Trung Quốc tham gia tìm kiếm hộp đen máy bay QZ8501
Hôm nay, Trung Quốc cử tàu cứu nạn và tổ chuyên gia lên đường đến vùng biển Indonesia tham gia tìm kiếm hộp đen máy bay QZ8501.
Chiếc tàu cứu hộ mang số hiệu 101 của Trung Quốc đã khởi hành từ cảng Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam vào lúc 10 giờ sáng nay để tham gia công tác cứu hộ theo yêu cầu của phía Indonesia.
Indonesia mời nhiều chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động tìm kiếm máy bay QZ8501 rơi trên biển Java (ảnh: Reuters)
Cùng ngày, Trung Quốc cũng cử đoàn chuyên gia trực thuộc Bộ Giao thông vận tải tới vùng biển của Indonesia để tham gia công tác tìm kiếm hộp đen máy bay gặp nạn. Đoàn chuyên gia này gồm 7 người mang theo thiết vị định vị vệ tinh độ phân giải cao, thiết bị dò tìm dưới nước cùng nhiều thiết bị tìm kiếm hiện đại khác.
Video đang HOT
Phát biểu trong cuộc họp báo ngày hôm nay (5/1), Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh cho biết: “Đoàn chuyên gia của Trung Quốc cùng với những thiết bị chuyên nghiệp đã lên đường tới vùng biển mà Chính phủ Indonesia chỉ định để phối hợp tìm kiếm hộp đen máy bay. Ngoài ra, Trung tâm cứu hộ trên biển của Trung Quốc cũng đã điều động tàu cứu hộ trực thuộc Bộ Giao thông vận tải đến vùng biển liên quan tham gia công tác cứu hộ”.
Theo NTD
Máy bay AirAsia đã xin đổi hướng vì thời tiết xấu
Chiếc Airbus A320 của hãng hàng không AirAsia mất tích sáng nay (28/12) đã mất liên lạc với kiểm soát không lưu sau khi xin đổi hướng vì gặp thời tiết xấu, AirAsia xác nhận.
Lộ trình của chuyến bay QZ8501 trước khi mất tích
Theo tổng giám đốc cơ quan vận tải hàng không của Indonesia Djoko Murjatmodjo, trước khi mất liên lạc với kiểm soát không lưu, máy bay không hề phát tín hiệu khẩn cấp.
Theo báo giới Indonesia, vị trí chuyến bay QZ8501 rơi được khẳng định trong khu vực biển cách đảo Belitung chừng 145km.
Chiếc Airbus A320 được tin là đã lượn vòng trên trời để tránh một cơn bão, trước khi gặp nhiễu động nghiêm trọng và rơi trong khu vực này. Tuy nhiên, thông tin đã bị quan chức chính phủ Indonesia bác bỏ.
Theo AirAsia, cơ trưởng của chuyến bay, một người có kinh nghiệm 6.100 giờ bay, đã yêu cầu được thay đổi lộ trình do thời tiết xấu.
"Chuyến bay khi đó đang di chuyển theo kế hoạch bay đã định thì xin chuyển hướng do thời tiết trên đường đi, trước khi liên lạc với máy bay bị gián đoạn", hãng hàng không khẳng định, và cho biết lần cuối cùng chiếc máy bay bị mất tích được bảo trì là vào hôm 16/11 vừa qua.
Các hành khách trên những chuyến bay khác đã đáp xuống sân bay Changi, Singpore sau khi khởi hành từ Surabaya khẳng định với phóng viên rằng điều kiện thời tiết tại thành phố của Indonesia "không có gì bất thường".
"Trời có hơi nhiều mây nhưng không có yếu tố gì khiến máy bay phải trì hoãn việc cất cánh", một hành khách của Singapore Airlines nói.
Ông Hendrich Sugiarto, người đi trên chuyến bay số GA854 của hãng Garuda Indonesia cũng từ Surabaya tới Singapore, khởi hành sau chuyến bay bị mất tích chừng 1,5 - 2 giờ thì chia sẻ trên Facebook của kênh Channel NewsAsia rằng chuyến bay của mình diễn ra hoàn toàn êm ái, không có nhiễu động. "Không có gì bất thường... trời xanh và không nhiều mây", Sugiarto nói.
Trong khi đó trang thông tin thời tiết WeatherBug thì cho biết dữ liệu về sấm sét của mình cho thấy, có một số tia sét đánh xuống khu vực gần được bay của QZ8501. Dù vậy, một phi công về hưu cho biết "sét không thể khiến máy bay rơi".
Thanh Tùng
Tổng hợp
Theo Dantri
Indonesia: Đàn ông muốn "dăm thê bảy thiếp" phải đóng thuế - Mới đây chính quyền một địa phương cấp huyện ở Indonesia đã ban hành luật mới về hôn nhân, theo đó luật này quy định, công chức nam giới ở huyện này phải nộp thuế khi "lấy nhiều vợ". Trang mạng ChinaNews của Trung Quốc ngày 16-10 dẫn nguồn tin báo "Liên hơp buôi sang" Singapore cho biết, mơi đây chu tich...