Trung Quốc thách thức Việt Nam mang Công thư TT Phạm Văn Đồng ra tòa quốc tế

Theo dõi VGT trên

Chuyên gia TQ tiếp tục luận điệu xuyên tạc Công thư của TT Phạm Văn Đồng và thách thức Việt Nam đưa Trung Quốc ra tòa án trọng tài quốc tế thì “đừng quên đính kèm” công thư này.

Tiếp tục xuyên tạc Công thư của TT Phạm Văn Đồng

Tờ China Daily vừa đăng tải bài viết của chuyên gia Ling Dequan tại Trung tâm Nghiên cứu Các vấn đề thế giới, tiếp tục cố ý viện dẫn và xuyên tạc công thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng nhằm cho rằng, Việt Nam từng thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Chuyên gia Ling Dequan mạnh miệng tuyên bố, nhiều quan chức chính phủ và học giả Việt Nam đang cố gắng diễn giải lại công thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng nhằm “tự đán.h lừa mình” nhưng đã thất bại. Vì sự thất bại này, chuyên gia Ling Dequan cho rằng, Việt Nam không thừa nhận sự hiện hữu của công thư Thủ tướng Phạm Văn Đồng.

Trung Quốc thách thức Việt Nam mang Công thư TT Phạm Văn Đồng ra tòa quốc tế - Hình 1

Bài viết của ông Ling Dequan được Tân Hoa Xã đăng tải lại.

Cuối cùng, ông Ling Dequan còn thách thức, nếu Việt Nam đưa Trung Quốc ra tòa án trọng tài quốc tế thì “đừng quên đính kèm” công thư Thủ tướng Phạm Văn Đồng.

Đây không phải là lần đầu tiên phía Trung Quốc sử dụng một cách xuyên tạc công thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng nhằm chứng minh cái gọi là “chủ quyền không thể chối cãi của Trung Quốc đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”.

Một lần nữa, Trung Quốc cho thấy bộ mặt hiếu chiến, “vừa ăn cướp vừa la làng” và cố tình đưa ra những thông tin sai lệch về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (HS-TS), quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển của Việt Nam.

Chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam

Trung Quốc đã bỏ qua sự thật rằng, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ít nhất là từ thế kỷ 17, Việt Nam đã xác lập, thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa khi hai quần đảo này còn là vô chủ. Các nhà nước phong kiến Việt Nam đã thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo này một cách hòa bình, liên tục, phù hợp với luật pháp quốc tế, mà không gặp phải sự phản đối của bất cứ quốc gia nào. Đến thời kỳ Pháp thuộc, Chính phủ Pháp đã nhân danh Việt Nam tiếp tục quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời phản đối yêu sách của các nước khác đối với hai quần đảo này.

Video đang HOT

Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng được thừa nhận tại Hội nghị San Francisco tháng 9/1951 – Hội nghị giải quyết vấn đề quy thuộc các vùng lãnh thổ sau Chiến tranh thế giới thứ 2 với sự tham gia của 51 quốc gia. Tại Hội nghị này, Trưởng Phái đoàn Quốc gia Việt Nam, Thủ tướng chính phủ Bảo Đại Trần Văn Hữu đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không gặp bất cứ sự phản đối nào từ 50 quốc gia tham dự còn lại. Mặt khác, đề xuất của đoàn Liên Xô trao chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc đã bị đa số đại biểu trong Hội nghị phản đối với tỷ lệ số phiếu là 46 phiếu chống.

Trung Quốc thách thức Việt Nam mang Công thư TT Phạm Văn Đồng ra tòa quốc tế - Hình 2

Giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc hạ đặt trái phép trong vùng biển Việt Nam.

Hiệp định Genève 1954 về việc khôi phục hòa bình ở Đông Dương khẳng định các bên tham gia tôn trọng độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Theo Hiệp định, Pháp sẽ rút khỏi lãnh thổ của Việt Nam theo đề nghị của Chính phủ Việt Nam và trong thời hạn thỏa thuận giữa các bên. Sau khi Pháp rút khỏi Việt Nam năm 1956, Việt Nam Cộng hòa đã tiếp quản việc quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam Cộng hòa đã tuyên bố khẳng định chủ quyền và có các hành vi thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo này. Trung Quốc là một trong những nước tham gia Hội nghị quốc tế về Đông Dương tại Genève 1954 biết rất rõ điều này và Trung Quốc có trách nhiệm tôn trọng các văn kiện quốc tế của Hội nghị đó.

