Trung Quốc thiếu hàng, chi gần 30 triệu USD gom mua cau Việt Nam
Trong 9 tháng, Trung Quốc đã chi gần 30 triệu USD nhập khẩu cau Việt Nam. Riêng tháng 9, giá trị cau xuất khẩu sang quốc gia này tăng vọt 621%.
Ngày 29/10, Hiệp hội Rau quả Việt Nam dẫn số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho biết 9 tháng qua, xuất khẩu cau của Việt Nam đạt 28,99 triệu USD (hơn 730 tỷ đồng). Trong đó, riêng thị trường Trung Quốc chiếm 27,34 triệu USD (gần 700 tỷ đồng), tăng 12,66 triệu USD so với cùng kỳ năm ngoái.
Tháng 9, Trung Quốc chi 7,5 triệu USD nhập loại quả này từ Việt Nam, giảm 16,7% so với tháng 8 nhưng tăng vọt 621% so với cùng kỳ năm ngoái. Trước đó, năm 2023, Việt Nam đã xuất khẩu 5,13 triệu USD giá trị loại quả này sang Trung Quốc.
Ngoài Trung Quốc, Việt Nam còn xuất khẩu cau sang khoảng 10 thị trường khác như Mỹ với trị giá với gần 1 triệu USD trong 9 tháng, Thái Lan với 258.000 USD, Nepal là 141.000 USD, Ấn Độ 88.000 USD, Sri Lanka 64.000 USD, Singapore 53.000 USD…
Lý giải nguyên nhân, ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, cho biết Trung Quốc ồ ạt mua cau từ Việt Nam do nguồn cung mặt hàng này tại đảo Hải Nam – nơi cung ứng 90-99% sản lượng cau của nước này bị thiếu hụt do bão.
Video đang HOT
Thực tế, theo ghi nhận của phóng viên Dân trí, từ đầu vụ cau (tháng 8 hàng năm), giá mặt hàng này liên tục tăng do nhu cầu thị trường cau Trung Quốc tăng. Giá kỷ lục lên đến 120.000 đồng/kg. Nhiều người trồng cho biết bán hơn một tấn cau có thể mua được một lượng vàng.
Vài năm trở lại đây, diện tích trồng cau ở đảo Hải Nam sụt giảm mạnh (Ảnh: Viện khoa học Nông nghiệp Trung Quốc).
Khi người nông dân vui mừng vì giá cau tăng cao đúng thời điểm thu hoạch rộ thì thương lái thông báo dừng thu mua khiến nhiều chủ vườn hoang mang. Ngày 27/10, giá mặt hàng tại nhiều địa phương rớt xuống chỉ còn 45.000-50.000 đồng/kg, thậm chí một số loại rớt còn 30.000-35.000 đồng/kg.
Giá cau lao dốc thời gian gần đây chủ yếu liên quan đến nhu cầu của các nhà máy chế biến. Nhiều công ty chế biến ở Trung Quốc gặp áp lực tài chính trước bối cảnh giá mặt hàng này tăng cao liên tục. Theo đó, một số nhà máy chế biến cau tại Trung Quốc đã áp dụng biện pháp “giới hạn giá”.
Chẳng hạn, một công ty chế biến ở tỉnh Hồ Nam đã phát thông báo giá thu mua cau không được quá 32 nhân dân tệ/catty (114.000 đồng/0,6kg). Việc giới hạn giá này đã buộc một số nông dân trồng cau tại Trung Quốc phải hạ giá bán.
Theo Trung tâm giám sát giá tỉnh Hải Nam (Trung Quốc), ngày 18/10, giá mua loại quả này trung bình tại địa phương này tăng lên mức 44,27 nhân dân tệ/jin (tương đương hơn 155.000 đồng/0,5kg), tăng tới hơn 175% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhưng đến ngày 25/10, giá mua đã rớt xuống còn 33,75 nhân dân tệ/jin (tương đương hơn 120.000 đồng/0,5kg).
