Trung Quốc thay đổi lớn trong chính sách ứng phó với COVID-19
Ngày 26/12, Trung Quốc đã đưa ra những thay đổi lớn trong chính sách ứng phó với đại dịch COVID-19.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Theo chính sách mới được Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) công bố, nước này sẽ ứng phó với dịch COVID-19 bằng các biện pháp đối với các bệnh truyền nhiễm loại B, thay vì các bệnh truyền nhiễm loại A.
Tân Hoa xã dẫn thông báo của NHC cho biết Trung Quốc đã đổi tên thuật ngữ tiếng Trung cho COVID-19 từ “viêm phổi do virus corona mới” thành “nhiễm virus corona chủng mới”. Bên cạnh đó, bắt đầu từ ngày 8/1/2023, Trung Quốc sẽ hạ cấp quản lý bệnh từ Loại A xuống Loại B theo luật phòng ngừa và điều trị bệnh truyền nhiễm của quốc gia, đồng thời loại bỏ các biện pháp kiểm dịch bệnh truyền nhiễm đối căn bệnh này.
Video đang HOT
Hiện tại, COVID-19 được phân loại là bệnh truyền nhiễm loại B nhưng phải tuân theo các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát đối với bệnh truyền nhiễm loại A ở Trung Quốc.
Một tài liệu của Hội đồng Nhà nước ứng phó với COVID-19 công bố cùng ngày cho thấy các điều kiện cơ bản đã sẵn sàng để hỗ trợ cho sự điều chỉnh như vậy. Tài liệu cho biết các nhà chức trách sẽ bỏ các biện pháp kiểm dịch đối với những người bị nhiễm coronavirus mới và ngừng xác định những người tiếp xúc gần hoặc chỉ định các khu vực có rủi ro cao và rủi ro thấp.
Các ca mắc COVID-19 sẽ được điều trị phân loại và các chính sách chăm sóc y tế sẽ được điều chỉnh kịp thời. Trung Quốc cũng sẽ điều chỉnh chính sách xét nghiệm cũng như tần suất và nội dung công bố thông tin dịch bệnh. Ngoài ra, các biện pháp kiểm soát dịch bệnh nhắm vào khách du lịch trong nước và hàng hóa nhập khẩu sẽ được dỡ bỏ.
Sau khi điều chỉnh, các nỗ lực phòng ngừa và kiểm soát COVID-19 của Trung Quốc sẽ tập trung vào việc bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa các trường hợp nghiêm trọng. Triển khai các biện pháp nhằm bảo vệ tối đa tính mạng, sức khỏe của người dân, hạn chế thấp nhất tác động của dịch bệnh đến phát triển kinh tế, xã hội.
Trung Quốc ủng hộ Nga trong vấn đề Ukraine và NATO
Nga đã được Trung Quốc ủng hộ trong xung đột với phương Tây về vấn đề Ukraine khi Trung Quốc cho rằng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) không nên nhận thêm thành viên mới.
Chủ tịch Tập Cận Bình (phải) cùng Tổng thống Nga chụp ảnh trước đối thoại tại Bắc Kinh ngày 4/2. Ảnh: AP
Kênh Al Jazeera cho biết sau cuộc gặp giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Tập Cận Bình tại Bắc Kinh ngày 4/2, hai nhà lãnh đạo đề nghị NATO ngừng mở rộng.
Trong tài liệu chiến lược được công bố, Nga và Trung Quốc nhấn mạnh hai bên phản đối NATO mở rộng, đồng thời kêu gọi khối quân sự này từ bỏ cách tiếp cận ý thức hệ của thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Cả hai nước cũng khuyến khích tôn trọng chủ quyền, an ninh và lợi ích của các quốc gia khác.
Moskva và Bắc Kinh cũng lên tiếng bày tỏ lo ngại nghiêm trọng về liên minh liên minh 3 bên AUKUS gồm Australia, Anh và Mỹ.
Các nước phương Tây đã cáo buộc Nga chuẩn bị cho một cuộc xâm lược Ukraine, đồng thời cảnh cáo áp đặt các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc đối với Nga nếu nước này tấn công Ukraine. Nga đã phủ nhận cáo buộc này.
Nhà phân tích chính trị Dmitry Babich tại công ty Rossiya Segodnya (Nga) nhận định NATO và Mỹ nên thay đổi chính sách đối với Moskva và Bắc Kinh. Ông đánh giá: "Cả hai nước đối mặt với cùng thử thách, cùng sự nguy hiểm từ Mỹ và các quốc gia phương Tây khác". Theo ông, bất đồng về Ukraine là một diễn biến không may mắn.
Ông Babich phân tích: "Nga không muốn điều đó, Trung Quốc cũng vậy. Nhưng xét từ góc độ lịch sử thì một mối đe dọa thực sự sẽ đoàn kết các quốc gia tốt hơn bất cứ liên minh nào".
Trung Quốc phong tỏa thành phố Bách Sắc do số ca mắc COVID-19 gia tăng Giới chức thành phố Bách Sắc thuộc khu vực Quảng Tây, miền Tây Nam Trung Quốc, gần biên giới với Việt Nam, đã yêu cầu người dân ở nhà từ ngày 7/2 và tránh đi lại không cần thiết để ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID-19. Đây là những biện pháp phòng ngừa dịch bệnh được cho là nghiêm ngặt...