Tuy nhiên năm 1974, Trung Quốc đã sử dụng vũ lực để chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Việt Nam Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam đều đã lên tiếng phản đối hành động đó của Trung Quốc và khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.

Từ góc độ luật pháp quốc tế, việc chiếm đóng bằng vũ lực lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền là hành vi phi pháp và không thể đem lại chủ quyền cho Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa. Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế quy định cấm sử dụng vũ lực xâm phạm lãnh thổ của một quốc gia khác.

Bị vong lục ngày 12/5/1988 của Trung Quốc – một văn bản chính thức của Bộ Ngoại giao Trung Quốc – cũng khẳng định rõ một nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế là “xâm lược không thể sinh ra chủ quyền” đối với một vùng lãnh thổ. Không có quốc gia nào trên thế giới công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa và việc Trung Quốc nói Trung Quốc có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là hoàn toàn không có cơ sở pháp lý.

Xuyên tạc Công thư 1958 thể hiện TQ đuối lý!

Phát biểu về Công thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, ông Trần Duy Hải Phó Chủ nhiệm Ủy ban biên giới Chính phủ cho hay: “Cần khẳng định rằng công thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng hoàn toàn không đề cập đến vấn đề lãnh thổ và chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà chỉ ghi nhận và tán thành việc Trung Quốc mở rộng lãnh hải ra 12 hải lý, đồng thời chỉ thị cho các cơ quan của Việt Nam tôn trọng giới hạn 12 hải lý mà Trung Quốc tuyên bố.

Việc công thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng phù hợp với thực tế lúc đó hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm dưới vĩ tuyến 17 thuộc quyền quản lý của Việt Nam Cộng hòa và được Pháp chuyển giao trên thực tế vào năm 1956 phù hợp với Hiệp định Genève 1954 mà Trung Quốc cũng là một bên tham gia”.

Theo Hiệp định Genève 1954, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm phía Nam vĩ tuyến 17 tạm thời thuộc quyền quản lý của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Dưới góc độ tài phán quốc tế, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không có nghĩa vụ và quyền hạn hành xử chủ quyền tại hai quần đảo này theo luật pháp quốc tế.

Trung Quốc thách thức Việt Nam mang Công thư TT Phạm Văn Đồng ra tòa quốc tế - Hình 3

Tàu Trung Quốc dùng vòi rồng tấ.n côn.g tàu Việt Nam thực thi nhiệm vụ.

Tháng 5/1950, chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, Mỹ cho Hạm đội 7 tiến vào eo biển Đài Loan, bảo hộ hòn đảo này, mặc cho Trung Quốc kịch liệt lên án. Để tỏ rõ quyết tâm giải phóng Đài Loan, ngày 3/9/1954, Trung Quốc đã tấ.n côn.g trừng phạt các hòn đảo ven biển như Kim Môn, Mã Tổ tạo ra cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ nhất.

Trong thế giằng co, tháng 8/1958, Trung Quốc đột ngột tăng cường nã pháo vào đảo Kim Môn dẫn đến cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ hai. Mỹ tiếp tục điều Hạm đội 7 đến bảo vệ đường tiếp tế hậu cần từ đảo Đài Loan đến Kim Môn và Mã Tổ.

Trước sự đ.e dọ.a chia cắt lãnh thổ, ngày 4/9/1958, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai ra tuyên bố quốc tế về hải phận 12 hải lý kể từ đất liền của Trung Quốc trong đó có Đài Loan, đồng thời nêu cả Tây Sa và Nam Sa (tức quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam). Cũng nói thêm là tại thời điểm đó, Hội nghị Công ước Luật biển lần thứ nhất của Liên Hợp Quốc đang nhóm họp, khi các quốc gia đang tranh cãi về vùng lãnh hải. Phía Mỹ cho rằng lãnh hải chỉ có chiều rộng 3 hải lý, còn Trung Quốc và một số quốc gia khác ủng hộ quan điểm lãnh hải có chiều rộng 12 hải lý.

Thời điểm này, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Trung Quốc đang giữ quan hệ “anh em thân tình”. Năm 1949, Việt Minh giành được vùng Trúc Sơn thuộc lãnh thổ Trung Quốc từ tay các lực lượng khác, rồi trao trả cho Quân giải phóng Trung Quốc. Năm 1957, Trung Quốc chiếm giữ đảo Bạch Long Vĩ của Việt Nam từ tay một số lực lượng khác, rồi cũng trao trả cho Việt Nam.

Xuất phát từ mối quan hệ đặc thù đó, Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi công thư, một cử chỉ ngoại giao của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong việc tôn trọng lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc, trước các diễn biến quân sự phức tạp trên eo biển Đài Loan.

Công thư thể hiện: “Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4/9/1958 của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc.

Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển”.

Các yêu sách về lãnh thổ trong luật quốc tế, cũng như sự từ bỏ các yêu sách đó phải được trình bày một cách rõ ràng và không có suy diễn. Công thư do cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký không chứa đựng bất kỳ sự từ bỏ rõ ràng nào về chủ quyền với Hoàng Sa, Trường Sa. Nội dung công thư không thể hiện một sự bắt buộc từ bỏ chủ quyền.

Tuy nhiên, phía Trung Quốc đã sử dụng công thư này để lu loa rằng Việt Nam chính thức công nhận chủ quyền của Trung Quốc với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Việt Nam có nhiều bằng chứng pháp lý – lịch sử để khẳng định chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Vì không đủ sức mạnh thuyết phục trong việc cung cấp bằng chứng chứng minh chủ quyền với Hoàng Sa, Trường Sa nên phía Trung Quốc hay dùng biện pháp ngụy biện để tuyên truyền theo cách có lợi cho họ. Nếu phía Trung Quốc chắc chắn về lập luận cùng các bằng chứng để chứng minh chủ quyền của họ trên Hoàng Sa, Trường Sa thì tại sao Trung Quốc không dám cùng Việt Nam đưa vấn đề tranh chấp chủ quyền Hoàng Sa ra một tòa án quốc tế để phân xử.

Theo Kiến Thức

Bẻ gãy các luận điệu dối trá của Trung Quốc

Các luận điệu ngụy biện và che giấu sự thật của Trung Quốc xung quanh vụ giàn khoan Hải Dương-981 tiếp tục bị vạc.h trầ.n và bác bỏ.

Bẻ gãy các luận điệu dối trá của Trung Quốc - Hình 1

Tàu tuần tiễu, tấ.n côn.g nhanh 789 của TQ tiến sát, đ.e dọ.a tàu VN hồi tháng 5 ở khu vực giàn khoan đặt trái phép trong vùng biển VN - Ảnh: Hoàng Sơn

Ngày 13.6, ông Dịch Tiên Lương, Phó ban Sự vụ hải dương và biên giới thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc (TQ), trắng trợn chối rằng nước này "chưa bao giờ đưa lực lượng quân sự" đến hộ tống giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981), theo Reuters. Ông Dịch còn quả quyết từ đây cho đến khi giàn khoan kết thúc hoạt động, dự kiến vào ngày 15.8, TQ cũng sẽ không triển khai lực lượng quân sự đến khu vực, đồng thời ngụy biện khu vực xung quanh giàn khoan "nằm trên tuyến đường biển nên có lúc cũng có tàu quân sự TQ từ phía nam trở về nước".

Sự thật là ngày 9.5, Tư lệnh Cảnh sát biển (CSB) VN, thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm khẳng định có 3 tàu quân sự và một số máy bay quân sự của TQ hiện diện trong khu vực hạ đặt giàn khoan nhằm đ.e dọ.a lực lượng thực thi pháp luật VN. Trong tháng 5, phóng viên Thanh Niên tác nghiệp tại thực địa cũng đã chụp được ảnh một số tàu chiến TQ như tàu hộ vệ tên lửa mang số hiệu 571, tàu chiến 789 và tàu tên lửa tấ.n côn.g nhanh 755.

Chưa hết, ông Dịch còn khẳng định TQ "đã có hơn 30 vòng đàm phán" với VN từ khi căng thẳng xảy ra. Trong khi đó, trả lời phỏng vấn với hãng thông tấn AP tại Mỹ ngày 10.6, Đại sứ Lê Hoài Trung, Trưởng phái đoàn đại diện thường trực VN tại LHQ, khẳng định Bắc Kinh đã từ chối tham gia đối thoại, ngang ngược tuyên bố khu vực xung quanh giàn khoan là "thuộc về TQ" và đây là hành động mang tính khiêu khích, gây quan ngại nghiêm trọng.

Phản bác của giáo sư Úc

Trong mấy ngày qua, học chức và quan chức TQ gửi đăng 2 bài bình luận trên báo chí Úc nhằm bảo vệ hành động cắm giàn khoan Hải Dương-981, củng cố cái gọi là chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và vu cáo VN. Cụ thể, ngày 11.6, tờ The Australian Financial Review đăng bài bình luận Vietnam has no claim to sovereignty over China's Xisha Islands (tạm dịch: VN không có tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Tây Sa của TQ) của học giả Triệu Thanh Hải từ Viện Nghiên cứu vấn đề quốc tế TQ; và ngày 13.6 báo The Australian đăng bài Vietnam has no legitimate claim to Xisha islands (tạm dịch: VN không có tuyên bố chủ quyền hợp pháp đối với quần đảo Tây Sa) của Đại sứ TQ tại Úc Mã Triều Húc. Tây Sa là tên gọi ngụy xưng của Trung Quốc đối với Hoàng Sa.

Trước những luận điệu sai trái trong 2 bài báo này, Giáo sư Carl Thayer từ Học viện Quốc phòng Úc đã gửi thư cho Ban biên tập của 2 tờ báo trên để trình bày phản ứng của ông. Theo bức thư được ông Thayer chuyển lại cho Thanh Niên, ông khẳng định bài của học giả Triệu chỉ dẫn lại các luận điệu của Bộ Ngoại giao TQ hay những thông tin sai trái về công thư năm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Ông Triệu còn ngang nhiên bịa đặt rằng tiến sĩ Trần Trường Thủy thuộc Học viện Ngoại giao VN "đã có những nhận định ủng hộ TQ", điều mà tiến sĩ Trần Trường Thủy đã bác bỏ.

Giáo sư Thayer cũng chỉ ra rằng bài viết của Đại sứ Mã đã bóp méo sự thật khi chỉ chắt lọc những diễn biến có lợi cho TQ liên quan đến giàn khoan.

Trung Quốc tăng cường xây dựng phi pháp ở Trường Sa Ngày 13.6, tờ The Philippine Star trích nội dung báo cáo mật của chính phủ Philippines tiết lộ TQ đang có hoạt động khai phá ở 5 bãi đá ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền VN là Gạc Ma, Châu Viên, Ga Ven, Én Đất và Tư Nghĩa và không loại trừ Bắc Kinh sẽ có hoạt động tương tự ở các bãi đá Chữ Thập, Su Bi và Vành Khăn. Trước đó, theo Kyodo News, khoảng 200 người Philippines đã tập trung trước văn phòng lãnh sự của Đại sứ quán TQ ở Manila để phản đối hành vi xâm nhập hung hăng ở biển Đông. Bên cạnh đó, The Philippine Star dẫn lời một sĩ quan cấp cao Philippines đán.h giá cuộc giao lưu thể thao ngày 8.6 giữa hải quân VN và hải quân Philippines ở đảo Song Tử Tây là "một thành công lớn", chứng tỏ tranh chấp chủ quyền có thể được giải quyết một cách hòa bình và thân thiện, thay vì phải bắt nạt lẫn nhau. Trong một diễn biến liên quan, ngày 12.6 (giờ địa phương) Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Úc Tony Abbott đã thảo luận về tình hình tranh chấp chủ quyền ở biển Đông và nhấn mạnh rằng tuân thủ luật pháp quốc tế là mấu chốt cho việc giải quyết tranh chấp, theo Đài NHK.

Theo TNO

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Túi Hermès bạch tạng mà bà Trương Mỹ Lan xin lại đắt đỏ ra sao?
10:57:08 28/09/2024
Lễ tang Phó Giáo sư Đặng Bích Hà - Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp
21:04:03 28/09/2024
Tạm ngưng giảng dạy cô giáo xin phụ huynh ủng hộ tiề.n mua máy tính cá nhân
21:00:28 28/09/2024
Cô giáo xin phụ huynh ủng hộ tiề.n mua máy tính cá nhân: "Tôi đã sai"
18:25:19 28/09/2024
Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã sống một cuộc đời thanh bạch, cao đẹp
07:46:25 29/09/2024
Bệnh nhân vỡ ruột thừa nguy kịch, người nhà tố bệnh viện tắc trách
19:52:17 27/09/2024
Vụ lũ quét ở làng Nủ: Thêm 1 người được tìm thấy, vẫn còn 9 trường hợp mất tích
08:47:46 28/09/2024
Vàng nhẫn "cháy hàng" khi giá lập kỷ lục, mua thêm 1 chỉ phải chờ cả tiếng
17:41:30 28/09/2024