Tỉnh đảo Hải Nam (Trung Quốc) ngập lụt cục bộ do bão Trami gây mưa lớn kỷ lục
Ngày 29/10, tỉnh đảo Hải Nam (Trung Quốc) đã tiếp tục phải hứng chịu lượng mưa cực lớn trong ngày thứ 3 liên tiếp gây ngập lụt cục bộ, do ảnh hưởng của bão Trami (tức cơn bão số 6 ở Việt Nam) cùng đợt không khí lạnh.
Mưa lớn do ảnh hưởng của bão Trami gây ngập lụt tại tỉnh đảo Hải Nam, Trung Quốc ngày 28/10/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Mặc dù bão không quét trực tiếp qua đảo Hải Nam, song các thành phố ở đây vẫn chìm trong biển nước do ảnh hưởng của bão. Trước đó một ngày, khu vực này đã ghi nhận lượng mưa lên tới 294,9 mm trong vòng 24 giờ, đán.h dấu lượng mưa nhiều nhất trong một ngày bất kỳ của tháng 10 kể từ năm 2000.
Ủy ban phòng ngừa và cứu trợ thiên tai của tỉnh Hải Nam đã nâng cấp ứng phó khẩn cấp từ cấp độ 3 lên cấp độ 2 trong thang 4 cấp độ để kiểm soát lũ lụt và phòng ngừa bão. Dự báo, trong 24 giờ tới sẽ có lượng mưa lớn hơn 250 mm. Bên cạnh đó, chính quyền tỉnh cũng phát đi cảnh báo về nguy cơ thảm họa địa chất do lượng mưa lớn bất ngờ.
Trong năm nay, toàn bộ bờ biển phía Đông của Trung Quốc đã hứng chịu nhiều sự kiện thời tiết khắc nghiệt như siêu bão Yagi hồi tháng 9. Các nhà khoa học cảnh báo tình trạng thời tiết khắc nghiệt đang xảy ra với tần suất cao hơn do biến đổi khí hậu.
Mưa lớn do ảnh hưởng của bão Trami gây ngập lụt tại tỉnh đảo Hải Nam, Trung Quốc ngày 28/10/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Theo Trung tâm Khí tượng Quốc gia Trung Quốc (NCC), toàn quốc ghi nhận lượng mưa trung bình trong tháng 10 cao hơn 6,3% so với những năm trước. Tuần trước, mực nước dọc theo Biển Bột Hải của Trung Quốc đã đột nhiên dâng cao lên tới 160 cm chỉ trong vài giờ, mặc dù không có gió, gây ra lũ lụt ở Thiên Tân và các tỉnh phía Bắc lân cận.
Trung Quốc vốn không phải là một quốc gia xa lạ đối với lũ lụt, khi đã phải đối mặt với nhiều cơn lũ trong lịch sử. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng và hệ thống ứng phó khẩn cấp của nước này đang phải chịu áp lực ngày càng tăng, khi lượng mưa kỷ lục gây ngập lụt các thành phố đông dân, tàn phá mùa màng và làm gián đoạn hoạt động kinh tế địa phương.
Chính quyền Trung Quốc đã yêu cầu tất cả các tàu cá quay về bến để tìm nơi tránh trú, đồng thời sơ tán trên 50.000 người. Nhiều đường sá bị ngập trong biển nước và gây mất điện, dẫn đến việc nhiều trường học đã phải đóng cửa trong sáng 29/10.
Chỉ trong mùa hè này, Trung Quốc đã chi hàng tỷ USD để hỗ trợ tái thiết các khu vực bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Trong tháng 7, thiệt hại kinh tế do thiên tai lên tới 76,9 tỷ nhân dân tệ (10,8 tỷ USD), trong đó 88% là do mưa lớn và lũ lụt từ bão Gaemi.
"Cơn sốt" giá cau và ngành công nghiệp sản xuất tỷ USD của Trung Quốc Đằng sau "cơn sốt" giá cau gần đây là một ngành sản xuất cau trị giá hàng tỷ USD từ trồng trọt, chế biến đến công nghiệp phụ trợ của Trung Quốc. Cơn sốt giá cau Cây cau phù hợp với khí hậu nhiệt đới, vốn có nguồn gốc Đông Nam Á nhưng hiện được trồng ở nhiều nước như Ấn Độ, Indonesia,...