Trung Quốc tham vọng ‘thế chân’ Mỹ ở Afghanistan?
Trung Quốc nhìn thấy những cơ hội và cả thách thức sau khi Mỹ rút quân khỏi Afghanistan nhưng được cho là sẽ nhúng chân quá sâu xuống vũng lầy nhiều rủi ro này.
Thành viên nhóm ủng hộ lực lượng vũ trang Afghanistan chống Taliban . Ảnh REUTERS
Vừa qua, Trung Quốc đã sơ tán khẩn 210 công dân khỏi Afghanistan trong lúc Mỹ và NATO đồng loạt rút quân khỏi quốc gia này. Việc Mỹ rút quân đã để lại khoảng trống an ninh tại Afghanistan khiến Trung Quốc ngày càng lo ngại.
Mối đe dọa an ninh
Giới chức Trung Quốc chỉ trích việc Mỹ rút quân vội vã là hành động vô trách nhiệm, “trút bỏ mớ hỗn độn và cuộc chiến tranh lên người dân Afghanistan và các nước trong khu vực”, theo trang Live Mint .
Một mặt, Trung Quốc có được cơ hội để đả kích vai trò của Mỹ và xây dựng hình ảnh của mình. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng chịu thiệt hại từ việc rút quân của Mỹ.
Các thành viên nhóm ủng hộ lực lượng an ninh Afghanistan chống Taliban . Ảnh AFP
Trung Quốc được cho là nước hưởng lợi lớn từ cuộc chiến 20 năm của Mỹ tại Afghanistan, trong đó sự hiện diện của Mỹ góp phần ngăn chặn một phần mối đe dọa cực đoan, khủng bố tại khu vực biên giới hơn 80 km với Afghanistan ở phía tây nam.
Cuộc nội chiến tiềm tàng giữa các phe tại Afghanistan sẽ trở thành môi trường thuận lợi để al-Qaeda và các nhóm cực đoan trỗi dậy, qua đó gây tác động an ninh đến cả khu vực.
Bà Lisa Curtis, Giám đốc chương trình an ninh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (Indo-Pacific) tại Trung tâm An ninh Mỹ Mới nói với tờ Nikkei Asia : “Với việc các lực lượng Mỹ và NATO rút hoàn toàn khỏi Afghanistan, Trung Quốc sẽ phải tìm các để bảo vệ lợi ích chống khủng bố của họ”.
Taliban tuyên bố đã kiểm soát phần lớn Afghanistan
Trong lúc Mỹ tập trung nguồn lực cho cuộc xung đột không hồi kết tại Trung Đông, Trung Quốc đã vươn mình trỗi dậy thành một thế lực thách thức ở những khu vực khác.
Một số chuyên gia nhận xét quyết định rút quân dứt khoát khỏi Afghanistan của Mỹ là nước cờ cao tay, khi vừa giúp tái tập trung nguồn lực cho việc cạnh tranh với Trung Quốc tại Indo-Pacific, vừa “nhường lại” bài toán Afghanistan và gây phân tán lực lượng của Bắc Kinh khỏi các khu vực Biển Đông và Hoa Đông.
Cơ hội nào cho Bắc Kinh?
Nguồn tài nguyên khoáng sản của Afghanistan là điều khó có thể bị Trung Quốc bỏ qua. Mặc dù là nước nghèo và dựa phần lớn vào nguồn viện trợ nước ngoài, Afghanistan có nguồn dự trữ tài nguyên dồi dào, từ dầu mỏ, khí tự nhiên cho đến đất hiếm, điều mà các “ông lớn” từ lâu đã nhòm ngó.
Những nguyên liệu này được cho là phù hợp với nhu cầu năng lượng và ngành công nghệ của Trung Quốc.
Bên cạnh đó, Afghanistan giữ vị trí chiến lược và có thể là điểm nối quan trọng trong kế hoạch kết nối giao thương Vành đai, Con đường (BRI) của Trung Quốc. Afghanistan sẽ là cửa ngõ để Trung Quốc vươn ra Ấn Độ Dương và xa hơn nữa là châu Phi thông qua Iran hoặc Pakistan.
Một cậu bé bán đồ ngũ cốc tại Kabul. Ảnh REUTERS
Nhà nghiên cứu chuyên về Trung Quốc Gordon Chang, tác giả cuốn sách The Coming Collapse of China (tạm dịch: Sự sụp đổ sắp tới của Trung Quốc ) cho rằng Trung Quốc đã đàm phán một thỏa thuận với chính quyền Afghanistan về việc đầu tư cơ sở hạ tầng thông qua sáng kiến BRI. Thỏa thuận này có thể sẽ giúp mở rộng dự án Hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan trị giá 62 tỉ USD.
Tuy nhiên, đi kèm với những cơ hội nói trên là thách thức không nhỏ, đặc biệt là tình hình an ninh. Những cáo buộc Trung Quốc vi phạm nhân quyền đối với người Hồi giáo thiểu số Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương đã khiến những dự án cơ sở hạ tầng của Trung Quốc tại Paksitan bị tấn công thời gian qua. Và đó cũng là rủi ro mà Trung Quốc sẽ phải phòng ngừa nếu như quyết định triển khai hợp tác tại Afghanistan.
Trung Quốc có đưa quân?
Theo tờ Financial Times , với những bài học nhãn tiền rút ra từ trường hợp của Mỹ trong hai thập niên qua và Liên Xô trước đó, giới lãnh đạo Trung Quốc chắc chắn không muốn bị sa lầy vào nơi gọi là “mồ chôn của những đế quốc”.
Giáo sư Trương Gia Đống tại Trung tâm Nghiên cứu Mỹ tại Đại học Phục Đán (Trung Quốc) cho rằng vấn đề Afghanistan không động chạm đến lợi ích cốt lõi của Trung Quốc và Bắc Kinh không cần tham gia một cuộc chiến tại đó.
Tổng thống Mỹ: Tương lai của Afghanistan là trách nhiệm của người dân Afghanistan
Trong bài viết trên tờ Hoàn Cầu thời báo , ông Trương cho rằng Trung Quốc chỉ có hai điều cần xử lý liên quan đến tình hình Afghanistan đó là làm thế nào để thể hiện hình ảnh của một cường quốc với trách nhiệm đóng góp cho hòa bình và ổn định của thế giới, và thứ hai là các vấn đề an ninh phi truyền thống như khủng bố, buôn ma túy. Về vấn đề này, ông Trương cho rằng sử dụng lực lượng an ninh truyền thống như quân đội để đối phó không phải là biện pháp hiệu quả nhất.
Đã có những ý kiến về việc đưa lính Trung Quốc sang Afghanistan làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình theo sự ủng hộ của Liên Hiệp Quốc để bảo về an toàn và lợi ích của Trung Quốc tại đây. Tuy nhiên, những sứ mệnh này được cho là thường kéo theo sự can thiệp sâu hơn mà giới lãnh đạo Trung Quốc sẽ cân nhắc.
Lựa chọn nhiều khả năng nhất của Trung Quốc được cho là sẽ hợp tác với các nước trong khu vực để kềm tỏa Taliban và tiêu diệt các nhóm cực đoan khi cần thiết. Những đối tác của Trung Quốc sẽ là các nước như Nga, Iran hay Pakistan khi đa số các nước này đều là thành viên của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), trừ Iran là quan sát viên.
Mỹ đưa khí tài khỏi Afghanistan . Ảnh REUTERS
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị mới đây cho rằng SCO có thể đóng vai trò tích cực hơn trong việc thúc đẩy hòa bình, hòa giải và tái xây dựng tại Afghanistan. Ông Vương sẽ công du 3 nước giáp Afghanistan gồm Turkmenistan, Tajikistan và Uzbekistan từ ngày 12-16.7. Bên cạnh đó, ông cũng sẽ dự hội nghị ngoại trưởng các nước SCO cùng nhóm liên lạc Afghanistan và dự kiến sẽ ra tuyên bố chung về vấn đề Afghanistan.
Taliban kiểm soát tỉnh biên giới trọng yếu của Afghanistan
Các tay súng Taliban đẩy mạnh chiến dịch ở tỉnh miền tây Herat, kiểm soát hai cửa khẩu biên giới quan trọng giữa Afghanistan với Iran và Turkmenistan.
Quan chức Afghanistan giấu tên hôm nay cho biết phần lớn tỉnh Herat ở miền tây nước này đã rơi vào tay Taliban, chỉ trừ thủ phủ Herat cùng quận Gozara và Injil lân cận. Nhóm phiến quân trước đó chỉ kiểm soát được một trong 18 quận tại tỉnh này, dù vẫn duy trì hiện diện ở nhiều nơi tại Herat.
Dân quân được huy động để đối phó phiến quân Taliban ở tỉnh Herat hôm 9/7. Ảnh: AFP .
Một quan chức tỉnh Herat thừa nhận tình hình cực kỳ nghiêm trọng hồi giữa tuần, thêm rằng lực lượng an ninh và dân quân thân chính phủ Afghanistan đã lập được phòng tuyến quanh thủ phủ Herat và hai quận lân cận hôm 9/7, khẳng định thành phố và sân bay tại đây được bảo vệ chắc chắn.
Phát ngôn viên Taliban Suhail Shaheen cho biết sẽ cho phép hoạt động giao thương xuyên biên giới diễn ra bình thường, thông qua những cửa khẩu nối với Iran và Turkmenistan do lực lượng này kiểm soát ở phía bắc và tây tỉnh Herat.
Video do Taliban công bố hôm 8/7 cho thấy các tay súng ở cửa khẩu Islam Qala trên tuyến giao thương huyết mạch giữa Afghanistan và Iran. Lực lượng này sau đó giành quyền kiểm soát cửa khẩu Torghundi nối với Turkmenistan, c ùng với nhiều tòa nhà của hải quân, tình báo và cảnh sát tại đây.
Phiến quân Taliban đang đẩy mạnh tiến công để mở rộng các vùng lãnh thổ kiểm soát, trong bối cảnh Mỹ đã rút hơn 90% lực lượng khỏi Afghanistan và Tổng thống Joe Biden tuyên bố Washington sẽ kết thúc sứ mệnh quân sự tại nước này vào ngày 31/8.
Việc rút toàn bộ lực lượng Mỹ khỏi Afghanistan, trừ các đơn vị an ninh bảo vệ các cơ ở ngoại giao, làm dấy lên lo ngại các lực lượng vũ trang Afghanistan sẽ sụp đổ nếu thiếu hỗ trợ. Trong vài ngày qua, hơn 1.000 binh sĩ Afghanistan tháo chạy sang nước láng giềng Tajikistan thay vì chiến đấu với Taliban.
Vị trí tỉnh Herat và hai cửa khẩu giữa Afghanistan với Iran, Turkmenistan. Đồ họa: BBC .
Quan chức Taliban hôm 9/7 tuyên bố đã kiểm soát 85% lãnh thổ Afghanistan, trong khi giới chức chính phủ bác bỏ con số này. Nhóm phiến quân đang chiếm nhiều vùng lãnh thổ quanh các thành phố và thị trấn lớn, nhưng không tiến sâu vào những đô thị chủ chốt do gặp sự chống trả dữ dội của lực lượng chính phủ.
Việc Mỹ rút quân khỏi Afghanistan, nơi lực lượng này tham chiến từ năm 2001, bắt đầu từ thỏa thuận với Taliban từ thời cựu tổng thống Donald Trump và được chính quyền Biden duy trì sau đó. Các cơ quan tình báo Mỹ tin rằng chính quyền do Washington hậu thuẫn ở Kabul có thể sụp đổ trong vòng 6 tháng sau khi nước này rút quân, tạo cơ hội cho Taliban nắm quyền trở lại.
Afghanistan ngỡ ngàng khi Mỹ rút quân lúc nửa đêm Lính Mỹ tắt điện và rút khỏi căn cứ Bagram lúc nửa đêm mà không thông báo, khiến quân đội chính phủ Afghanistan hoàn toàn bất ngờ. Quân đội Afghanistan ngày 5/7 công bố ảnh bên trong Bagram, căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ tại quốc gia Trung Á này, từng là sở chỉ huy cuộc chiến nhằm vào nhóm phiến...