Trung Quốc thấy cơ hội bán vũ khí khi các đối thủ bỏ cuộc ở Mỹ Latinh?
Trung Quốc bán vũ khí mà không đặt ra điều kiện kèm theo, thậm chí dùng điều khoản ưu đãi đặc biệt để chiếm thị trường, tự tin giao dịch khi đối thủ bỏ cuộc.
Máy bay chiến đấu JF-17 Thunder/FC-1 Kiêu Long tiến hành bay biểu diễn
Tờ “Tin tức Tham khảo” Trung Quốc dẫn trang mạng “Strategy Page” Mỹ ngày 3 tháng 3 đăng bài viết “Mỹ Latinh mua hàng Trung Quốc” cho rằng, Trung Quốc đang có những nỗ lực to lớn, muốn trở thành nước xuất khẩu lớn nhất của châu Mỹ Latinh (Nam Mỹ và khu vực biển Caribbean).
Một loại hàng hoá chủ yếu của họ không phải là hàng tiêu thụ giá rẻ, mà là trang bị quân sự. Những trang bị này không những rẻ hơn Mỹ, mà còn không có điều kiện hạn chế khi bán. Trong vài chục năm trước, Mỹ đã kèm theo ngày càng nhiều điều kiện cho xuất khẩu vũ khí của mình. Tất cả những điều kiện kèm theo này đều nhằm không bán vũ khí cho bất cứ quốc gia nào không phù hợp với tiêu chuẩn “chính trị đúng đắn” của Mỹ hiện nay.
Từ lâu, Trung Quốc luôn coi nhẹ các quy định này. Trung Quốc còn biết (đa số các nhà lãnh đạo quân sự Nam Mỹ cũng biết), những nước này không cần vũ khí tốt nhất (giống như vũ khí Mỹ), mà chỉ cần vũ khí tương đương hoặc tốt hơn một chút so với láng giềng.
Theo bài viết, Trung Quốc rất khát khao có thể xâm nhập hoặc thống trị thị trường Mỹ Latinh. Vì vậy, Trung Quốc đã dùng các điều khoản ưu đãi đặc biệt để cung cấp xe bọc thép, máy bay chiến đấu và tàu chiến cho Argentina. Trung Quốc cũng hy vọng mở nhà máy ở Argentina sản xuất trang bị quân sự Trung Quốc, trong khi đó, vài chục năm gần đây Argentina đã trải qua liên tiếp các cuộc khủng hoảng tài chính, đến nay đã bị đa số các nhà đầu tư nước ngoài bỏ rơi.
Trung Quốc đang thúc đẩy bán máy bay chiến đấu cho Argentina. Trong hình là máy bay chiến đấu hạng nhẹ JF-17 Thunder do Trung Quốc-Pakistan hợp tác sản xuất (ảnh tư liệu)
Nhưng người Trung Quốc đã nhìn thấy cơ hội lâu dài từ đó, hơn nữa muốn duy trì tốc độ tăng trưởng thương mại đáng kinh ngạc giữa họ với Mỹ Latinh. Kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ Latinh từ 18 tỷ USD năm 2002 tăng lên gần 300 tỷ USD hiện nay. Mặc dù điều này chỉ tương đương với 1/3 kim ngạch thương mại giữa Mỹ và Mỹ Latinh, nhưng, tốc độ của họ rất đáng kinh ngạc. Muốn duy trì tốc độ tăng trưởng này, còn cần nhiều giao dịch như với Argentina hơn.
Bài viết cho rằng, Trung Quốc hoàn toàn không phải là xâm nhập thị trường Argentina một cách mù quáng. Năm 2011, Trung Quốc cho phép một doanh nghiệp Argentina sản xuất máy bay trực thăng quân dụng Z-11 (CZ-11W) Trung Quốc. Mặc dù bị phương Tây cấm vận vũ khí, Trung Quốc vẫn có thể mua được động cơ Honeywell LTS101-700D-2 cho Z-11.
Thông thường, trang bị quân dụng của Mỹ không thể để bán cho Trung Quốc, nhưng Z-11 được cho là một loại trực thăng dân dụng, cho dù phiên bản quân dụng của loại máy bay trực thăng này đã trang bị 4 quả tên lửa chống tăng, 2 khẩu súng máy cỡ 12,7 mm hoặc 4 bệ phóng tên lửa.
Video đang HOT
Máy bay trực thăng Z-11 nặng 2,2 tấn, nhiều nhất có thể ngồi 6 người, có thể bay liên tục 4 – 5 giờ với tố độ 259 km/giờ. Argentina chưa bị cấm vận vũ khí, cho nên họ có thể lấy trang bị mua của Mỹ dùng cho máy bay trực thăng do Trung Quốc thiết kế. Nhưng, do phương thức hoạt động của luật xuất khẩu Mỹ, những máy bay trực thăng vũ trang do Argentina sản xuất này không thể được tiếp tục bán cho Trung Quốc.
