Trung Quốc: Thanh niên bị bệnh nặng vì ngửi tất thối mỗi ngày
Một nam giới ở tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc đã phải nhập viện do thói quen ngửi tất thối mỗi ngày sau khi từ nơi làm việc trở về nhà.
Theo Shanghaiist, sau khi tới bệnh viện ở Zhangzhou, Phúc Kiến, các bác sĩ phát hiện người đàn ông này bị nhiễm nấm trong phổi. Một bác sĩ cho hay, người bệnh bị nhiễm nấm có trong tất và khi anh này ngửi tất vào cuối ngày, nó đã nhiễm vào phổi.
Sau khi nhập viện, việc chụp X-quang xác nhận người đàn ông trên bị nhiễm trùng phổi nghiêm trọng và bị giữ lại để chữa trị. Các bác sĩ cho biết thêm, hệ thống miễn dịch của người đàn ông trên cũng bị suy yếu do ngủ muộn, dậy sớm vì phải trông con ở nhà.
Hoài Linh
Theo vietnamnet
Bác sĩ nói gì về việc bật quạt cả đêm khiến bé bị viêm phổi?
Người mẹ chia sẻ rằng con cô bình thường rất khỏe mạnh, chẳng mấy khi bị ốm. Và cô tin chắc việc ngủ trong lúc bật quạt cả đêm đã khiến con bị cảm rồi viêm phổi.
Khi nuôi con nhỏ, người lớn có thể có một số niềm tin nhất định vào những thứ liên quan tới bệnh tật, ốm đau. Ví dụ: "Ngủ mà bật quạt sẽ làm con ốm đấy"; "Đừng đi ra ngoài khi tóc còn ướt" hay "Bị dính nước mưa là dễ cúm lắm"... Liệu những lời dặn dò tưởng chừng "cổ hủ" này có bất cứ sự chính xác nào trong đó không?
Bật quạt cả đêm khiến con bị viêm phổi?
Một bà mẹ Thái Lan đã chia sẻ trải nghiệm đáng sợ của mình với trang The Asian Parent, để từ đó khẳng định rằng, chính việc để con ngủ trước quạt đã khiến bé mắc bệnh viêm phổi.
Video đang HOT
Theo tiết lộ của người mẹ này, con cô bình thường rất khỏe mạnh, bé chẳng mấy khi bị ốm. Cô tin chắc rằng sau khi con bị một trận cảm thông thường, việc ngủ trong lúc vẫn để quạt chạy cả đêm đã khiến phổi con bị viêm. Rốt cuộc, con được chẩn đoán mắc bệnh viêm phổi. Chẩn đoán này được đưa ra sau khi bác sĩ lấy mẫu đờm của con để xét nghiệm. Bệnh nhi đã phải nằm viện 3 ngày.
Bà mẹ người Thái Lan tin rằng con mình đã bị viêm phổi do bật quạt cả đêm (Ảnh minh họa).
Sau điều trị, các triệu chứng của bé bắt đầu có dấu hiệu cải thiện. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyên người mẹ vẫn nên để con nghỉ ngơi trên giường. Họ cũng nhắc nhở các phụ huynh không để trẻ nằm ngủ mà không mặc quần áo hoặc trong điều kiện quạt bật số quá mạnh.
Bạn có thể vẫn cảm thấy ngờ vực: Liệu bật quạt trong lúc con ngủ có làm bé bị viêm phổi không? Để lý giải cặn kẽ vấn đề này, cần tiến hành tìm hiểu dựa trên cơ sở khoa học.
Viêm phổi là gì?
Viêm phổi là tình trạng đặc biệt ở một hoặc cả hai phế nang. Mủ có thể xuất hiện trong phế nang, gây ra các triệu chứng điển hình của bệnh viêm phổi ở trẻ: sốt, khó thở, lạnh. Mặc dù viêm phổi rất phổ biến ở trẻ, nó cũng có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với người trưởng thành.
