Trung Quốc có thể đóng biên nếu có chiến tranh hoặc xung đột vũ trang gần đó đe dọa an ninh biên giới.
Video đang HOT
Luật này được thông qua trong bối cảnh Trung Quốc đang tăng cường an ninh biên giới giữa lúc căng thẳng với Ấn Độ đang leo thang và mối lo ngại khủng bố từ Afghanistan. Chỉ 2 tuần trước, vòng đàm phán mới nhất giữa các chỉ huy quân đội Trung Quốc và Ấn Độ về biên giới đã đổ vỡ.
Mỗi bên đều đổ lỗi cho bên kia, trong đó Trung Quốc cáo buộc nước láng giềng đưa ra các yêu cầu vô lý, trong khi New Delhi chỉ trích Bắc Kinh đã không đưa ra được “các đề xuất hướng tới tương lai”.
Trung Quốc, có chung biên giới với 14 nước láng giềng, cũng lo ngại nguy cơ Covid-19 xâm nhập.
Trung Quốc đương đầu nhiều thách thức ở hàng loạt điểm nóng biên giới
Trung Quốc đang phải đối mặt với những thách thức ngày càng nghiêm trọng ở cả biên giới trên bộ lẫn trên biển.
Các binh sĩ Trung Quốc (Ảnh: PLA Daily).
Trong báo cáo do Viện Grandview có trụ sở tại Bắc Kinh công bố, nhà phân tích quân sự Trung Quốc Ouyang Wei cho biết nước này đang phải đối mặt với tình trạng tranh chấp, ly khai và khủng bố cùng lúc ở một số khu vực biên giới.
"Cuộc chiến chống ly khai và khủng bố ở các khu vực biên giới sẽ còn kéo dài và căng thẳng hơn nữa, đặc biệt trong bối cảnh bất ổn mới tại eo biển Đài Loan", ông Ouyang nhận định.
Đánh giá từ ông Ouyang Wei, giáo sư đã nghỉ hưu tại Đại học Quốc phòng Trung Quốc, được đưa ra khi Mỹ vẫn đang tăng cường hiện diện quân sự ở Biển Đông và eo biển Đài Loan. Trong khi đó, bất ổn vẫn tiếp tục gia tăng trên biên giới đất liền của Trung Quốc với Ấn Độ, Afghanistan, Myanmar và Triều Tiên.
Các vụ thử hạt nhân của Triều Tiên, các cuộc biểu tình hàng loạt ở Myanmar sau cuộc đảo chính quân sự hồi tháng 2, các cuộc xung đột sắc tộc kéo dài ở phía bắc Trung Quốc, cũng như sự tiếp quản của Taliban ở Afghanistan, đã làm gia tăng các mối đe dọa an ninh đối với Bắc Kinh.
Báo cáo của nhà phân tích Ouyang Wei nhận định, về biên giới trên bộ, các vấn đề phát sinh từ tranh chấp giữa Trung Quốc với Ấn Độ đang trở nên "đáng chú ý hơn cả".
Cả Trung Quốc và Ấn Độ đều tăng cường xây dựng quân sự trong những tháng gần đây, sau 17 tháng đối đầu ở các khu vực biên giới tranh chấp. New Delhi dường như xích lại gần Washington và có lập trường cứng rắn hơn với Bắc Kinh, đặc biệt liên quan đến các tranh chấp biên giới.
"Những bế tắc gần đây, bao gồm cuộc xung đột chết người ở Thung lũng Galwan, cho thấy nhiệm vụ bảo vệ biên giới đất liền Trung - Ấn cấp bách hơn so với các khu vực khác", ông Ouyang nhận định.
Trung Quốc cũng đơn phương nêu yêu sách chủ quyền phi pháp tại Biển Đông. Tại biển Hoa Đông, Trung Quốc cũng đòi chủ quyền với một nhóm đảo không người ở hiện do Nhật Bản quản lý.
Với đường biên giới kéo dài hơn 22.800 km và giáp 14 quốc gia, Trung Quốc được xem là nước có tranh chấp lãnh thổ phức tạp nhất thế giới. Tuy nhiên, Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận biên giới với Triều Tiên, Nga, Mông Cổ, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Tajikistan, cũng như Myanmar, Nepal.
Theo dự thảo luật biên giới trên bộ, chính quyền Trung Quốc có thể đóng cửa biên giới để đối phó với mối đe dọa an ninh quốc gia nghiêm trọng, trong khi lực lượng quân sự và bán quân sự sẽ phụ trách đối phó với các hoạt động khủng bố và vượt biên bất hợp pháp.
Trung Quốc đang tăng cường phô diễn sức mạnh quân sự của mình bằng cách thường xuyên triển khai máy bay chiến đấu và cả tàu chiến tới gần Đài Loan, hòn đảo Bắc Kinh tuyên bố sẽ tìm mọi cách để sáp nhập, kể cả bằng vũ lực.
Mỹ hiện coi Trung Quốc là đối thủ chiến lược và đã thúc đẩy chiến lược tập hợp liên minh để kiềm chế ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực.
Trong nỗ lực nhằm thách thức các yêu sách chủ quyền thái quá của Bắc Kinh trên biển, các tàu chiến của Mỹ và các đồng minh, bao gồm Anh, Pháp và Đức, đã thực hiện các sứ mệnh ở Biển Đông.
"Những bất ổn ngày càng tăng trên biển khiến các nỗ lực phòng thủ trên biển trở nên phức tạp hơn, trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng phụ thuộc sâu hơn vào thương mại quốc tế, năng lượng và các tuyến đường chiến lược trên biển; phạm vi phòng thủ trên biển mở rộng; mối đe dọa an ninh và sức ép chiến lược gia tăng", ông Ouyang cho biết thêm.
Đàm phán biên giới thất bại, Trung Quốc và Ấn Độ đổ lỗi lẫn nhau Vòng đàm phán mới nhất về xử lý tranh chấp biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ đã kết thúc sau hơn 8 tiếng mà không đạt được kết quả nào. Hai bên đổ lỗi cho nhau về bế tắc trong đối thoại. Binh sĩ Ấn Độ gác tại khu vực biên giới với Trung Quốc ngày 17/6/2020. Ảnh: AFP/TTXVN Trung Quốc...