Trung Quốc: Thị trấn Tân Hà ‘thay da đổi thịt’ với nghề truyền thống
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Quốc, đan rơm không chỉ là một nghề truyền thống của thị trấn Tân Hà (thành phố Bình Độ thuộc tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc), mà còn giúp người dân địa phương thoát nghèo, làm giàu và tạo ra những sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc sắc được thế giới biết đến.
Là cơ sở chế biến và xuất khẩu thủ công mỹ nghệ “đan rơm” lớn nhất ở khu vực Giang Bắc của Trung Quốc, hiện ở Tân Hà có hơn 100 công ty sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ “đan rơm”, tạo công ăn việc làm ổn định cho hơn 20.000 lao động với mức thu nhập từ 60.000 – 70.000 nhân dân tệ mỗi năm. Ảnh: Công Tuyên/Phóng viên TTXVN tại Trung Quốc
Là ngành nghề truyền thống có lịch sử hơn 400 năm, đan rơm đã ăn sâu vào trong cuộc sống của mỗi người dân Tân Hà, gần như ai trong thị trấn cũng biết làm. Tuy nhiên, ngành nghề truyền thống này chỉ thực sự phát huy tiềm năng trong những năm gần đây khi chính quyền địa phương xác định đây là ngành công nghiệp hàng đầu để chấn hưng nông thôn, giúp người dân thoát nghèo làm giàu.
Tân Hà đã tích hợp các điểm chế biến, đan rơm rải rác, liên kết các doanh nghiệp thượng nguồn và hạ nguồn, quy hoạch thành Khu công nghiệp chấn hưng nông thôn toàn bộ chuỗi thủ công mỹ nghệ Tân Hà, nhằm mở ra chuỗi công nghiệp hoàn chỉnh từ thiết kế, quảng bá bán hàng, thương mại điện tử, hậu cần, kho bãi, thúc đẩy thương thương hiệu…, từ đó khám phá một con đường mới cho đan rơm Tân Hà.
Trên cơ sở mô hình liên kết “doanh nghiệp – điểm sản xuất – hộ nông dân”, ngoài sản xuất tại các cơ sở sản xuất chính, người dân có thể đan rơm ngay tại nhà, sau đó tập kết tại các điểm sản xuất để hoàn thiện sản phẩm, trong khi doanh nghiệp chịu trách nhiệm thiết kế, cung cấp nguyên vật liệu và tìm đầu ra cho sản phẩm.
Video đang HOT
Đặc biệt, Đảng ủy và chính quyền thị trấn Tân Hà đã kêu gọi các doanh nghiệp đầu ngành kết đôi với hộ nghèo, ưu tiên tuyển dụng hộ nghèo hoặc ưu tiên cung cấp đơn hàng cho các hộ nghèo để giúp họ thoát nghèo. Nhờ đó, hàng trăm hộ nông dân trong thị trấn đã sớm thoát nghèo và từng bước vươn lên vững chắc. Theo bà Hác Kỳ – Ủy viên Ban Tuyên truyền và dân vận thị trấn Tân Hà, hầu như không có lao động dư thừa trong thị trấn, các hộ nông dân có thể tranh thủ lúc nông nhà để đan rơm, mỗi năm cho thu nhập thêm hơn 20.000 Nhân dân tệ (2.760 USD). Ngành thủ công mỹ nghệ này thực sự là một dự án tốt giúp nông dân thoát nghèo.
Theo bà Hác Kỳ – Ủy viên Ban Tuyên truyền và Dân vận thị trấn Tân Hà, các hộ nông dân có thể tranh thủ lúc nông nhà để “đan rơm”, mỗi năm cho thu nhập thêm hơn 20.000 nhân dân tệ. Ngành thủ công mỹ nghệ này thực sự là một dự án tốt giúp nông dân thoát nghèo. Ảnh: Công Tuyên/Phóng viên TTXVN tại Trung Quốc
Là cơ sở chế biến và xuất khẩu thủ công mỹ nghệ đan rơm lớn nhất ở khu vực Giang Bắc của Trung Quốc, hiện ở Tân Hà có hơn 100 công ty sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ đan rơm, tạo công ăn việc làm ổn định cho hơn 20.000 lao động với mức thu nhập từ 60.000 – 70.000 (9.700 USD) Nhân dân tệ mỗi năm.