Tin đang nóng

Sam bị tình cũ 'gạt' mất 2 thứ, vay ngân hàng trả nợ, có bố nuôi là Thiếu tướng
13:53:08 29/09/2024
Học trò cưng để lộ tin chấn động về Diddy, còn khẳng định chắc nịch 1 điều!
14:45:38 29/09/2024
Bức ảnh và 2 chi tiết làm rầm rộ chuyện Diệu Nhi đang bầu lần 2 khi đi xem các Anh Trai
16:04:35 29/09/2024
Vụ cô giáo xin tiề.n mua laptop: Sở GD&ĐT vào cuộc, 1 câu nói gây ám ảnh
17:57:30 29/09/2024
Triệu Lệ Dĩnh lên ngôi Thị hậu, Dương Mịch ngồi trên đống lửa, quyết làm liều
16:51:56 29/09/2024
Người phụ nữ ở Hậu Giang 10 năm trồng cỏ làm cảnh từ hạt thanh long
14:58:51 29/09/2024
Rộ ảnh chụp cận bữa tiệc của Diddy, 1 chi tiết gây kinh sợ, CĐM réo Katy Perry
18:26:23 29/09/2024
Kỳ Duyên gặp biến trước thềm "xuất khẩu" fan lo sốt vó, có liên quan Minh Triệu?
16:25:20 29/09/2024

Tin mới nhất

Lũ quét, sạt lở đất tại Hà Giang khiến 5 người chế.t và mất tích

18:08:30 29/09/2024
Tính đến 15 giờ chiều nay, lũ quét và sạt lở đất tại Hà Giang khiến 5 người chế.t và mất tích, 6 người bị thương và nhiều ngôi nhà bị sập hoàn toàn.

Bão Yagi mạnh nhất trong 70 năm qua tàn phá Việt Nam

17:44:30 29/09/2024
Bão Yagi (bão số 3) đổ bộ trực tiếp nước ta, gây thiệt hại rất lớn đối với các địa phương ven biển, nhất là Quảng Ninh và Hải Phòng.

Hàng ngàn người đổ về Đại Nam, CSGT phần luồng cách xa 15km

16:21:58 29/09/2024
Từ sáng nay (29/9), hàng ngàn người từ khắp nơi đã đổ về KDL Đại Nam tại phường Hiệp An, TP Thủ Dầu Một để vui chơi, tham quan trong ngày đầu tiên KDL này mở cửa miễn phí cho người dân.

15 đặc công người nhái sẽ rà bán kính 10km tìm nạ.n nhâ.n vụ sập cầu Phong Châu

16:18:44 29/09/2024
Ngày 29/9, tại Phú Thọ đã diễn ra hội nghị triển khai các phương án tiếp theo để trục vớt cầu Phong Châu và tìm kiếm người mất tích trong sự cố sập cầu.

Lưu ý quan trọng khi di chuyển qua cầu phao Phong Châu

16:09:21 29/09/2024
10h30 ngày 29/9, cầu phao thay thế tạm thời cầu Phong Châu đã được lắp đặt thành công. Từ ngày mai (30/9), người dân có thể lưu thông qua cầu phao từ 6-22h hàng ngày.

Hiện trường vụ sạt lở vùi lấp nhà và xe ở Hà Giang

15:42:47 29/09/2024
Lực lượng chức năng tỉnh Hà Giang đang nỗ lực tìm kiếm nạ.n nhâ.n mất tích. Đồng thời, đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến đường bị sạt lở.

Đã lắp xong cầu phao thay thế cầu Phong Châu bị sập

15:26:19 29/09/2024
Trưa 29.9, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, cầu phao thay thế cho cầu Phong Châu bị sập đã được lắp đặt xong. Công việc hoàn tất lúc 10 giờ 32 cùng ngày.

Sạt lở đất ở Hà Giang vùi lấp nhiều ngôi nhà

15:20:48 29/09/2024
Lực lượng chức năng H.Bắc Quang (tỉnh Hà Giang) đang thống kê thiệt hại sau vụ sạt lở đất xảy ra trên địa bàn xã Việt Vinh vào sáng nay.

Người vi phạm nồng độ cồn 'dọa' CSGT TP.HCM

15:14:02 29/09/2024
Bị Đội CSGT - trật tự Công an TP.Thủ Đức (TP.HCM) phát hiện, xử lý vi phạm nồng độ cồn, người đàn ông 50 tuổ.i đập điện thoại và hù dọa: Nhớ mặt thằng này, sẽ sớm gặp lại thôi! .

