Trung Quốc: Thanh lọc tham nhũng trong quân đội
Tân Hoa Xã đưa tin Trung Quốc chính thức thông báo, Thượng tướng Phòng Phong Huy – cựu Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc – bị điều tra vì tình nghi tham nhũng – vừa bị giao cho công tố viên quân sự. Điều này có nghĩa là Phòng Phong Huy sẽ bị kết tội tại Tòa án quân sự.
Thượng tướng Phòng Phong Huy – cựu Tổng Tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc – đã được giao cho cơ quan công tố quân sự làm rõ tội trạng
Lãnh đạo các đơn vị chủ chốt của Quân ủy Trung ương – Phòng Phong Huy và Trương Dương, cựu Chủ nhiệm Tổng cục Công tác Chính trị Quân ủy Trung ương – đã bị điều tra và sa thải hồi tháng 8/2016.
Vi phạm nghiêm trọng
Cuộc điều tra đã phát hiện cả 2 nhân vật này đều vi phạm nghiêm trọng kỷ luật Đảng và pháp luật. Theo tin của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, tháng 11/2017, Tướng Trương Dương đã treo cổ tự sát tại nhà riêng sau khi bị điều tra về hành vi tham nhũng và vi phạm kỷ luật Đảng. Việc bắt giữ các nhà lãnh đạo quân sự cấp cao như vậy là điều bất thường, cho thấy Trung Quốc tiếp tục đấu tranh phòng chống tham nhũng ở mọi cấp độ quyền lực trong các cơ quan nhà nước.
Theo ông Andrei Karneev – Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu châu Á và châu Phi – chiến dịch chống tham nhũng trong quân đội Trung Quốc không chỉ tập trung vào công tác chống hối lộ mà còn tập trung vào phòng chống tất cả các hành vi lạm dụng quyền lực làm giảm khả năng chiến đấu của quân đội. Nói chung, trọng tâm là việc tăng cường kỷ luật và xây dựng quân đội tuyệt đối trung thành với ban lãnh đạo chính trị.
Các bản báo cáo chính thức nhấn mạnh rằng quá trình “ngã ngựa” của 2 cựu Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc là Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu là do sai lầm chính trị chứ không phải thói tham nhũng khét tiếng của họ. Không loại trừ khả năng Phòng Phong Huy – người đã được coi là một trong những tướng lĩnh có nhiều hứa hẹn nhất – có liên quan đến việc loại bỏ những sai lầm chính trị của các nhà lãnh đạo quân sự cũ và thanh lọc hết ảnh hưởng của Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu trong quân đội.
Thanh lọc
Theo ông Andrei Karneev, cuộc chiến phòng chống tham nhũng, kể cả trong quân đội và các cơ quan an ninh khác, đã trở thành một phần quan trọng trong chính sách đối nội của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sau khi ông lên nắm quyền lãnh đạo hồi năm 2012. Các nhà quan sát lưu ý rằng, Đại hội XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thay đổi cơ cấu của Quân ủy Trung ương, khiến cơ quan này đã trở nên nhỏ gọn hơn và dễ kiểm soát hơn dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Quân ủy Trung ương Tập Cận Bình.
Video đang HOT
Hiện nay trong thành phần Quân ủy Trung ương không chỉ có Bộ Tham mưu và Tổng cục Công tác Chính trị mà còn có Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trong số các ủy viên Quân ủy Trung ương, có cả Phó Chủ tịch Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng, Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Trương Thăng Dân. Chi tiết này cho thấy Trung Quốc sẽ tiếp tục cuộc thanh lọc giới “chóp bu” quân đội.
Ngày 13/1, Hội nghị toàn thể lần thứ 2 Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX đã bế mạc tại Bắc Kinh. Diễn biến mới của công cuộc chống tham nhũng mà Đảng Cộng sản Trung Quốc tiến hành được cả thế giới quan tâm. Theo thông báo mới nhất ngày 11/1 của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, năm 2017, các cơ quan kiểm tra kỷ luật và giám sát cả nước Trung Quốc đã điều tra xử lý 527.000 người, trong đó có 58 cán bộ cấp tỉnh, bộ trở lên.
