Trung Quốc thông qua luật an ninh quốc gia, mở đường hành động quân sự?
Quân đội Trung Quốc có thể mở rộng sự hiện diện ở bên ngoài quốc gia, nếu cần thiết có thể tiến hành các hành động quân sự để bảo vệ “lợi ích bên ngoài” của mình, theo luật an ninh quốc gia mới của Trung Quốc.
Luật an ninh quốc gia mới của Trung Quốc cho phép quân đội mở rộng sự hiện diện ra bên ngoài – Ảnh: THX/AFP
Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (quốc hội) Trung Quốc ngày 1.7 đã thông qua Luật an ninh quốc gia mới, bao trùm các lĩnh vực từ quốc phòng, tài chính, khoa học và công nghệ, văn hóa và tôn giáo. Luật mới của Trung Quốc cũng nêu rõ về việc thắt chặt an ninh mạng cũng như các điều khoản về chủ quyền không gian mạng.
Trong luật an ninh quốc gia được thông qua ngày 1.7, Trung Quốc nhấn mạnh an ninh trên biển và trên không là lợi ích cốt lõi, và nước này sẽ dùng “tất cả các biện pháp cần thiết” để bảo vệ, theo Reuters.
Tờ South China Morning Post (Hồng Kông) ngày 2.7 đưa tin, một trong những điểm đáng chú ý của luật mới này là việc quân đội Trung Quốc có thể tiến hành các hành động quân sự để bảo vệ cái mà nước này coi là “lợi ích bên ngoài”.
Theo South China Morning Post, việc Ủy ban thường vụ quốc hội Trung Quốc thông qua luật này là cần thiết để nước này có thể tuyên chiến với các quốc gia khác. Và tất cả các hành động của quân đội Trung Quốc ở trong nước và nước ngoài đều cần được Quân uỷ Trung ương do Chủ tịch Tập Cận Bình đứng đầu thông qua.
Video đang HOT
Luật an ninh quốc gia mới của Trung Quốc được thông qua chỉ hơn một tháng sau khi nước này công bố sách trắng quốc phòng năm 2015, với những nội dung nhấn mạnh chiến lược “chủ động phòng vệ”, cũng như khẳng định những bước đi bảo vệ lợi ích ở vùng biển xa bờ.
Tàu ngầm, tàu chiến Trung Quốc trong một cuộc tập trận – Ảnh: Reuters
Trang tin International Business Times (Mỹ) ngày 2.7 nhận định việc quốc hội Trung Quốc thông qua luật mới này là động thái liên quan tới tham vọng của Bắc Kinh tại Biển Đông.
Zheng Shuna, một thành viên của Ủy ban Lập pháp thuộc Ủy ban thường vụ quốc hội Trung Quốc, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì an ninh tại các không gian tự nhiên, trong đó nêu tên Biển Đông, khu vực mà Trung Quốc dùng yêu sách đường chín đoạn để tuyên bố chủ quyền phi lý.
International Business Times dẫn lời bà Bonnie Glaser, cố vấn châu Á cấp cao thuộc Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược tại Washington (CSIS, Mỹ), nhận định rằng luật an ninh quốc gia mới có thể sẽ đặt nền móng cho một Trung Quốc “kiên quyết” hơn. Theo bà Bonnie Glaser, Trung Quốc sẽ viện dẫn luật này, cùng với các luật trong nước khác nữa để biện minh cho những hành động của mình tại Biển Đông.
Thời gian qua, Trung Quốc liên tục có những hành động đáng lo ngại tại Biển Đông, khiến các nước láng giềng và cộng đồng quốc tế lên tiếng chỉ trích. Hành động của Trung Quốc ngày càng hung hăng, khi liên tục đẩy mạnh các động thái như ngang nhiên bồi đắp đảo nhân tạo phi pháp tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam, và còn muốn quân sự hóa các đảo này.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Trung Quốc thông qua Luật An ninh quốc gia mới
Ngày 1/7, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc đã thông qua Luật An ninh quốc gia mới.
Đây là lần đầu tiên sau 20 năm Trung Quốc ban hành Luật An ninh Quốc gia mới nhằm thích ứng với tình hình mới về an ninh quốc gia mà Trung Quốc đang phải đối mặt.
Với tỉ lệ 154 phiếu tán thành, 1 phiếu trắng và không có phiếu phản đối, Uỷ ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (tức Quốc hội) Trung Quốc hôm nay đã thông qua Luật An ninh Quốc gia mới.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu trong một sự kiện của ngành công an (ảnh: Zuma Press)
Luật An ninh Quốc gia mới của Trung Quốc gồm 7 chương, quy định 11 lĩnh vực liên quan an ninh quốc gia. Luật đánh giá, tình hình an ninh quốc gia của Trung Quốc ngày càng diễn biến phức tạp, đang đối mặt với 2 áp lực lớn về an ninh: về đối ngoại đó là áp lực bảo vệ chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển, về đối nội đó là đảm bảo an ninh chính trị và ổn định xã hội.
Luật đưa ra định nghĩa "an ninh quốc gia là một điều kiện trong đó chính phủ của một nước, chủ quyền, sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, người dân, kinh tế và xã hội được đảm bảo tương đối an toàn và không trở thành mục tiêu của các mối đe dọa từ bên trong hay bên ngoài".
Theo bà Trịnh Thục Na, Phó Chủ nhiệm Ủy ban công tác pháp luật Quốc hội Trung Quốc, Luật An ninh Quốc gia mới có phạm vi điều chỉnh rộng, không chỉ giới hạn ở Trung Quốc đại lục, mà bao gồm cả đặc khu hành chính Hong Kong và Macau.
"Luật An ninh Quốc gia mới đưa ra nguyên tắc chung rất rõ ràng: với tư cách là một địa phương của Trung Quốc, mặc dù đó là khu hành chính đặc biệt, nhưng đều phải hoạt động phù hợp với Hiếp pháp và Luật cơ bản. Nếu có hành vi nguy hại đến an ninh quốc gia, cho dù được thực hiện ở Trung Quốc đại lục hay ở Hong Kong, thì đều bị xử lý theo quy định của Luật cơ bản và Luật an ninh quốc gia", bà Trịnh Thục Na nói.
Năm 1993, Trung Quốc đã ban hành luật liên quan tới an ninh quốc gia, trong đó chủ yếu quy định hoạt động của các cơ quan an ninh quốc gia và công tác phản gián của các cơ quan này.
Đến tháng 11/2014, luật này được đổi tên thành "Luật Phản gián". Với việc thông qua tại kỳ họp lần thứ 15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc khóa 12, Luật An ninh Quốc gia mới sẽ có hiệu lực sau khi được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ký sắc lệnh ban hành./.
Hà Thắng - Lê Bảo
Theo_VOV
Nghĩa vụ "bảo vệ chủ quyền quốc gia" với Hồng Kông - Macau - Đài Loan Quốc hội Trung Quốc ngày 1/7 thông qua đạo luật An ninh quốc gia, bao quát nhiều lĩnh vực rộng lớn như: an ninh mạng, an ninh tài chính các vấn đề tư tưởng, tôn giáo. Luật cũng yêu cầu Hồng Kông, Macau và Đài Loan "có nghĩa vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia". Quốc hội Trung Quốc thông qua luật An...