Máy bay trực thăng vũ trang Z-11 Trung Quốc bán cho Argentina
Argentina vốn có kế hoạch sản xuất khoảng 40 chiếc CZ-11W, nhưng khoản giao dịch này cuối cùng bị hủy bỏ, một phần nguyên nhân ở chỗ Mỹ không đồng ý. Trung Quốc hoàn toàn không cho rằng, sự kiện này là “tất cả đều thua”, mà cho rằng đây là một bài học kinh nghiệm, từ đó tự tin hơn tập trung vào tiến hành giao dịch mới.
Trước khi giao dịch máy bay trực thăng với Trung Quốc vào năm 2011, Argentina đã lần đầu tiên tìm mua trang bị quân sự của Nga – đó là 2 máy bay trực thăng Mi-17, nguyên nhân chính thúc đẩy đặt mua vào năm 2010 là ở giá cả. Giá cả máy bay trực thăng của Mỹ hoặc châu Âu có thể gấp hơn 2 lần máy bay trực thăng Nga.
Nga cũng đã khai giá huấn luyện phi công và nhân viên kỹ thuật thấp hơn. Nga hy vọng xây dựng quan hệ tốt đẹp với các khách hàng mới của Nam Mỹ. Gần 20 năm qua, họ ngày càng thành công trong việc bán vũ khí ở khu vực này. Nhưng, giao dịch này cuối cùng đẻ non, bởi vì tình hình bất ổn tài chính nghiêm trọng của Argentina và khả năng khất nợ tiền hàng làm cho Nga bỏ cuộc giữa đường.
Máy bay trực thăng vũ trang Z-11 Trung Quốc bán cho Argentina
Theo Giáo Dục
Báo Mỹ: Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố tên lửa Trung Quốc không đạt yêu cầu
Đây là tiết lộ của các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ, Thổ Nhĩ Kỳ tạo sự giằng co là để đạt được giao dịch tốt hơn với các công ty châu Âu và Mỹ, tránh bị gây sức ép...
Tên lửa phòng không Aster châu Âu
Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 27 tháng 2 dẫn trang mạng "VOA" cùng ngày đưa tin, hai quan chức Thổ Nhĩ Kỳ ngày 26 tháng 2 tiết lộ với hãng tin Reuters, do công ty tranh thầu Trung Quốc không thể đạt yêu cầu của chương trình hệ thống phòng thủ tên lửa trị giá vài tỷ USD, Thổ Nhĩ Kỳ đang thúc đẩy thảo luận với các công ty Mỹ và châu Âu.
Theo bài báo, là nước thành viên Hồi giáo duy nhất của NATO, vào năm 2013 Thổ Nhĩ Kỳ đã lựa chọn Tổng công ty xuất nhập khẩu máy móc chính xác Trung Quốc, trở thành công ty ứng viên đầu tiên của khoản làm ăn trị giá 3,4 tỷ USD, đã gây ra lo ngại cho các nước phương Tây như Mỹ về an toàn và tính tương thích với hệ thống vũ khí của các nước thành viên NATO.
Sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Yilmaz ngày 19 tháng 2 cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục mua của Trung Quốc, đứng trước sự lo ngại của Mỹ và NATO về việc hệ thống của Trung Quốc và hệ thống phòng thủ của NATO không thể tương thích, người phát ngôn Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố, sẽ nghiên cứu chế tạo hệ thống tương thích với hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO.
Hãng tin AFP Pháp cho biết, chuyên gia an ninh Nihat Ali Ozcan thuộc Quỹ nghiên cứu chính sách kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ nằm ở Ankara cho rằng, Thổ Nhĩ Kỳ đã lợi dụng tuyên truyền họ sẽ mua hệ thống phòng thủ của Trung Quốc để bảo đảm đạt được giao dịch tốt hơn với các công ty châu Âu hoặc Mỹ, thực ra Trung Quốc hoàn toàn không phải là người dẫn đầu thực sự trong giao dịch này.
Một quan chức Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ nói với hãng tin Reuters rằng, đại diện quốc phòng đã bàn bạc với Công ty tên lửa phòng không châu Âu và Italia vào cuối tháng 1. Công ty do Pháp và Italia hợp tác sáng lập này năm 2013 được cho là công ty ứng viên thứ 2 sau Trung Quốc.
Hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot của NATO
Ông còn cho biết, đoàn đại biểu Thổ Nhĩ Kỳ trước tháng 3 đến Mỹ đàm phán với nhà thầu khác. Công ty Raytheon Mỹ cung cấp hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot, toàn thế giới tổng cộng có 13 quốc gia đang sử dụng hệ thống này.
Quan chức này cho biết, đoàn đại biểu cuối cùng sẽ đi Trung Quốc tổ chức hội đàm.
Ngoài ra, mặc dù đã bị loại bỏ trong vòng tranh thầu thứ nhất, nhưng Nga vẫn hy vọng cung cấp hệ thống tên lửa đất đối không của họ cho chương trình này, dự kiến điều này cũng sẽ gây lo ngại cho NATO.
Trước đó, theo hãng AFP Pháp ngày 26 tháng 2, Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng khả năng giao hợp đồng tên lửa trị giá vài tỷ USD cho người Trung Quốc, muốn qua đó để cảnh cáo các nước đối tác NATO. Nhưng, cuộc chiến giằng co này còn lâu mới kết thúc, Thổ Nhĩ Kỳ có thể chỉ là đang tranh thủ một thỏa thuận mua sắm ưu đãi hơn.
Theo bài báo, là nước thành viên Hồi giáo duy nhất của NATO, Thổ Nhĩ Kỳ năm 2013 bắt đầu thảo luận hợp đồng mua hệ thống phòng thủ tên lửa với phía Trung Quốc, trị giá khoảng 3,4 tỷ USD. Công ty tên lửa phòng không châu Âu và Công ty Raytheon Mỹ cũng đã tham gia tranh thầu, nhưng thái độ gần đây của quan chức Thổ Nhĩ Kỳ ngầm cho thấy, doanh nghiệp Trung Quốc có thể đứng đầu trong tranh thầu.
Trong một tài liệu bằng văn bản viết cho một ủy ban của Quốc hội, Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Ismet Yilmaz cho biết, họ không tiếp tục nhận được đề nghị tranh thầu mới, trong khi đó, hệ thống phòng thủ tên lửa của Trung Quốc không cần tích hợp với hệ thống của NATO. Do đó, dư luận suy đoán, doanh nghiệp Trung Quốc đã giành chiến thắng cuộc đấu thầu này.
Hệ thống phòng không FD-2000 của Trung Quốc - phiên bản xuất khẩu của HQ-9
Nhưng, theo bài báo, thực sự có người rất lo ngại tính tương thích giữa hệ thống của Trung Quốc và hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO, cho rằng, thành viên quan trọng của đồng minh quân sự NATO lại đạt được giao dịch quan trọng như vậy với Trung Quốc - quốc gia do Đảng Cộng sản lãnh đạo, từ góc độ chiến lược thì thực sự gây lo ngại.
Các quan chức khác của Thổ Nhĩ Kỳ thì cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn đang tiếp tục đàm phán với từng nhà thầu.
Học giả thỉnh giảng Sinan Jrgen của Trung tâm châu Âu - Quỹ hòa bình quốc tế Carnegie cho rằng: "Khoản giao dịch này còn chưa xác định. Nếu bạn cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã cuối cùng quyết định chỉ mua hệ thống phòng thủ tên lửa của Trung Quốc, như vậy là sai lầm lớn. Các doanh nghiệp Âu-Mỹ còn chưa bị loại".
Theo bài báo, điều có thể xác định là, điều kiện do doanh nghiệp Trung Quốc đưa ra rất ưu đãi, trong đó có nội dung hợp tác sản xuất. Điều này rất quan trọng đối với bất cứ giao dịch nào, bởi vì Thổ Nhĩ Kỳ hy vọng xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không tầm xa của mình.
Một quan chức chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cho biết: "Trung Quốc là người cạnh tranh mạnh, có ưu thế hơn so với các nhà thầu khác". Ông cho hay, giá cả tranh thầu của doanh nghiệp Trung Quốc chỉ bằng khoảng 1 nửa so với các công ty khác, hơn nữa còn có nội dung chuyển nhượng công nghệ.
Một nguyên nhân khác có ý nghĩa quan trọng của việc này là, mọi người ngày càng lo ngại phương hướng tương lai của Thổ Nhĩ Kỳ dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Erdogan. Quan hệ thân mật truyền thống giữa Thổ Nhĩ Kỳ và phương Tây đang có dấu hiệu tương đối căng thẳng.
Hệ thống tên lửa phòng không S-300 Nga
Theo bài báo, có nhà phân tích cho rằng, Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ không xác định người chiến thắng cuộc đấu thầu này trước ngày 24 tháng 4. Ngày 24 tháng 4 năm 2015 là ngày kỷ niệm tròn 100 năm xảy ra thảm sát Armenia. Thổ Nhĩ Kỳ có thể lấy thỏa thuận phòng thủ tên lửa làm con bài mặc cả để tránh các nước phương Tây thông qua gây sức ép, yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ thừa nhận tính chất tàn sát chủng tộc của thảm sát Armenia, ngăn chặn phương Tây áp dụng thái độ cứng rắn trong các vấn đề nhạy cảm cao này.
Theo Giáo Dục
Trung Quốc nghiên cứu máy bay ném bom mới bán kính 7.500 dặm Anh "Gấu" Bắc Cực liên tiếp hành động, "Thiên nga trắng" sống lại; Mỹ không chiếm ưu thế, trong khi Trung Quốc đang phát triển máy bay ném bom mới dựa trên Y-20. Tờ "Tuyền Châu vãn báo" Trung Quốc ngày 25 tháng 2 đăng bài viết "Báo chí nước ngoài: Trung Quốc nghiên cứu máy bay ném bom mới, bán kính bay lớn...