Ông Dimitri Vlassis – người phụ trách Cơ quan chống tham nhũng và tội phạm kinh tế Văn phòng Liên Hợp quốc về chống ma túy và tội phạm – nói rằng những vụ án liên quan đến tham nhũng mà Trung Quốc điều tra xử lý trong những năm qua chứng tỏ nước này đã có rất nhiều nỗ lực và giành được thành tựu to lớn trong chiến dịch chống tham nhũng.
Julio Rios – Giám đốc Viện Quan hệ Quốc tế Galicia, cơ quan tham vấn Tây Ban Nha – cho rằng Trung Quốc đã đi đầu trong nỗ lực chống tham nhũng. Trong khi đó, theo Lucio Pitlo – chuyên gia về vấn đề Trung Quốc thuộc Trường Đại học Ateneo (Philippines) – Trung Quốc đã thành công về việc truy bắt tội phạm, thu hồi tang vật ở nước ngoài trong chiến dịch chống tham nhũng. Điều đó thể hiện Trung Quốc quyết tâm khắc phục mọi khó khăn để chống tham nhũng theo pháp luật. Giancarli Elia Valori – chuyên gia vấn đề quốc tế của Italy – nhận định, những năm gần đây, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã nghiêm khắc chống lại nạn tham nhũng đe dọa sự phát triển của nước này, coi trọng cơ chế tự giám sát Đảng và Nhà nước.
Trong khi đó, Gershon Ikyala – Giảng viên kinh tế quốc tế làm việc tại Đại học Nairobi – nhận định cải cách thể chế giám sát là một sáng tạo lớn trong việc chống tham nhũng của Trung Quốc, hình thành cơ chế chống tham nhũng có hiệu quả thông qua thực hiện giám sát toàn diện đối với tất cả công chức sử dụng công quyền. Còn Marcelo Del Piero – Giám đốc Trung tâm Quốc gia Argentina thuộc Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế – nhận xét, việc Đảng Cộng sản Trung Quốc thực hiện chế độ giám sát nghiêm ngặt trong Đảng và các đơn vị cơ quan nhà nước đã đảm bảo nước này phòng chống tham nhũng có hiệu quả một cách có hệ thống…
Theo Hồ Thanh
Pháp luật Việt Nam
Nguyên Tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc hối lộ ai?
Ngày 9/1, Tân Hoa xã đưa tin, tướng Phòng Phong Huy, cựu Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, sẽ bị khởi tố tội danh nhận hối lộ.
Ông Phòng Phong Huy hối lộ ai?
Tướng Phòng Phong Huy và tướng Trương Dương là một ê-kip ở Quân khu Quảng Châu. Từ 2003 đến 2007, ông Phòng Phong Huy làm Tham mưu trưởng quân khu thì ông Trương Dương là Chủ nhiệm Chính trị từ 2004 đến 2007, hai người chia nhau nắm giữ hai cơ quan trọng yếu nhất suốt 4 năm. Năm 2012 họ lại cùng được giao nắm giữ vị trí đứng đầu hai cơ quan quyền lực nhất của quân đội là Tổng bộ Chính trị và Tổng bộ Tham mưu.
Khi Tân Hoa xã thông báo tin Thượng tướng Trương Dương tự sát (ngày 23/11, thông báo ngày 28/11/2017), truyền thông Trung Quốc đã 2 lần nhắc đến việc ông Phòng Phong Huy và ông Trương Dương là một "ê-kip cũ", ám chỉ ông Phòng Phong Huy cũng bị điều tra như ông Trương Dương và viết ông Trương Dương đã bị điều tra xác thực về manh mối liên quan đến các ông Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng.
Trung Quốc: Cựu Tổng tham mưu trưởng bị khởi tố
Ngày 9/1, Tân Hoa xã đưa tin, tướng Phòng Phong Huy, cựu Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, sẽ bị khởi tố tội danh nhận hối lộ.
Ông Trương Dương bị coi là người của cựu Phó chủ tịch Quân ủy Từ Tài Hậu, còn ông Phòng Phong Huy lại là đồng hương và thuộc hạ cũ của ông Quách Bá Hùng ở Quân khu Lan Châu. Khi ông Phòng Phong Huy là Phó tư lệnh và Tư lệnh Tập đoàn quân 21/Quân khu Lan Châu thì ông Quách Bá Hùng đang là Tư lệnh quân khu này.
Hai người thân thiết đến mức ông Phòng Phong Huy trước mặt mọi người gọi Quách Bá Hùng là "Anh rể" dù quan hệ thực tế không phải như vậy.