Theo nghề đan rơm được hơn 30 năm, bà Ning Ning cho biết thu nhập của bà hiện nay tại Trung tâm giới thiệu sản phẩm Tân Hà rất tốt, mang lại cho gia đình bà điều kiện sống khá thoải mái.
Cũng như bà, ở Tân Hà có rất nhiều người trung niên và cao tuổi làm công việc đan rơm từ khi còn trẻ, công việc phù hợp và cho thu nhập ổn định.
Nguyên liệu để đan rơm của Tân Hà trước đây chủ yếu là rơm lúa mì, sau mở rộng thêm vỏ ngô cùng hàng chục loài cây thủy sinh khác, để từ đó tạo ra hơn 120 dòng sản phẩm với trên 4.000 chủng loại mặt hàng khác nhau. Phần lớn các sản phẩm thủ công mỹ nghệ đan rơm của Tân Hà được dùng cho xuất khẩu với giá trị hàng năm ước tính đạt trên 3 tỷ Nhân dân tệ (414.000 USD).
Nguyên liệu để “đan rơm” của Tân Hà trước đây chủ yếu là rơm lúa mì, sau mở rộng thêm vỏ ngô cùng hàng chục loài cây thủy sinh khác, để từ đó tạo ra hơn 120 dòng sản phẩm với trên 4.000 chủng loại mặt hàng khác nhau. Ảnh: Công Tuyên/Phóng viên TTXVN tại Trung Quốc
Ông Vương Vĩnh Kiếm – Giám đốc công ty TNHH thủ công mỹ nghệ Ngọc Phượng Tường – cho biết mỗi năm công ty nhập khẩu hàng chục nghìn tấn nguyên liệu từ Việt Nam để phục vụ sản xuất. Chất lượng nguyên liệu của Việt Nam tốt, đáp ứng được yêu cầu sản xuất của công ty cũng như thị hiếu thị trường. Tới đây, công ty đang tính toán việc xây dựng thêm cơ sở sản xuất ở Việt Nam, mở rộng hợp tác để xuất khẩu sản phẩm từ Việt Nam ra sang nước khác. Sản phẩm của công ty hiện chủ yếu xuất khẩu đi châu Âu và Mỹ.
Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ đan rơm của Tân Hà đã thực sự chinh phục thị trường thời trang thế giới, đã làm được điều “đưa rơm cỏ đến thương hiệu thời thượng”. Nhiều thương hiệu thời trang nổi tiếng thế giới như ZARA, COACH, MK… đã tìm đến Tân Hà để đặt hàng thiết kế hoặc thuê gia công các sản phẩm cao cấp được làm từ đan rơm.
Mỹ công bố chiến lược quốc phòng mới: Trung Quốc và Nga là đối thủ cạnh tranh lớn nhất
Tối 27/10 (theo giờ Hà Nội), chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố Chiến lược Quốc phòng đầu tiên sau thời gian dài trì hoãn, trong đó xác định Trung Quốc và Nga là những đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Mỹ.
Lực lượng vệ binh quốc gia Mỹ tại Washington, DC, ngày 20/1/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, trong tài liệu mới công bố dài 80 trang, Lầu Năm Góc cũng tăng cường sự chú trọng tới các đồng minh, coi đây là nhân tố chủ chốt trong thế trận phòng thủ của Mỹ, qua đó nêu bật những nỗ lực của Chính quyền Tổng thống Biden nhằm hàn gắn mối quan hệ với các quốc gia đồng minh - vốn bị rạn nứt dưới thời người tiền nhiệm Donald Trump.
