Trung Quốc thiếu chân sút nhập tịch khi gặp Việt Nam ở lượt đi
Cựu tuyển thủ U20 Brazil Alan Kardec sẽ không thể ra sân trong cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Việt Nam ở lượt đi, vòng loại thứ 3 World Cup 2022.
Theo Sohu , Kardec chỉ có thể chơi cho tuyển Trung Quốc vào tháng 1/2022. Anh đủ điều kiện để có quốc tịch nước này vào ngày 21/7 nhưng chừng đó là chưa đủ. Kardec cần thêm giấy chứng nhận từ FIFA về việc anh chưa từng thi đấu cho đội tuyển quốc gia Brazil ở một trận đấu chính thức.
Điều đó đồng nghĩa với việc Kardec sẽ vắng mặt trong 6 trận đấu đầu tiên của tuyển Trung Quốc ở vòng loại thứ 3 World Cup 2022. Đó là các cuộc đối đầu với Australia (2 trận), Nhật Bản, Việt Nam, Saudi Arabia và Oman.
Kardec từng sát cánh cùng siêu sao Neymar ở Santos. Ảnh: Santos.
Tháng 9/2020, Kardec từng bày tỏ nguyện vọng được thi đấu cho tuyển Trung Quốc. Việc anh sắp được nhập quốc tịch nước này cũng được người hâm mộ hưởng ứng. Ở mùa tới, Kardec cũng sẽ được đăng ký thi đấu ở Chinese Super League với tư cách một nội binh.
Sau 5 mùa ở Chinese Super League, Kardec ghi được 58 bàn và có 15 đường kiến tạo. Hiện tại, anh khoác áo CLB Shenzhen và ghi được 5 bàn thắng và 2 kiến tạo ở mùa giải này. Anh được đánh giá cao nhờ vào việc thường xuyên lùi sâu để đóng góp vào lối chơi chung của toàn đội.
Trong quá khứ, Kardec từng là đối tác ăn ý của Neymar dưới màu áo CLB Santos (Brazil). Anh từng giành chức vô địch quốc gia Bồ Đào Nha trong màu áo Benfica. Kardec cũng có thời gian khoác áo U20 Brazil, ghi 4 bàn ở vòng chung kết U20 World Cup 2009.
Ngoài Kardec, tuyển Trung Quốc sở hữu nhiều cầu thủ nhập tịch chất lượng như Elkeson, Alan Carvalho (gốc Brazil), Tyias Browning, Nico Yennaris (gốc Anh).
Tuyển Trung Quốc sẽ có 2 trận gặp Việt Nam vào các ngày 7/10 và 1/2/2022.
Video đang HOT
"Vũ khí" đe dọa đội tuyển Việt Nam và nỗi đau chưa lời giải của bóng đá Trung Quốc
Trung Quốc đã làm mọi cách, kể cả vung "tiền tấn" trong gần 10 năm qua hòng làm lớn mạnh bóng đá nước nhà. Nhưng rốt cuộc, họ lại phải trông đợi vào những cầu thủ nhập tịch.
"CƠN BÃO" NHẬP TỊCH CẦU THỦ
Cách đây ít ngày, tờ Sohu đưa ra lời đe dọa bóng đá Việt Nam: "...Bởi thế, tôi phải nói rằng Trung Quốc đang rất háo hức và mong được gặp tuyển Việt Nam lần nữa. Hãy để cho họ thấy sự tiến bộ của bóng đá Trung Quốc. Và hãy để Wu Lei cùng những cầu thủ nhập tịch của chúng ta mang đến cho tuyển Việt Nam một chút sắc màu".
Thật mỉa mai. Vũ khí "tự thân" duy nhất truyền thông Trung Quốc có thể trưng ra để đe dọa đội tuyển Việt Nam chỉ có ngôi sao Wu Lei. Còn đâu, họ phải đặt niềm tin lên "những cầu thủ nhập tịch", vốn chơi cho đội tuyển Trung Quốc vì tiền nhiều hơn những giá trị cốt lõi khác.