Ông Từ Tài Hậu "ngã ngựa" tháng 3/2014, đến tháng 3/2015 thì chết vì ung thư; ông Quách Bá Hùng bị tuyên bố điều tra tháng 4/2015, đến tháng 7/2016 bị Tòa án quân sự tuyên phạt mức án tù chung thân.
Sau khi hai ông Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng, một người chết một vào tù, ông Trương Dương và Phòng Phong Huy tựa hồ cũng đi theo vết xe đổ của họ, nay một người tự sát, một đang bị điều tra xử lý theo pháp luật.
Tình cảnh này khiến người ta bất giác nhớ lại cảnh ngộ của các ê-kíp trên chính trường Trùng Khánh: các Bí thư Bạc Hy Lai, Tôn Chính Tài cùng các Giám đốc Công an Vương Lập Quân, Hà Đình.
Tình hình thực tế cho thấy, thời gian vừa qua, cả ông Trương Dương và ông Phòng Phong Huy vừa hô hào "quét sạch tàn dư độc hại của hai ông Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng", vừa ngấm ngầm chống lại.
Vì vậy, người ta cho rằng đối tượng mà ông Phòng Phong Huy đưa hối lộ đương nhiên có Quách Bá Hùng, còn ai khác nữa thì phải đợi kết quả điều tra.
Vì sao lại chậm trễ công bố việc Phòng Phong Huy "ngã ngựa"?
Mặc dù cả ông Trương Dương và ông Phòng Phong Huy đều thôi chức và bị điều tra cùng thời điểm, nhưng hơn 40 ngày sau khi vấn đề của ông Trương Dương được công bố, truyền thông Trung Quốc mới đưa tin ông Phòng Phong Huy "đang bị cơ quan kiểm sát điều tra xử lý theo pháp luật". Vì sao có sự chậm trễ này?
Tờ "Bưu điện Hoa Nam buổi sáng" (SCMP) của tỷ phú Mã Vân hôm 9/1 đăng bình luận cho rằng: do tướng Trương Dương đột ngột treo cổ tự sát nên thông tin về việc điều tra ông Phòng Phong Huy bị trì hoãn lại để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đến sĩ khí của toàn quân.
Mặc dù sai phạm cụ thể của ông Phòng Phong Huy chưa được công bố, nhưng dư luận cho rằng ảnh hưởng của những sai phạm này có thể sẽ vượt quá vụ án tướng Trương Dương vì Bộ tham mưu liên hợp Quân ủy đóng vai trò trung khu chỉ huy tác chiến của toàn quân...
Có tin nói sau khi ông Trương Dương bị điều tra có tới 40 cán bộ quân đội đang bị điều tra do liên quan, trong đó có 32 người ở Quân khu Quảng Châu và 8 ở cơ quan Quân ủy.
Trang tin Đa Chiều (DWnews) hôm 9/1 cho rằng: các tướng lĩnh bị liên đới đến ông Phòng Phong Huy chủ yếu tập trung ở các cơ quan trực thuộc Bộ Tham mưu liên hợp Quân ủy, trong đó có "Cục công nghệ thông tin" và "Cục 4" (Cục Radar và Đối kháng điện tử).
Ông Phòng Phong Huy là viên Thượng tướng thứ 7 của Trung Quốc "ngã ngựa" được đưa tin công khai. Đó là các ông Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng, Điền Tu Tư, Vương Kiến Bình, Vương Hỉ Bân và Trương Dương.
Ngoài ông Điền Tu Tư và Vương Hỉ Bân, tội danh của 5 người đều đã bị tiết lộ, chủ yếu là nhận hối lộ. Ông Trương Dương là người bị khép nhiều tội nhất, gồm "đưa hối lộ, nhận hối lộ và có tài sản không thể giải trình cực lớn".
Theo Thuy Thuỷ
Tiền phong
Cựu Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc bị khởi tố Tướng Phòng Phong Huy, cựu Tổng tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), sẽ bị khởi tố tội danh nhận hối lộ, Tân Hoa Xã đưa tin ngày 9/1. Tướng Phòng Phong Huy (Ảnh: AFP) Hãng tin Tân Hoa Xã ngày 9/1 đưa tin cựu Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Phòng Phong Huy, người bị cáo...