Lãnh đạo huyện ở Quảng Ngãi nói gì về 2 lần chống sạt lở núi Van Cà Vãi?

14:55:26 29/09/2024
Núi Van Cà Vãi ở TT.Di Lăng (H.Sơn Hà, Quảng Ngãi) lại bị sạt lở, tiếp tục đ.e dọ.a nhà dân dưới chân núi. 2 lần khẩn cấp chống sạt lở núi Van Cà Vãi n núi.

Công an hỗ trợ một phụ nữ lấy lại 320 triệu đồng chuyển khoản nhầm

11:22:57 29/09/2024
Một phụ nữ ở Đắk Lắk chuyển khoản nhầm 320 triệu đồng đến tài khoản của một người ở Hưng Yên, được cơ quan công an hỗ trợ lấy lại tiề.n.

Lũ lịch sử 53 năm qua ở sông Hồng do đâu?

11:13:57 29/09/2024
Bão Yagi (bão số 3) là cơn bão mạnh, dị thường, có sức tàn phá rất lớn khi đổ bộ khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng gió vùng tâm bão mạnh cấp 13 - cấp 14, giật cấp 16 - cấp 17.

Có thể bạn quan tâm

Chú chó Chopper gây sốt vì chinh phục 7 đỉnh núi khó trèo ở Việt Nam

Lạ vui

19:34:02 29/09/2024
Nguyễn Thị Hà Mai là người đam mê leo núi. Mỗi lần đi leo núi, chị phải mang Chopper đi gửi. Lúc về, chị Mai thấy cún cưng của mình có dấu hiệu stress và đôi lần còn bị nhiễm chéo bệnh từ các bạn chó khác.

Vụ xuất hiện chàng trai giống hệt nam thần Ji Chang Wook ở Việt Nam: Lộ bằng chứng photoshop, "mượn ảnh" người khác về sống ảo

Netizen

19:27:17 29/09/2024
Chàng trai có gương mặt giống Ji Chang Wook này đã gây sốt cõi mạng suốt thời gian qua nhưng nhanh chóng bị bóc trên khắp các nền tảng MXH.

Lừa bán xe máy không rõ nguồn gốc cho nhiều người rồi trốn 20 năm vẫn phải 'trả giá'

Pháp luật

19:27:12 29/09/2024
Ngày 28/9, TAND TP Hà Nội đưa bị cáo Đỗ Hồng Phong (SN 1958, ở huyện An Dương, Hải Phòng) ra xét xử về tội Lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản và Làm giả tài liệu, con dấu của cơ quan tổ chức . Bị hại trong vụ án là nhiều người.

Ung thư đại trực tràng: Bệnh theo miệng mà vào

Sức khỏe

19:02:28 29/09/2024
Tuy nhiên đây là một loại ung thư ngăn ngừa hiệu quả, dễ phát hiện bệnh sớm và điều trị khỏi hoàn toàn. Ngay cả người đã điều trị ung thư này mà bị tái phát thì cơ hội chữa khỏi cũng vẫn cao.

Ngày 30 tháng 9 năm 2024 là ngày tốt hay xấu? Xem ngày âm lịch 30/9/2024

Trắc nghiệm

17:55:46 29/09/2024
Xem lịch âm ngày 30/9/2024 (Thứ 2), lịch vạn niên ngày 30/9/2024. Xem ngày tốt xấu, giờ đẹp xuất hành, khai trương, động thổ,...

Bom tấn có giá cả triệu bạc đột ngột ngừng phát triển, game thủ hoảng loạn khi bị đẩy vào "thế khó"

Mọt game

17:32:36 29/09/2024
Việc đóng cửa, hay đơn giản hơn là ngừng phát triển một tựa game trên Steam luôn để lại những hậu quả khôn lường cũng như bức xúc cho không ít người chơi. Nếu là một dự án miễn phí, mọi thứ có thể đơn giản hơn.

Nhà có khách chưa biết làm món gì chiêu đãi, thử thực hiện món ăn từ trứng này, đảm bảo nịnh mắt, cả nhà khen hết lời

Ẩm thực

17:21:39 29/09/2024
Không chỉ giúp đổi gió cho món trứng luộc thường ngày mà khi bày lên cũng đẹp mắt, thậm chí có thể làm món chiêu đãi khách đến nhà chơi.