Tâm điểm của Chiến lược Quốc phòng mới là quan điểm "răn đe kết hợp" - nghĩa là Washington sẽ sử dụng đồng bộ sức mạnh quân sự (trong đó có kho vũ hạt nhân), áp lực kinh tế và chính trị, cùng các liên minh mạnh mẽ - để ngăn chặn kẻ thù tấn công nước Mỹ. Báo cáo cũng kiến nghị tăng cường hoạt động nghiên cứu và phát triển các công nghệ tối tân, bao gồm tên lửa siêu vượt âm, không gian mạng, trí tuệ nhân tạo và vũ khí năng lượng định hướng.
Đáng chú ý, Chiến lược Quốc phòng mới khẳng định Mỹ "sẽ đưa thêm yếu tố biến đổi khí hậu vào những đánh giá về mối đe dọa", cũng như nâng cao "khả năng chống chọi của các cơ sở quân sự" và tính đến "những hiện tượng thời tiết cực đoan" trong các quyết định về huấn luyện và trang bị cho các lực lượng vũ trang.
Bên cạnh Chiến lược Quốc phòng mới, Lầu Năm Góc cũng đồng thời công bố Báo cáo cập nhật về tình hình bố trí vũ khí hạt nhân của Mỹ, trong đó xác định vai trò của kho vũ khí hạt nhân là ngăn chặn những cuộc tấn công hạt nhân và phi hạt nhân của nước ngoài gây hậu quả chiến lược. Báo cáo đồng thời đưa ra những cảnh báo nghiêm khắc đối với Triều Tiên trong bối cảnh Bình Nhưỡng vừa tiến hành hàng loạt vụ thử tên lửa và có khả năng tiến hành vụ thử hạt nhân thứ 7 trong thời gian tới.
Ngoài 2 văn kiện nêu trên, Lầu Năm Góc còn đưa ra Báo cáo phòng thủ tên lửa của Mỹ, trong đó xác nhận quyết định chấm dứt chương trình phát triển các loại tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân được phóng từ tàu ngầm. Quyết định này được đánh giá là có thể giúp Tổng thống Biden hưởng ứng lời kêu gọi của các nghị sĩ Dân chủ tại Quốc hội Mỹ về việc cắt giảm quy mô kho vũ khí hạt nhân mà không phải hy sinh những thành tố chủ chốt trong "bộ ba hạt nhân" của Washington gồm tên lửa đạn đạo liên lục địa mang đầu đạn hạt nhân được phóng từ mặt đất, máy bay ném bom hạt nhân và tàu ngầm tấn công hạt nhân.
Đây là lần đầu tiên Lầu Năm Góc công bố đồng loạt 3 văn kiện chiến lược- gồm chiến lược quốc phòng và các chiến lược quản lý chương trình phòng thủ tên lửa cũng như vũ khí hạt nhân. Theo quy định, Quốc hội Mỹ yêu cầu chính quyền nước này đưa ra báo cáo về chiến lược quốc phòng với tần suất 4 năm/lần. Trước đó, các nghị sĩ Mỹ đã nhận được bản báo cáo mật dài hơn.
Hôm 12/10, Chính quyền Tổng thống Biden hôm 12/10 đã công bố Chiến lược An ninh Quốc gia, trong đó nhấn mạnh lại tầm quan trọng của đường lối hợp tác với các đồng minh nhằm giải quyết những thách thức hiện nay.
Giới phân tích nhận định việc Mỹ công bố Chiến lược An ninh Quốc gia và Chiến lược Quốc phòng cũng nhằm mở đường thông qua Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng (NDAA) năm 2023, trị giá 817 tỷ USD dành cho Lầu Năm Góc và bao gồm các điều khoản nhằm cạnh tranh với các đối thủ chiến lược như Trung Quốc và Nga, đồng thời tăng cường hỗ trợ cho các đồng minh và đối tác.
Hà Lan điều tra 'đồn cảnh sát' bí mật của Trung Quốc Trung Quốc bị cáo buộc thiết lập và điều hành "cơ quan giám sát bí mật" ở Hà Lan. Bộ Ngoại giao Hà Lan cho biết sự tồn tại những đồn công an không chính thức như vậy tại nước này là bất hợp pháp, nhưng Bắc Kinh đã phản bác cáo buộc. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn...