Trung Quốc: Thêm một quan chức tỉnh cấp cao bị ‘ngã ngựa’
Đảng Cộng sản Trung Quốc đã quyết định khai trừ ông Bạch Ân Bồi, nguyên Bí thư tỉnh Vân Nam, sau khi ông này bị bắt giữ và điều tra từ giữa tháng 8/2014 trong cuộc chiến chống lại nạn tham nhũng ở Trung Quốc.
Theo tin tức trên tờ Tân Hoa Xã, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đưa ra quyết định khai trừ ông Bạch Ân Bồi – phó Chủ nhiệm Ủy ban Bảo vệ Tài nguyên và Môi trường trực thuộc Quốc hội Trung Quốc sau khi ông này bị Ủy ban Kiểm tra kỷ luật trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCDI) vì tội “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng” – cụm từ để chỉ nạn tham nhũng ở Trung Quốc.
CCDI khẳng định trong quá trình điều tra, chính quyền phát hiện ông Bạch Ân Bồi đã vi phạm kỷ luật nghiêm trọng, lợi dụng chức vụ mưu cầu lợi ích cá nhân, tham nhũng và nhận hối lộ với số tiền lớn để tiếp tay cho những kẻ khác hưởng lợi bất chính. Bên cạnh đó, vụ án của ông Bạch Ân Bồi sẽ sớm được chuyển giao cho cơ quan tư pháp để truy tố hình sự.
Ông Bạch Ân Bồi là quan chức tỉnh cao cấp thứ 23 bị “ngã ngựa” trong cuộc chiến chống tham nhũng ở Trung Quốc. Ảnh minh họa
Video đang HOT
Được biết, ông Bạch Ân Bồi (68 tuổi) nguyên là Uỷ viên Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc các khoá 13; 14;15; 16; 17 và liên tục là Đại biểu quốc hội Trung Quốc các khoá 9; 10 và 11. Ông bị tình nghi vi phạm pháp luật và bị CCDI điều tra từ cuối tháng 8/2014.
Trước đó, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) đã quyết định cách trức ông Dương Vệ Trạch, Bí thư thành ủy Nam Kinh, do bị nghi ngờ “vi phạm nghiêm trọng luật pháp và kỷ luật”.
Mới đây, Trung Quốc cũng đã bắt giữ Thứ trưởng Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc Mã Kiện, trong một vụ án tham nhũng được cho là có liên quan đến Tập đoàn công nghệ Phương Chính (Founder Group) của Trung Quốc Đại lục.
Ngoài ra, một số đại biểu quốc hội Trung Quốc khác như Tô Vinh hay Phan Dật Dương cũng bị điều tra trong năm 2014 vì tội tham nhũng.
Theo NTD
Trung Quốc xây dựng luật chống gián điệp
-Ngày 27-10, tại kỳ họp thứ 11, Ủy ban thường vụ Quốc hội Trung Quốc khóa 12 đã thẩm định "dự thảo chống gián điệp của nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa" (gọi tắt là dự thảo). Căn cứ theo dự thảo, việc chiêu mộ nhân sự cho các tổ chức gián điệp được xác định cho 6 loại hoạt động gián điệp cụ thể.
Đây là lần đầu tiên, Trung Quốc quy định bằng văn bản pháp luật đối với 6 hoạt động gián điệp cụ thể. Một là, tổ chức gián điệp và người đại diện thực hiện những hoạt động gây nguy hại đến an ninh quốc gia nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa; hai là, tham gia vào các tổ chức gián điệp hoặc công nhận các tổ chức gián điệp và thực hiện nhiệm vụ của nó; ba là, hoạt động chiêu mộ nhân viên của tổ chức gián điệp; bốn là, cung cấp bí mật nhà nước và hoạt động tình báo trái phép như đánh cắp, dò hỏi, mua bán thông tin; năm là, chỉ điểm mục tiêu tấn công cho đối phương; sáu là tiến hành các hoạt động gián điệp khác.
Thủ tướng Lý Khắc Cường đọc báo cáo trong một phiên họp quốc hội Trung Quốc
Về trách nhiệm, dự thảo quy định: cơ quan, tổ chức, cá nhân ở nước ngoài thực hiện hoặc sai khiến, trợ giúp người khác thực hiện; hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước câu kết với cơ quan, tổ chức, cá nhân ở nước ngoài hoạt động gián điệp thì cấu thành tội phạm, chịu trách nhiệm hình sự theo pháp luật. Thực hiện các hoạt động gián điệp, nếu tự thú hay lập công chuộc tội có thể giảm nhẹ, hoặc miễn tội; nếu lập công lớn sẽ được nhận thưởng.
Về chức trách thực thi theo pháp luật của cơ quan an ninh quốc gia, dự thảo yêu cầu, cơ quan an ninh quốc gia và nhân viên của cơ quan này phải nghiêm túc thực hiện theo pháp luật, không được vượt quá quyền hạn, chức trách, lạm dụng chức quyền, không được xâm phạm quyền lợi hợp pháp của tổ chức và cá nhân trong thực thi nhiệm vụ.
Cơ quan an ninh quốc gia và nhân viên chỉ có thể sử dụng công tác chống phản gián để thu hồi thông tin, tài liệu của các tổ chức, cá nhân khi thực hiện chức trách chống phản gián theo pháp luật. Đối với những thông tin thuộc bí mật quốc gia, bí mật doanh nghiệp và đời tư cá nhân phải được giữ kín.
Về xử lý tài sản liên quan đến vụ án, dự thảo nhấn mạnh, do yêu cầu của công tác chống gián điệp, cơ quan an ninh quốc gia phải kiểm tra, niêm phong, tịch biên các thiết bị, phương tiện liên quan, sau khi loại bỏ mối nguy hại đến an ninh quốc gia, cơ quan này nên hủy niêm phong và tịch biên tài sản.
Ngoài ra, các thiết bị điện tử như điện thoại thông minh cũng có thể sử dụng để nghe trộm hoặc chụp trộm các bí mật, dự thảo cũng phân định "dụng cụ gián điệp chuyên dụng" để ngăn chặn các phát sinh khi thực thi pháp luật.
Trong điều khoản này, dự thảo đặc biệt quy định, bất kỳ cá nhân hay tổ chức đều không được phép giữ hay sử dụng phi pháp các dụng cụ gián điệp chuyên dụng. Các thiết bị chuyên dụng này do các cơ quan chủ quản an ninh quốc gia xác nhận theo quy định liên quan của nhà nước.
Theo_An ninh thủ đô
Trung Quốc điều tra cái chết "bất thường" của vợ cả Chu Vĩnh Khang Giới chức Trung Quốc đang có động thái điều tra lại cái chết của vợ cả ông Chu Vĩnh Khang, nguyên ủy viên thường vụ Bộ chính trị, người đang bị điều tra tại nước này vì nghi án tham nhũng. Bà Vương Thục Hoa qua đời trong một tai nạn giao thông bí ẩn. Cựu ủy viên thường vụ Bộ chính trị...