Trung Quốc: Thỏa thuận tên lửa với Thổ Nhĩ Kỳ chỉ là thương mại
Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã bác bỏ những lo ngại về quyết định của Thổ Nhĩ Kỳ khi cùng Bắc Kinh sản xuất một hệ thống phòng thủ tên lửa.
Hệ thống phòng thủ tên lửa FD-2000 do Trung Quốc sản xuất
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm thứ Ba (08/10) cho rằng Mỹ và các quốc gia khác không cần thiết phải chính trị hóa một thỏa thuận thương mại thuần túy như vậy.
Mỹ và NATO đã bày tỏ sự lo lắng về các hợp đồng cùng sản xuất hệ thống phòng thủ tên lửa trị giá 3,4 tỷ USD giữa Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ, cho rằng hợp đồng này sẽ không phù hợp với mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ cùng với các đồng minh khác của họ.
Một số nhà ngoại giao NATO cũng cho rằng việc tích hợp một sản phẩm của Trung Quốc vào hệ thống phòng thủ NATO sẽ làm tăng mối quan tâm an ninh mạng và các vấn đề trao đổi dữ liệu kỹ thuật của khối quân sự này với một công ty của Trung Quốc.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hua Chunying cho rằng không có gì phải lo lắng, đặc biệt là Bắc Kinh đã đưa ra những quy định rất nghiêm ngặt về việc xuất khẩu vũ khí để đảm bảo không ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định trong khu vực và trên toàn cầu.
“Sự hợp tác giữa các công ty Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ chỉ là hợp tác quân sự thông thường giữa hai nước”, bà Chunying phát biểu trong một cuộc họp báo hàng này ở Bắc Kinh, “Chúng tôi hy vọng rằng tất cả các bên liên quan có một cái nhìn khách quan và hợp lý khi xem xét sự hợp tác này. Và cũng không nên chính trị hóa một hợp tác thương mại bình thường”.
Thổ Nhĩ Kỳ cho biết họ có thể sẽ thông qua thỏa thuận nói trên, mặc dù nước này vẫn chưa đưa ra quyết định chính thức.
Hồi tháng trước, Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết sẽ xem xét thông qua việc Công ty xuất nhập khẩu máy móc Trung Quốc (CPMIEC) chào hàng hệ thống phòng thủ tên lửa FD-2000, khi mà hệ thống tương đương do Nga, Mỹ và các công ty châu Âu cung cấp có giá cao hơn rất nhiều.
Mỹ từng công bố biện pháp trừng phạt đối với công ty CPMIEC hồi tháng Hai do những hành vi vi phạm lệnh cấm cung cấp vũ khí cho Iran, Triều Tiên và Đạo luật không phổ biến ở Syria.
Thổ Nhĩ Kỳ cho biết việc lựa chọn không có động cơ chính trị, và rằng lời chào hàng của Trung Quốc đáp ứng nhu cầu chính của Thổ Nhĩ Kỳ về giá cả và khả năng có thể sản xuất ngay trong nước.
Đối với Trung Quốc , thỏa thuận này sẽ là một bước đột phá trong nỗ lực để trở thành một nhà cung cấp các loại vũ khí tiên tiến.
Minh Anh
Theo infonet
Hệ thống Aegis 4.0 của Mỹ liên tiếp hạ gục tên lửa đạn đạo
Bộ Quốc phòng Mỹ vừa tuyên bố, hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis trên chiến hạm Mỹ, lại một lần nữa chứng minh tính hiệu quả, khi đánh chặn thành công một tên lửa đạn đạo.
Ngày 4-10 vừa qua, Mỹ thử nghiệm thành công hệ thống chiến đấu Aegis, sử dụng tên lửa đánh chặn SM-3 trên tuần dương hạm CG-70 Lake Erie. Trong cuộc thử nghiệm diễn ra vào lúc 1h33 ngày 4-10 trên biển Thái Bình Dương, một quả tên lửa đạn đạo tầm trung được phóng đi từ bãi thử nghiệm tên lửa Thái Bỉnh Dương đặt ở Kauai - Hawaii, đã bị tuần dương hạm này đã bắn hạ.
Ngay sau khi quả tên lửa đạn đạo tầm trung này được phóng lên và bay theo hướng tây bắc vào biển Thái Bình Dương, radar phòng thủ tên lửa trên tuần dương hạm CG-70 Lake Erie đã lập tức phát hiện và theo dõi hành trình của nó, hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis trên chiếc CG-70 lập tức phóng 1 quả tên lửa đánh chặn SM-3 tiêu diệt gọn mục tiêu.
Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, lần thử nghiệm này Mỹ đã sử dụng hệ thống Aegis thế hệ mới 4.0, đây cũng là lần thử nghiệm thành công thứ 5 liên tiếp của phiên bản này. Hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis là bộ phận phóng từ trên biển trong tổng thể hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ, chuyên đánh chặn các tên lửa đạn đạo tầm gần và tầm trung. Từ năm 2002 đến nay, các hệ thống này đã thử nghiệm 34 lần đạt tỷ lệ thành công rất cao là 28/34.
Hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis 4.0 trên tuần dương hạm CG-70 Lake Erie đã liên tiếp thử nghiệm thành công 2 vụ đánh chặn tên lửa đạn đạo
Tháng 9 vừa qua, Mỹ cũng đã thử nghiệm thành công 2 vụ đánh chặn tên lửa đạn đạo, trong đó 1 vụ thử nghiệm hệ thống Aegis trên khu trục hạm DDG-73 USS Decatur vào ngày 10-09, liên thủ đánh chặn với hệ thống phòng thủ tên lửa khu vực tầm cao, giai đoạn cuối là THAAD. Trong vụ thử nghiệm này, cả 2 hệ thống trên biển và trên đất liền đã đánh chặn thành công 2 quả tên lửa đạn đạo tầm trung, chứng minh sự hiệu quả của hệ thống phòng thủ tên lửa đa tầng, nhiều lớp của Mỹ.
Vụ thử nghiệm thứ 2 cũng được thực hiện trên tuần dương hạm CG-70 Lake Erie diễn ra vào ngày 18-09 vừa qua. Tuần dương hạm này đã phóng 2 quả tên lửa SM-3 trong tình huống không biết trước về thời gian và phương vị tấn công của mục tiêu cần đánh chặn. Đây là một cuộc thử nghiệm giống hệt như tình huống thực tế, có độ khó rất cao nhưng một lần nữa, hệ thống Aegis của Mỹ lại chứng minh hiệu quả khi bắn hạ một tên lửa đạn đạo tầm ngắn kiểu phân ly.
Theo ANTD
Iran, Nga đang cố dàn xếp hợp đồng S-300 Iran tuyên bố đang tiến hành đàm phán với Nga để xúc tiến việc chuyển giao các hệ thống phòng thủ tên lửa S-300, theo đài Press TV ngày 6.10. Tên lửa S-300 - Ảnh: Reuters Ngày 5.10, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Iran, bà Marzieh Afkham, nói cuộc thương thuyết này vẫn đang tiếp diễn và "phù hợp với truyền thống...