Trung Quốc ‘thấp thỏm’ ngóng Thủ tướng Ấn Độ thăm Việt Nam
Thủ tướng Narendra Modi sẽ có chuyến thăm Việt Nam trong những ngày sắp tới trước khi tham dự hội nghị thượng đỉnh G-20 tại Trung Quốc.
Điểm dừng chân lần này của ông Narendra Modi hết sức quan trọng, vì nó diễn ra vào thời điểm căng thẳng trên Biển Đông đang gia tăng. Trong khi đó, vấn đề này có thể được thảo luận trong chuyến thăm của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị thăm Ấn Độ trong tuần này.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.
Chuyến thăm Việt Nam của ông Modi diễn ra sau phán quyết của tòa án quốc tế ngày 12/7, nhiều đồn đoán rằng Việt Nam cũng sẽ thực hiện động thái tương tự như Philippines.
Trước chuyến thăm của ông Vượng Nghị đến Ấn Độ vào ngày 12/8, trên tờ Global Times của Trung Quốc từng có một bài viết cho rằng, Ấn Độ có thể sẽ né tránh nói về vấn đề Biển Đông trong hội nghị thượng đỉnh vì động thái này có thể tạo nên các “tác dụng phụ” không cần thiết trong quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Cần lưu ý rằng tờ Global Times là trang đăng tải các quan điểm của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Chính phủ Ấn Độ được đánh giá là một phần của sự thay đổi cách nhìn trong các chính sách của Ấn Độ đối với Biển Đông. Như các trường hợp của những năm trước khi ông Modi thăm Nhật Bản và cuộc gặp gỡ với Thủ tướng Việt Nam tại Delhi năm 2015, cũng như tuyên bố Tầm nhìn chung về khu vực châu Á-Thái Bình Dương năm ngoái giữa Mỹ và Ấn Độ.
Kể từ đó, các mối quan hệ song phương giữa Ấn Độ với Trung Quốc càng ngày càng xấu đi với những căng thẳng ở biên giới, Trung Quốc tăng cường sự hộ trợ đối với Pakistan, các mối quan hệ quân sự giữa Bắc Kinh với các quốc gia Nam Á ngày càng gia tăng.
Trong tháng Sáu vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar đã có các cuộc gặp với các lãnh đạo hàng đầu Việt Nam gồm Chủ tịch nước, Thủ tướng, và người đồng cấp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tướng Ngô Xuân Lịch tại Hà Nội. Rất nhiều các chi tiết liên quan có thể đã được thảo luận cho chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Modi. Đặc biệt, các cuộc thảo luận về khả năng Ấn Độ cung cấp cho Việt Nam các hệ thống tên lửa hành trình BrahMos dự kiến sẽ được đưa ra thảo luận. Tuy nhiên một số quan chức Ấn Độ cảnh báo rằng các cuộc đàm phán về vấn đề BrahMos luôn gây sự thu hút đối với công chúng quốc tế, có nhiều yếu tố và bản chất của các cuộc thảo luận không được thực hiện trong giai đoạn này.
Phần lớn các trang thiết bị vũ khí của Quân đội Nhân dân Việt Nam có nguồn gốc Liên Xô, như các xe tăng T-54/55, máy bay trực thăng Mi-8 và nhiều trang thiết bị vũ khí khác mà Ấn Độ có thể giúp Việt Nam nâng cấp và hiện đại hóa, Bộ trưởng Bộ quốc phòng Parrikar cho biết.
Ngoài hạn mức tín dụng 100 triệu USD đã được trao cho Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng trong tháng 10/2014, thì trong chuyến thăm Việt Nam của ông Parrikar hai bên đã thúc đẩy thỏa thuận đề bàn giao các tàu tuần tra cao tốc Larsen và Toubro cho phía Việt Nam.
Từ Hà Nội, ông Modi sẽ có chuyến bay đến Hàng Châu, nơi các nhà lãnh đạo của các nền kinh tế hàng đầu thế giới sẽ nhóm họp hội nghị G-20, ông Modi dự kiến sẽ có các cuộc gặp gỡ với Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Sau đó ông Modi sẽ bay đến Vientiane, Lào để tham dự hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Ấn Độ, cả hai chuyến đi đều rất quan trọng đối với chính sách hướng Đông của chính phủ Ấn Độ, một quan chức chính phủ Ấn Độ cho biết.
Theo Infonet