Ở vòng loại thứ hai khu vực châu Á, World Cup 2022 vừa rồi, đội tuyển Trung Quốc sử dụng các cầu thủ nhập tịch như Elkeson (gốc Brazil), Alan Carvalho (gốc Brazil)... mới nhất, họ cũng nhập tịch thành công Alan Kardec - cựu tuyển thủ U20 Brazil, người từng đá cặp với siêu sao Neymar tại cấp độ trẻ.
Alan Kardec nhập tịch thành công vào Trung Quốc.
Bên cạnh những ngôi sao nhập tịch, bóng đá Trung Quốc cũng đẩy mạnh tìm kiếm và gọi trở về các cầu thủ con lai, như trường hợp của Tyias Browning và Nico Yennaris. Tyias có ông còn Nico có mẹ là người Trung Quốc. Họ đều ăn tập bóng đá từ nhỏ tại Anh, song không thể phát triển sự nghiệp tại đây nên đã tìm đường đến Trung Quốc.
Việc LĐBĐ Trung Quốc muốn làm hùng mạnh đội tuyển quốc gia bằng lực lượng cầu thủ nhập tịch và con lai đã gây không ít tranh cãi trong nội bộ bóng đá nước này. Tuy nhiên, hiện tại NHM Trung Quốc cũng chỉ biết trông chờ vào chính các cầu thủ họ từng muốn tẩy chay. Lý do phía sau là một nỗi đau chưa lời giải của bóng đá Trung Quốc.
NỖI ĐAU CHƯA LỜI GIẢI CỦA BÓNG ĐÁ TRUNG QUỐC
Năm 2012, CLB giàu có Guangzhou Evergrande đã xây dựng học viện bóng đá được xem như lớn nhất thế giới lúc bấy giờ, có giá trị 185 triệu USD. Học viện này từng liên kết với CLB vĩ đại Real Madrid, thuê hàng loạt chuyên gia Tây Ban Nha sang giảng dạy.
Mục tiêu của học viện là chung tay phát triển nền bóng đá Trung Quốc, trở thành cái tên top đầu châu Á, thậm chí xa hơn là thế giới.
Học viện đắt đỏ của CLB Guangzhou Evergrande.
Nhưng sau gần 10 năm hoạt động, học viện Guangzhou Evergrande cũng như nhiều dự án thúc đẩy bóng đá khác của Trung Quốc mang về thứ kết quả chỉ tạo nên sự tuyệt vọng. Trình độ cầu thủ nội của bóng đá Trung Quốc không khởi sắc. Thậm chí theo lời nhận xét của nhiều chuyên gia ngoại, tương lai bóng đá Trung Quốc rất mịt mờ.
"Bóng đá Trung Quốc vẫn rất tệ. Các cầu thủ thiếu kỹ năng và hiểu biết về cuộc chơi. Tôi phải dạy đi dạy lại các bước căn bản, thậm chí với những người đã thi đấu chuyên nghiệp. Họ thiếu tài năng" - Mikel Lasa, người phụ trách đào tạo các học viên lớn nhất tại học viện Guangzhou Evergrande chia sẻ.
Có nhiều lý do được các chuyên gia ngoại chỉ ra, dẫn tới việc bóng đá trẻ Trung Quốc kém phát triển.
Từ lâu, thế giới đã biết các tài năng thể thao Trung Quốc bị ép rèn luyện theo một quy trình vô cùng khắc nghiệt, đánh mất tuổi thơ, chịu đựng nhiều nỗi đau về tinh thần và thể xác. Ở nhiều môn khác, đáng buồn là quy trình đó vẫn mang lại hiệu quả cho thể thao Trung Quốc, nên vẫn được áp dụng.
Nhưng với riêng bóng đá, cách làm đó lại sai lầm nghiêm trọng. "Môn thể dục ở đây giống như quân đội vậy. Ở châu Âu, chúng tôi chơi nhiều môn thể thao, còn ở Trung Quốc họ tập thể dục tập thể. Sự thiếu tự do khiến lũ trẻ sống rất kỷ luật, nhưng thiếu đam mê, sáng tạo và dũng cảm. Chúng sợ đưa ra quyết định và ngại nói lên suy nghĩ của mình" - Miguel Laibaen, một trong nhiều HLV được Real cử sang học viện Guangzhou Evergrande chia sẻ.
Các tài năng trẻ của bóng đá Trung Quốc nỗ lực nhưng lại khép kín, ngại giao lưu, ngại trao đổi với HLV. Nhiều cầu thủ trẻ thiếu tài năng.
Bóng đá cần sự sáng tạo và chia sẻ. Nhưng trẻ em Trung Quốc lại bị hạn chế trầm trọng về vấn đề này. Ngoài ra, các tài năng bóng đá Trung Quốc cũng không được đào tạo bài bản từ bé. Điều đó khiến họ bị thiếu hụt nền móng và rất khó bù đắp sau này.
Song song với đó, có không ít người dân Trung Quốc nhận thức bóng đá là con đường giúp con cái mình trở nên giàu có, nổi tiếng. Nhưng thay vì giúp con cái phát triển kĩ năng chơi bóng, một bộ phận phụ huynh Trung Quốc lại tính dùng tiền để "đi cửa sau", giúp con chạy chỗ vào các học viện danh tiếng. Điều đó cũng khiến kế hoạch phát triển bóng đá trẻ của Trung Quốc phần nào đi lệch hướng, với các tài năng không đủ tốt.
Nhiều chuyên gia châu Âu khi sang Trung Quốc làm công tác huấn luyện cách đây gần 10 năm, đã nhận định rằng nền bóng đá nước này có thể thăng hoa sau khoảng 20 năm đẩy mạnh đào tạo trẻ. Nhưng hiện tại, không ít trong số họ thay đổi quan điểm, cho rằng phải cần tới... 60 năm, bóng đá Trung Quốc mới có thể trở nên hùng mạnh.
Ôm tham vọng vươn lên hàng châu Á nhưng ở vòng loại thứ hai vừa rồi,đội tuyển Trung Quốc từng bị đội tuyển Philippines cầm hòa 0-0.
Nền bóng đá nào cũng có giai đoạn suy yếu. Ngay cả bóng đá Đức cũng không thể đảm bảo luôn đào tạo được các thế hệ cầu thủ tài năng nối tiếp nhau. Trong giai đoạn đội tuyển quốc gia suy yếu, sử dụng cầu thủ nhập tịch hay con lai cũng là kế hoạch hợp lý.
Nhưng nếu tình trạng suy yếu cầu thủ nội kéo dài, rõ ràng chuyện sử dụng cầu thủ nhập tịch và con lai - nếu phải kéo dài theo, sẽ lợi bất cập hại. Vì các cầu thủ ngoại và con lai, nếu quá nhiều, sẽ hạn chế cơ hội cho các cầu thủ nội tích lũy kinh nghiệm. Lâu dần, ngay cả khát khao lên ĐTQG của các nội binh cũng có thể suy giảm.
Đội tuyển Trung Quốc giành vé vớt vào vòng loại cuối khu vực châu Á, World Cup 2022 và giờ họ đặt tham vọng dự VCK nhờ lực lượng "ngoại binh". Cơ hội là rất nhỏ và nếu thất bại, bóng đá Trung Quốc sẽ lại phải quay về với nỗi đau chưa lời giải, là bài toán phát triển các tài năng trẻ.
Lý do sâu xa khiến tuyển Trung Quốc quyết đánh bại tuyển Việt Nam Đội tuyển Trung Quốc đang rất muốn đánh bại đội tuyển Việt Nam, vì lợi ích lâu dài chứ không chỉ vì kết quả ở vòng loại World Cup 2022. Tờ Sina vừa có bài nhận định về các đối thủ của tuyển Trung Quốc ở vòng loại cuối cùng World Cup trong đó có tuyển Việt Nam. Bài viết này cho rằng...