Trung Quốc thắt chặt an ninh tại Bắc Kinh
Trung Quốc đã triển khai các xe cảnh sát vũ trang tuần tra ở Bắc Kinh sau khi ba vụ tấn công xảy ra tại các nút giao thông trọng điểm trên khắp thành phố.
150 xe cảnh sát được giao nhiệm vụ chống lại chủ nghĩa khủng bố và chiến đấu với các cuộc bạo lực nghiêm trọng trên đường phố. Trong khi cảnh sát vũ trang tuần tra thì các các nút giao thông quan trọng sẽ được giám sát bởi ít nhất 9 sĩ quan cảnh sát và các trợ lý, hãng tin Tân Hoa Xã của nhà nước cho biết.
Theo đó, việc mua bán xăng dầu cũng được thắt chặt, những người mua phải đăng ký trước với cảnh sát đồng thời phải giải thích ý định của họ, việc làm này nhằm ngăn chặn việc sử dụng xăng để gây rối loạn công cộng, báo cáo cho biết.
Cảnh sát kiểm soát tại các nút giao thông quan trọng của thủ đô Bắc Kinh
Động thái này của Trung Quốc được thực hiện sau hàng loạt các vụ tấn công nghiêm trọng xảy ra tại nhà ga Tân Cương, Côn Minh, Quảng Châu… đồng thời cũng nhằm đảm bảo an ninh trước ngày tưởng nhớ những nạn nhân trong vụ thảm sát tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1989.
Sự thắt chặt an ninh được đưa ra giữa lúc dư luận dành mối quan tâm cao về đảm bảo an toàn sau các cuộc tấn công tại ba nhà ga xảy ra. Một nhóm tấn công bằng dao tại Côn Minh đã khiến 29 người chết và hơn 100 người bị thương. Một cuộc tấn công tương tự tại Urumqi vào tháng Tư khiến 3 người chết và gần 80 người bị thương.
Video đang HOT
Chính quyền Trung Quốc đã đổ lỗi cho cả hai cuộc tấn công vào nhóm dân tộc thiểu số Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ đang sống ở Tân Cương. Hai vụ tấn công này chưa được điều tra rõ ràng thì tuần trước một vụ bạo lực lại xảy ra ở nhà ga Quảng Châu làm 6 người bị thương.
Trước đó, vào tháng 10 năm 2013, năm người thiệt mạng và hàng chục người bị thương sau khi một chiếc xe đâm vào một đám đông gần Quảng trường Thiên An Môn và bốc cháy. Các quan chức cho biết ba trong số những người đã chết điều khiển xe đến từ các nhóm dân tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ.
Người Duy Ngô Nhĩ – những người dân tộc Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng một số lượng dân Hán nhập cư lớn vào Tân Cương đã khiến văn hóa của họ bị xói mòn và yêu cầu Bắc Kinh phải kiểm soát tình trạng này.
Trong khi đó chính quyền Trung Quốc nói rằng họ đã đầu tư rất nhiều để cải thiện cuộc sống của người dân trong khu vực này.
Theo ANTD
Ông Tập Cận Bình kêu gọi 'quyết liệt' chống khủng bố
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nước này sẽ có những hành động 'quyết liệt' chống khủng bố, sau khi vụ tấn công đẫm máu ở Tân Cương diễn ra. Ông Tập Cận Bình tuyên bố Trung Quốc sẽ 'kiên quyết ngăn chặn' những cuộc tấn công khủng bố diễn ra trên đất nước này.
Cảnh sát vũ trang Trung Quốc được điều động đến khu vực nhà ga sau vụ nổ
Tuyên bố của ông Tập được đưa ra sau khi vụ khủng bố đẫm máu nổ ra tại một ga tàu hỏa ở Urumqi, thủ phủ khu tự trị Tân Cương.
Truyền thông Trung Quốc nói có 79 người bị thương, ba người thiệt mạng và bốn người khác đang ở trong tình trạng sức khỏe nghiêm trọng.
Phát biểu trên báo chí, ông Tập nói cuộc chiến chống khủng bố ở Tân Cương là 'lâu dài và phức tạp'.
Người đứng đầu Nhà nước và quân đội Trung Quốc kêu gọi có 'hành động kiên quyết', 'biện pháp quyết đoán' đánh bại chủ nghĩa khủng bố ở khu tự trị vốn có nhiều bất ổn này.
Hãng tin nhà nước Trung Quốc Tân Hoa Xã mô tả cuộc tấn công khủng bố ở Tân Cương tối 30/4. giờ địa phương, là cuộc tấn công đẫm máu nhằm vào người dân vô tội.
Nhiều mảnh vỡ văng khắp nơi sau vụ nổ
Những kẻ khủng bố dùng dao đâm chém bất cứ ai ở khu vực nhà ga, sau đó kích hoạt khối thuốc nổ. Vụ việc được cho là có liên quan đến các phần tử Duy Ngô Nhĩ cực đoan có trong vụ thảm sát bằng dao ở nhà ga Côn Minh, tỉnh Vân Nam khiến 29 người chết và 143 người bị thương hồi tháng 3 vừa qua.
Tháng 10 năm ngoái, một gia đình ở Tân Cương cũng lái xe đâm thẳng vào cửa quảng trường Thiên An Môn của Trung Quốc khiến 2 người thiệt mạng, xe bốc cháy.
Năm ngoái, các cuộc biểu tình biến thành bạo động ở Tân Cương khiến chính quyền Trung Quốc phải ban bố tình trạng thiết quân luật, điều động thêm binh lính đến Tân Cương.
Trong năm 2009 gần 200 người - chủ yếu là người dân tộc Hán đã bị giết sau khi cuộc bạo loạn nổ ra ở thủ phủ Urumqi giữa người Hán và người Duy Ngô Nhĩ - được coi là dân tộc bản địa ở Tân Cương.
Cha của Chủ tịch Tập Cận Bình, ông Tập Trọng Huân được báo chí Trung Quốc ca ngợi là người có những biện pháp mềm dẻo bình ổn tình hình Tân Cương thời kỳ mới giải phóng và được đích thân Mao Trạch Đông khen ngợi.
Theo VNE
Vì sao Tân Cương luôn là điểm nóng của Trung Quốc? Có vị trí địa chính trị quan trọng, là cầu nối sang lục địa Á-Âu, luôn tiềm ẩn nguy cơ bất ổn do xung đột sắc tộc, Tân Cương vẫn đang là điểm nóng nhiều rủi ro của TQ. Cảnh sát Trung Quốc trong một cuộc tập trận ở Tân Cương. Những ngày gần đây, Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương...