Trung Quốc thắng lớn khi mua phi cơ Su-35 của Nga
Mua máy bay Su-35 là một ván bài thắng lớn của Trung Quốc. Bắc Kinh sẽ không chỉ có các máy bay chiến đấu thế hệ mới nhất của Nga mà còn tìm ra giải pháp về động cơ phản lực mạnh mẽ cho các mẫu máy bay của chính mình.
Máy bay J-20 của Trung Quốc. (Ảnh: Ausairmilitary)
Tháng 4 vừa qua, Công ty chế tạo máy bay Thẩm Dương của Trung Quốc đã khiến giới quan sát quân sự thế giới ngạc nhiên khi thử nghiệm máy bay tiêm kích mới J-11D, một phiên bản nâng cấp của chiếc J-11 là bản sao chép máy bay Su-27 của Nga. Mẫu máy bay mới J-11D này được cho là có những thiết bị tiên tiến như radar quét điện tử pha chủ động (AESA) còn hiện đại hơn cả hệ thống trên Su-35 của Nga, hệ thống tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại mới và rất nhiều phần được chế tạo bằng vật liệu composite để giảm trọng lượng máy bay và giảm phản xạ sóng radar.
Tuy nhiên, dù chương trình chế tạo J-11D tiến bộ nhanh chóng thì Trung Quốc vẫn tỏ ra nôn nóng mua chiến đấu cơ đa năng Su-35 của Nga. Nhiều nhà phân tích cho rằng mục tiêu chính mà PLAAF muốn mua Su-35 là vì động cơ phản lực AL-117S gắn trên máy bay.
Động cơ luôn là phần tối quan trọng của mọi máy bay chiến đấu và đây là một vấn đề nan giải với các công ty của Trung Quốc. Các mẫu máy bay thế hệ 5 Thành Đô J-20 và Thẩm Dương J-31 có kết cấu và hệ thống điện tử tối tân với tham vọng làm đối trọng các máy bay hiện đại của Mỹ. Nhưng năng lực sản xuất động cơ phản lực của Trung Quốc không bắt kịp với các lĩnh vực khác trong ngành công nghiệp hàng không và những mẫu như J-20 hay J-31 vẫn què quặt vì lý do động cơ đẩy.
Có nhiều ví dụ về các mẫu máy bay tốt nhưng vận hành khó khăn vì không được trang bị động cơ đủ mạnh. Từ mẫu P-51 Mustang, F-14 Tomcat, F-15 Eagle hay thậm chí F-22 Raptor đều phải cần những cải tiến động cơ quan trọng để ngày nay trở thành các máy bay linh hoạt trong không chiến.
Trung Quốc vẫn dùng vào các động cơ phản lực của Nga để trang bị cho máy bay chiến đấu của mình dù chúng có thể không còn phù hợp nữa. Hiện cả hai mẫu J-20 và J-31 đang sử dụng động cơ phản lực Nga, cụ thể là J-20 với Saturn AL-31 và J-31 với Klimov RD-93. Các nhà phân tích cho rằng cả hai mẫu này đều bị hạn chế hiệu năng hoạt động do động cơ cũ kỹ. Với động cơ AL-31s mà J-20 được trang bị, nó sẽ khó đạt vận tốc siêu thanh, một trong những đặc điểm quan trọng nếu muốn so sánh với F-22 của Mỹ.
Video đang HOT
Trung Quốc có 2 lựa chọn để có được động cơ tiên tiến như ý: mua của Nga hoặc tự phát triển. Ưu tiên của Bắc Kinh đương nhiên là tự phát triển và mục tiêu chế tạo động cơ trở thành trọng tâm ngành công nghiệp hàng không Trung Quốc. Một nhà bình luận Nga đã so sánh việc phát triển động cơ phản lực máy bay với Trung Quốc cũng quan trọng như chương trình vũ trụ Apollo của Mỹ những năm 1960. Dẫu vậy, việc chế tạo động cơ phản lực cho máy bay chiến đấu rất khó khăn và đặt ra những thách thức lớn về thiết kế do yêu cầu về lực đẩy mà máy bay cần khi tăng tốc. Thực tế, việc chế tạo động cơ phản lực vẫn là “gót chân Achilles” của ngành công nghiệp hàng không Trung Quốc.
Cho đến nay, động cơ phản lực tối tân nhất mà Trung Quốc đang sử dụng cho máy bay chiến đấu của mình là WS-10. Động cơ WS-10 được lắp cả trên các mẫu máy bay J-11 và J-16 nhưng có rất nhiều lỗi và quá yếu nên việc nâng cấp là yêu cầu tất yếu. Vì không yên tâm về WS-10 nên PLAAF đã quyết định quay về với động cơ của Nga là AL-31 sẽ được sử dụng trên các mẫu tiêm kích J-10 và J-10B.
Máy bay J-31 của Trung Quốc. (Ảnh: militaryfactory)
Với các mẫu máy bay thế hệ 5 là J-20 và J-31, động cơ WS-10 được cải tiến, nâng cấp nhưng vẫn không cung cấp đủ sức mạnh cần thiết cho các máy bay. Các loại động cơ phản lực đang được nghiên cứu phát triển là Xian WS-15 sẽ dành cho J-20 và Avic WS-13 cho J-31 thì cần thêm thời gian và thử nghiệm.
Những tiến bộ trong các chương trình nghiên cứu động cơ phản lực WS-13 và WS-15 có thể giải thích tại sao Trung Quốc lại quan tâm đến dự án Su-35 của Nga đến vậy. Su-35 là mẫu máy bay chiến đấu hiện đại nhất của Nga và được trang bị động cơ phản lực AL-117S, là loại động cơ được nâng cấp rất nhiều từ AL-31.
Từ những phân tích này, có cơ sở để tin rằng việc mua động cơ AL-117S là con đường ngắn nhất để PLAAF có được động cơ phản lực như ý cho loạt máy bay J-20 của mình. Vì Nga dường như không muốn bán các động cơ mới như một sản phẩm riêng lẻ, PLAAF sẽ phải mua cả chiếc chiến đấu cơ Su-35 và có được động cơ AL-117S như một phần của hệ thống.
Sau thời gian thương lượng, có vẻ một hợp đồng mua bán 24 chiếc Su-35 đã được ký kết, những đợt giao hàng đầu tiên sẽ được tiến hành vào đầu năm 2016 và phi công Trung Quốc đã bắt đầu huấn luyện với máy bay mới.
Về lâu dài, hẳn là công nghiệp hàng không Trung Quốc sẽ có được năng lực chế tạo các động cơ máy bay tính năng cao và có tính cạnh tranh. Tuy nhiên, về ngắn hạn các động cơ AL-117S vẫn là lựa chọn tốt nhất để Bắc Kinh trang bị cho chiến đấu cơ J-20. Với khả năng sao chép, các nhà sản xuất Trung Quốc cũng sẽ học hỏi được rất nhiều từ mẫu động cơ AL-117S mua được của Nga.
Như vậy, với PLAAF, mua máy bay Su-35 là một ván bài thắng lớn, không chỉ có được các máy bay chiến đấu thế hệ mới nhất của Nga mà còn có giải pháp về động cơ phản lực mạnh mẽ cho các mẫu máy bay của chính mình.
Hoài My
Theo Dantri/ Diplomat
Báo Trung Quốc "tố" động cơ Nga khiến J-10B gặp nạn
Tờ Duowei News đã đổ lỗi cho động cơ phản lực của Nga đã khiến chiếc máy bay tiêm kích đa năng J-10B của Không quân Trung Quốc gặp nạn hôm 15/11.
Tờ Duowei News đã đổ lỗi cho động cơ phản lực của Nga đã khiến chiếc máy bay tiêm kích đa năng J-10B của Không quân Trung Quốc gặp nạn hôm 15/11.
"Vụ tai nạn của máy bay chiến đấu J-10B được trang bị động cơ phản lực do Nga chế tạo AL-31FN ở thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên hôm 15/11 cho thấy Trung Quốc cần thiết đẩy mạnh việc phát triển động cơ nội địa", tờ Duowei News viết.
Trung Quốc hiện không thể tự thiết kế và sản xuất động cơ hoàn hảo cho các máy bay chiến đấu tiên tiến của nước này. Trong những năm qua, để giải quyết nhược điểm này, Công ty động cơ máy bay Thẩm Dương đã nỗ lực phát triển động cơ phản lực Thái Hành WS-10 và đã trang bị cho một số máy bay J-10B. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn phải nhập khẩu số lượng lớn động cơ Saturn Lyulka AL-31FN từ Nga để cung cấp cho các máy bay chiến đấu J-10 trước khi Thái Hành WS-10 đạt được sự tin cậy cao nhất.
Phần động cơ chiếc J-10B gặp nạn hôm 15/11.
Theo truyền thông nước ngoài, trong năm 2010 Trung Quốc đã thay thế các động cơ AL-31FN bằng động cơ Thái Hành WS-10, tuy nhiên ngay sau khi xuất hiện thông tin này thì Trung Quốc lại mua thêm 123 động cơ AL-31FN.
Giống như bất kỳ quốc gia nước ngoài khác, Duowei tuyên bố Nga không phải là một đối tác đáng tin cậy với Trung Quốc. Nếu Trung Quốc trở nên quá phụ thuộc vào động cơ mua từ Nga, nó sẽ không bao giờ đạt được một dây chuyền công nghiệp hàng không đầy đủ.
Bài báo cũng nói rằng, vụ tai nạn chiếc J-10B hôm 15/11 là do động cơ AL-31FN đột nhiên tắt trên không trung. "Điều này cho thấy rằng động cơ của Nga không đáng tin cậy như nhiều người vẫn tin", Duowei viết.
Dẫu vậy tờ Duowei có lẽ quên mất rằng, hầu hết các chiến đấu cơ Trung Quốc đều đang sử động cơ hàng không Nga và tỉ lệ gặp nạn là rất thấp. Việc tai nạn do lỗi kĩ thuật động cơ trong hàng không là khá phổ biến, và điều này không thể tránh khỏi. Không thể vì một vụ tai nạn mà có thể quy kết cho cả dòng động cơ của Nga là không đáng tin cậy.
Ngoài ra, vẫn chưa rõ việc chiếc J-10B gặp nạn kia dùng động cơ AL-31FN hay là động cơ Thái Hành WS-10. Vì vốn dĩ WS-10 là bản sao chép động cơ AL-31F với hình dáng tương tự nên khó nhận biết thông qua hình dáng.
Hoàng Lê
Theo_Kiến Thức
Nhật Bản "khát" chiến đấu cơ Mạng tin Defense News tiết lộ, Nhật Bản có thể đối mặt với tình hình thiếu hụt máy bay chiến đấu trong thập kỷ tới, trong bối cảnh quốc gia này lên kế hoạch "cho nghỉ hưu" một số chiến đấu cơ cũ kỹ như F-2 và F15 bắt đầu từ năm 2020. Các chiến đấu cơ F-15 của Nhật sẽ bắt đầu...