Nhiều vi trùng, bao gồm vi khuẩn, nấm, virus hoặc ký sinh trùng, có thể gây viêm phổi. Căn bệnh này có thể ảnh hưởng tới bất cứ người nào, không chỉ người già và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, những người có hệ miễn dịch yếu và các vấn đề sức khỏe khác có thể phải đối mặt với biến chứng nguy hiểm hơn, như suy hô hấp, nhiễm trùng máu và thậm chí tử vong.
Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng phổi, đặc biệt ở một hoặc cả hai phế nang (Ảnh minh họa).
Bệnh viêm phổi biểu hiện nhiều triệu chứng, ví dụ:
- Khó thở.
- Sốt 38,5 độ C hoặc thấp hơn.
- Cảm giác uể oải, lờ đờ, khó chịu.
- Các triệu chứng tương tự cảm hoặc cúm, như đau họng, lạnh, người run, đau đầu.
- Ho khan kéo dài, đôi khi có kèm dịch nhày.
- Thở nhanh, phát ra tiếng rít khò khè.
- Cảm giác đau ở ngực và bụng.
- Nôn mửa.
- Dịch nhày có màu nâu như gỉ sét, lẫn máu hoặc xanh lá cây nhạt.
- Kém ăn (ở trẻ sơ sinh) và chán ăn (ở trẻ lớn hơn).
Các triệu chứng ở bệnh viêm phổi trẻ em rất đa dạng, tùy thuộc vào bộ phận nào của phổi bị nhiễm trùng. Tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở phần giữa hoặc phần trên phổi có thể gây khó thở; nhiễm trùng phần dưới phổi có thể gây nôn mửa, buồn nôn hoặc đau bụng.
Bật quạt khi trẻ ngủ có thực sự gây viêm phổi?
Nhiều phụ huynh vẫn tin rằng, bật quạt trong lúc trẻ ngủ có thể khiến trẻ bị cảm hay cúm. Tiến sĩ, bác sĩ người Singapore Anay Bhalerao bác bỏ quan niệm này. Ông cho biết, gió thổi từ quạt có thể làm cho bé bị ngạt mũi hay thậm chí chảy nước mũi nhưng không gây bệnh cảm. Cảm thông thường do virus trong không khí gây nên. Chảy nước mũi không phải lúc nào cũng là dấu hiệu cho thấy trẻ bị cảm.
Trên thực tế, chảy nước mũi cũng có thể bắt nguồn từ phản ứng dị ứng của bé với lớp bụi trong phòng hoặc do quạt thổi ra.
Gió thổi từ quạt có thể làm cho bé bị ngạt mũi hay thậm chí chảy nước mũi nhưng không gây bệnh cảm (Ảnh minh họa).
Tiến sĩ Anay làm rõ thêm rằng, để bé ngủ trong khi bật quạt khó có thể khiến trẻ bị viêm phổi. " Chất lượng không khí kém, sự đông đúc, chật chội hoặc thậm chí bụi cũng làm cho bé bị chảy nước mũi. Luồng khí lưu thông từ một chiếc quạt có thể làm cho tình trạng chảy nước mũi nặng thêm nhưng KHÔNG gây viêm phổi.
Thủ phạm của các bệnh như viêm phổi và cúm là những mầm bệnh. Chúng lây truyền từ người sang người qua tiếp xúc gần. Trừ phi trẻ tiếp xúc với những mầm bệnh này, đồng thời có hệ miễn dịch non yếu, còn bình thường bật quạt khi ngủ, bé sẽ khó bị cúm hay viêm phổi".
Tiến sĩ Anay cũng khuyến nghị cha mẹ nên đảm bảo các điều kiện vệ sinh cơ bản nếu trẻ bị chảy nước mũi như lau dọn phòng sạch sẽ, đảm bảo nơi bé ở thoáng khí và rửa tay trước, sau khi tiếp xúc với bé. Ông cũng khuyên phụ huynh cần chú ý nếu bé bị sốt thì đó chính là dấu hiệu báo động, cha mẹ cần xin tư vấn từ bác sĩ hoặc đưa bé đi khám.
Biện pháp điều trị và phòng ngừa viêm phổi ở trẻ sơ sinh
Biện pháp phòng ngừa:
1. Rửa tay thường xuyên và đúng cách (tuân thủ quy tắc 20 giây).
2. Tránh sử dụng chung cốc, đĩa hoặc các vật dụng khác với trẻ bị ốm.
3. Đảm bảo tiêm chủng đúng lịch cho bé để phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng khác.
4. Tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ bằng cách đảm bảo trẻ ngủ đủ, tập luyện đều đặn và có chế độ ăn lành mạnh.
5. Động viên trẻ hắt hơi hoặc ho vào một tờ giấy ăn rồi rửa sạch tay ngay sau đó.
6. Đeo khẩu trang khi trẻ bị cảm thông thường hoặc ho.
7. Cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời cũng đã được chứng minh là giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.
Nếu con bạn có các triệu chứng như sốt, ho hoặc khó thở, hãy nhanh chóng tham vấn bác sĩ. Cha mẹ nên đặc biệt lưu tâm tới việc tiêm vắc-xin cúm mùa cho bé bởi bệnh cúm có thể dẫn tới bệnh viêm phổi. Những trẻ có hệ miễn dịch yếu nên xem xét việc tiêm vắc-xin ngăn ngừa bệnh do phế cầu khuẩn.
Nếu con bạn có các triệu chứng như sốt, ho hoặc khó thở, hãy nhanh chóng tham vấn bác sĩ (Ảnh minh họa).
Biện pháp điều trị: Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc tùy thuộc vào loại vi khuẩn hay virus cụ thể gây bệnh viêm phổi ở trẻ.
- Bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn đòi hỏi phải sử dụng kháng sinh để khỏe lên. Thông thường, việc điều trị sẽ kéo dài từ 7 đến 10 ngày. Lưu ý rằng những loại kháng sinh này cần được dùng theo đúng liều lượng bác sĩ chỉ định. Bỏ ngang liều dùng kháng sinh có thể ảnh hưởng tới thời gian hồi phục của bé, từ đó, kéo dài tình trạng mệt mỏi, khó chịu, khiến bé không thể thực hiện các hoạt động thường ngày.
- Bệnh nhiễm trùng do virus sẽ cần dùng thuốc kháng virus do kháng sinh trong trường hợp này không có tác dụng.
- Nếu bệnh nhiễm trùng do virus không nghiêm trọng, chỉ cần nghỉ ngơi, ăn uống cân bằng, bổ sung nhiều dịch là có thể giúp cải thiện tình trạng bệnh.
- Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các trẻ khác bằng cách tránh tập luyện và các hoạt động trong nhà/ngoài trời như chơi thể thao, gặp gỡ bạn bè...
Bạn cũng có thể giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục của con tại nhà bằng cách:
- Cho trẻ uống nhiều nước, ví dụ, nước ép trái cây hoặc các món canh, cháo/súp (làm từ cá, miến bột mì), đảm bảo trẻ không bị thiếu nước.
- Sử dụng miếng chườm ấm đặt lên vùng ngực bé nếu trẻ bị đau hoặc khó chịu ở ngực.
- Đảm bảo trẻ uống thuốc đủ liều theo chỉ định của bác sĩ để vi khuẩn có thể được tiêu diệt hoàn toàn.
- Có thể dùng miếng dán hạ sốt nếu bé bị sốt. Ngoài ra, bạn có thể lau người bé bằng nước có nhiệt độ bằng nhiệt độ phòng (không dùng nước lạnh) để giúp bé thấy thoải mái, dễ chịu hơn.
- Trẻ có thể mệt và ăn kém hơn thường lệ. Hãy kiên nhẫn và xoa dịu bé bằng cách thường xuyên có mặt bên con.
Nguồn: Parent, Lung
Ngồi nhiều không chỉ gây trĩ, dân văn phòng còn có thể mắc phải vấn đề khó nói sau Ngoài việc có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ, dân văn phòng có thể phải đối mặt với các bệnh phụ khoa tiềm ẩn ở vùng kín. Dân văn phòng có đặc thù công việc là phải ngồi nhiều và ít vận động. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dễ gây ra tình trạng viêm nhiễm phụ khoa. Để ngăn ngừa...