Trung Quốc: Tham nhũng, cựu Bí thư Quảng Châu bị khai trừ đảng
Truyền thông chính thức Trung Quốc hôm 9/10/2014 đưa tin, cựu Bí thư Thành Ủy Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, ông Vạn Khánh Lương đã bị khai trừ khỏi đảng Cộng sản Trung Quốc.
Sau Đại hội đảng thứ 18 ( tháng 11/2012), chiến dịch chống tham nhũng tại Trung Quốc được tiến hành kiên quyết hơn. REUTERS
Truyền thông chính thức Trung Quốc hôm 9/10/2014 đưa tin, cựu Bí thư Thành Ủy Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, ông Vạn Khánh Lương (Wan Qingliang) đã bị khai trừ khỏi đảng Cộng sản Trung Quốc, sau khi bị cáo buộc chiếm dụng công quỹ, tham nhũng và thường xuyên đến “các câu lạc bộ tư nhân”.
Hồi tháng Sáu, ông Vạn Khánh Lương đã bị điều tra do “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng”, cụm từ thường dùng tại Trung Quốc để chỉ các quan chức bị nghi ngờ tham nhũng.
Theo Tân Hoa Xã, hồ sơ của ông Vạn Khánh Lương, sau khi bị cách chức Bí thư Thành Ủy và bị khai trừ Đảng, được chuyển sang Bộ Công an, để khởi tố.
Video đang HOT
Tân Hoa Xã nhấn mạnh, ông Vạn Khánh Lương đã lợi dụng vị trí của mình để kiếm lợi từ những người khác, chiếm dụng công quỹ, đã nhận và đưa nhiều khoản hối lộ lớn và đã nhiều lần tới các câu lạc bộ tư nhân.
Các câu lạc bộ tư nhân là một trong những mục tiêu tấn công trong chiến dịch chống tham nhũng mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát động, được coi là nơi mà các quan chức tham nhũng thường lui tới để dàn xếp, mua bán chức quyền, ký kết hợp đồng kinh tế.
Bí thư Tỉnh Ủy Quảng Đông hiện nay là ông Hồ Xuân Hoa (Hu Chunhua), có nhiều khả năng được đưa lên lãnh đạo trung ương trong thời gian tới.
Vẫn trong lĩnh vực tham nhũng, một lãnh đạo của tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc (China National Petroleum Corp – CNPC) đã bị tạm giam để điều tra.
Một số quan chức trong tập đoàn này cho hãng tin Bloomberg biết, ông Vương Lập Tân (Wang Lixin), phụ trách ban kỷ luật và thanh tra của tập đoàn, đã bị tạm giam từ cuối tháng Chín. Ngoài ra, có ít nhất hai cán bộ dưới quyền ông Vương cũng bị điều tra.
Nguồn tin này không biết chính xác ngày ông Vương Lập Tân bị tạm giam hoặc phải chăng ông ta bị cơ quan chống tham nhũng điều tra. Cho đến nay, đã có 7 lãnh đạo của tập đoàn này bị điều tra, trong số này, có ông Chu Vĩnh Khang (Zhou Yongkang), một nhân vật vốn đầy thế lực, nguyên Chủ tịch tập đoàn.
CNPC và chi nhánh ở Hồng Kông – PetroChina Co là một trong những mục tiêu tấn công hàng đầu của chiến dịch chống tham nhũng do ông Tập Cận Bình khởi xướng từ giữa năm 2013.
Theo NTD/ Bizlive
Hồng Kông: Lãnh đạo Lương Chấn Anh bí mật nhận hàng triệu USD
Trưởng Đặc khu hành chính Hồng Kông Lương Chấn Anh đã bí mật nhận khoản tiền 6,4 triệu USD từ công ty cơ kỹ thuật UGL của Australia - tài liệu mật mà tập đoàn truyền thông Australia Fairfax có được cho biết.
Ảnh minh họa.
Theo tài liệu nói trên, khoản tiền này được trả cho ông Lương trong khoảng từ năm 2012 đến 2013, sau khi ông trở thành lãnh đạo của Hồng Kông. Ông đã không khai báo gì khoản tiền này khi phải kê khai lợi tức cá nhân.
UGL đã mua công ty dịch vụ bất động sản DTZ Holdings, nơi ông Lương là giám đốc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Thỏa thuận này được đưa ra riêng biệt giữa UGL và ông Lương để đảm bảo ông không cạnh tranh với UGL và sẽ đóng vai trò "là một trọng tài và cố vấn".
Tuy nhiên, văn phòng của ông Lương ra tuyên bố nói rằng, khoản tiền này chỉ là để trả cho việc ông từ chức ở DTZ từ 4.12.2011, chứ không phải nhằm để đánh đổi lợi ích nào, ông đã không giúp gì cho công ty sau khi từ chức. Tuyên bố này nhấn mạnh, cả việc từ chức khỏi DTZ và thỏa thuận với UGL về khoản tiền trên diễn ra trước khi ông Lương được bầu làm Trưởng Đặc khu Hành chính Hồng Kông. Hơn nữa, các quy định hiện thời ở Hồng Kông không đòi hỏi ông Lương kê khai số tiền trên - tuyên bố cho biết.
Sự việc được tiết lộ lúc ông Lương đang là tâm điểm trong phong trào biểu tình đòi dân chủ của sinh viên Hồng Kông. Các mạng xã hội ở Hồng Kông đã nhanh chóng chia sẻ thông tin này. Ít nhất một trong những người chỉ trích ông đã gọi đây là một xì căng đan chính trị. Theo BBC, với đa số cử tri Hồng Kông, việc ông Lương được bầu lên làm trưởng Đặc khu năm 2012 với chỉ hơn một nửa số phiếu của ủy ban bầu cử 1.200 thành viên phần lớn thân Trung Quốc, đã khiến ông bị xem là thiếu tính hợp pháp. Ông không bị bắt buộc phải kê khai các khoản thu nhập theo luật lệ ở Hồng Kông hiện nay, nhưng điều đó cũng không phải là lý do để công chúng tha thứ cho ông trong vụ việc mới này.
Theo Lao Động
Thêm hai quan chức của Trung Quốc bị lập án điều tra Ngày 9/10, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc thông báo mới đây Ban Kiểm tra Kỷ luật tỉnh Tứ Xuyên đã tiến hành lập án điều tra đối với Phó ban Kinh tế và Thông tin hóa kiêm Chủ nhiệm Ban nghiên cứu phát triển kinh tế, công nghiệp tỉnh Tứ Xuyên, ông Đường Hạo do liên quan đến...