Trung Quốc thông báo về chuyến thăm của Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ
Chuyến thăm của Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang trở nên căng thẳng liên quan một loạt vấn đề.
Bộ ngoại giao Trung Quốc ngày 3/9 cho biết, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Susan Rice sẽ thăm Trung Quốc vào tuần tới, theo lời mời của Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì.
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Susan Rice (ảnh: AP)
Theo người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Tần Cương, chuyến thăm của bà Susan Rice sẽ diễn ra trong 3 ngày, bắt đầu từ ngày 7/9. Hai bên sẽ trao đổi quan điểm liên quan quan hệ song phương Trung-Mỹ và các vấn đề khác cùng quan tâm.
Nhà trắng cũng cho biết bà Rice sẽ thăm Trung Quốc để tham vấn về “một loạt vấn đề song phương, khu vực và quốc tế”. Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ sẽ nhấn mạnh cam kết của Mỹ về xây dựng mối quan hệ hữu ích giữa hai nước.
Thực tế, chuyến thăm của Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang trở nên căng thẳng liên quan một loạt vấn đề, mà mới đây nhất là vụ “chạm chán” giữa một máy bay Trung Quốc và máy bay Mỹ trên không phận quốc tế bên ngoài đảo Hải Nam (Trung Quốc).
Video đang HOT
Theo Ngọc Khương
VOV/Tân Hoa xã
Máy bay Trung-Mỹ "chạm trán": Phi công Trung Quốc thích "chòng ghẹo"?
Máy bay hải quân Mỹ đã bị chiến đấu cơ Trung Quốc áp sát nguy hiểm nhiều lần khi tuần tra thường lệ ở Biển Đông và giới chức Mỹ cho biết xu hướng báo động này có thể do một số phi công Trung Quốc muốn "chòng ghẹo" đối phương.
Máy bay P-8 của Hải quân Mỹ.
Lầu Năm Góc hôm thứ sáu vừa qua đã công bố thông tin về cuộc "chạm trán" nguy hiểm vào ngày thứ ba vừa qua giữa một chiến đấu cơ Trung Quốc, được cho là một chiếc Su-27, và một máy bay do thám P-8 của hải quân Mỹ. Giới chức Mỹ cho biết đã có ít nhất 3 vụ khiêu khích tương tự xảy ra từ đầu năm đến nay ở cùng địa điểm và tất cả đều nằm trong không phận quốc tế.
Theo một quan chức cấp cao của Mỹ, giới chức nước này đều đã gửi phản đối ngoại giao tới Bắc Kinh khi xảy ra những vụ việc trên. Trong các phản đối ngoại giao, Mỹ đã nêu lên quan ngại về "hành xử thiếu an toàn và thiếu chuyên nghiệp" của các phi công Trung Quốc trên Biển Đông.
Các vụ "chạm trán" trên không đã làm ảnh hưởng tới hợp tác giữa hai quân đội, được cho là đang ở trong giai đoạn đang ấm dần lên. Tuy nhiên, các vụ "chạm trán" mà Lầu Năm Góc mới hé lộ cho thấy sự nghi kỵ vẫn hằn sâu, bất chấp giới chức quân sự và chính trị đã nỗ lực xây dựng một mối quan hệ cấp làm việc giữa đôi bên.
Chiến đấu cơ Trung Quốc "lộn vòng" sát máy bay Mỹ
Giới chức Mỹ chưa biết chắc vì sao các vụ việc trên diễn ra liên tục ở cùng một địa điểm, nhưng họ cho rằng có thể là do một phi công hoặc một nhóm phi công thích "chòng ghẹo" nào đó trong đội bay chịu trách nhiệm đánh chặn trên Biển Đông của Trung Quốc.
Các quan chức Mỹ này cũng tin rằng các vụ áp sát nguy hiểm này không phải do quân đội Trung Quốc trực tiếp chỉ đạo.
"Người Trung Quốc đang cố gắng thiết lập một mối quan hệ quân sự tốt giữa hai nước. Nhưng có một số khác biệt về những gì đang diễn ra trên Biển Đông", một quan chức cấp cao của Mỹ cho hay.
Giới chức Mỹ cho rằng các vụ "chạm trán" trên rất đáng báo động, do chúng làm tăng nguy cơ xảy ra va chạm không mong muốn.
"Lời cảnh báo"
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn trên truyền hình nhà nước vào chủ nhật vừa qua, Phó Đô đốc hải quân Trung Quốc Yin Zhuo cho rằng máy bay Mỹ có vẻ như đang theo dõi tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc do một căn cứ tàu ngầm lớn của Trung Quốc được đóng ở Hải Nam. Trong khi đó, P-8 có khả năng bay với tốc độ nhanh hơn máy bay tuần tra thông thường và được thiết kế riêng nhằm "săn" ngầm.
Còn theo Xu Guangyu, một cựu tướng quân đội Trung Quốc, hiện là nhà nghiên cứu cấp cao tại Hiệp hội kiểm soát và giải giáp vũ khí Trung Quốc, vụ ngăn chặn hôm thứ ba vừa qua của chiến đấu cơ Trung Quốc "là lời cảnh cáo" đối với việc Mỹ do thám ở cửa nhà Trung Quốc.
"Khi Mỹ vẫn tiếp tục thực hiện hoạt động thiếu thân thiện này, Trung Quốc sẽ tiếp tục đưa ra cảnh báo tương tự", ông nói.
Cuộc chạm trán cũng phơi bày vấn đề nhức nhối bấy lâu về hoạt động do thám của Mỹ. Mỹ luôn cho rằng, theo luật quốc tế, tất cả các tàu thuyền có quyền tự do hàng hải bên ngoài vùng lãnh hải 12 hải lý của một nước khác. Trung Quốc có lúc cho rằng sự tự do đó không bao gồm do thám quân sự và vẽ bản đồ và phản đối sự hiện diện của máy bay, tàu quân sự Mỹ tiến tới gần bờ biển nước này.
Vị trí và đặc điểm của vụ "chạm trán" mới nhất khiến nhiều người nhớ lại vụ việc năm 2001. Khi đó một máy bay do thám EP-3 của Mỹ đã va chạm với một chiến đấu cơ Trung Quốc do máy bay Trung Quốc áp quá sát máy bay Mỹ. Máy bay Mỹ đã buộc phải hạ cánh khẩn xuống Hải Nam, trong khi một phi công Trung Quốc tử nạn. Trung Quốc bắt giữ phi hành đoàn Mỹ 11 ngày, gây ra một cuộc khủng hoảng ngoại giao, phơi bày sự "dè chừng" lẫn nhau giữa quân đội Mỹ-Trung.
Trung Anh
Tổng hợp
Theo Dantri
Thủ tướng Ấn Độ ngẫu hứng thổi sáo trong chuyến thăm Nhật Bản Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã ngẫu hứng thổi sáo trước các học sinh trong chuyến thăm một ngôi trường ở Tokyo nhân chuyến công du quan trọng tới Nhật Bản. Thủ tướng Modi thử thổi sáo. Ông Modi ngày 1/9 đã tới thăm ngôi trường tiểu học Taimei tại thủ đôTokyo. Khi vào thăm một lớp học nhạc, Thủ tướng Nhật...