Trung Quốc thách đố phán quyết trọng tài
Trung Quốc bộc lộ tham vọng trở thành trung tâm pháp lý về hàng hải.
Tân Hoa xã đưa tin Tòa án tối cao Trung Quốc quy định từ ngày 2-8, tàu cá nước ngoài bị bắt quả tang đánh bắt trái phép trong “lãnh hải Trung Quốc” mà từ chối rời đi hoặc tiếp tục quay trở lại sau khi đẩy đuổi hoặc bị phạt tiền hồi năm trước thì sẽ bị xem là phạm tội hình sự nghiêm trọng, có thể bị tuyên án một năm tù hoặc bị xử phạt.
Mức phạt tương tự cũng áp dụng với người thu hoạch san hô hoặc động vật bị đe dọa tuyệt chủng trong “lãnh hải Trung Quốc”.
Tòa án tối cao Trung Quốc còn ngang ngược tuyên bố quy định này được áp dụng trên các vùng biển của Trung Quốc gồm biển Đông và biển Hoa Đông.
Đối với tàu cá Trung Quốc, quy định mới đưa ra các hình thức xử phạt nặng như cấm xuất bến hoặc truy tố chủ tàu hoặc thuyền viên.
Reuters cho rằng quy định này được áp dụng đối với các khu vực Trung Quốc có quyền tài phán gồm lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
Tàu cảnh sát biển Trung Quốc đẩy đuổi ngư dân Philippines đến bãi cạn Scarborough. Ảnh: asiamaritime.net
AFP ghi nhận chẳng những Trung Quốc bác bỏ phán quyết của Tòa Trọng tài mà còn đưa ra quy định vô lý trừng phạt ngư dân đánh bắt trong khu vực tranh chấp.
Phản ứng với quy định này, ngày 2-8 (giờ địa phương), trang tin The New American (Mỹ) nhận định đây là một cách Trung Quốc thách đố phán quyết trọng tài.
Báo The Times of India (Ấn Độ) viết xem ra Trung Quốc mượn quyết định của Tòa án tối cao nước này làm vỏ bọc pháp lý cho hải quân tiến hành hành động xâm chiếm biển Đông.
Video đang HOT
Báo nhận định quy định này cũng hỗ trợ ngư dân Trung Quốc tiếp tục xâm phạm lãnh hải các nước ven biển Đông để đánh cá trái phép.
Các nhà phân tích đánh giá quy định của Trung Quốc không chỉ trái ngược với phán quyết trọng tài mà còn bộc lộ tham vọng muốn trở thành trung tâm pháp lý hàng hải.
Các nhà phân tích dự báo căng thẳng có thể gia tăng nếu Trung Quốc vận dụng quy định mới với cả tàu chiến nước ngoài.
Báo The Straits Times (Singapore) dẫn lời chuyên viên về quan hệ đối ngoại Trung-Mỹ ở ĐH Phục Đán (Thượng Hải) Thẩm Đình Lập đánh giá khả năng căng thẳng gia tăng rất thấp.
Ông cho rằng: “Thứ nhất vì Mỹ có quá nhiều tàu quân sự có thể luân phiên tiến vào và rời khỏi vùng 12 hải lý nên không vi phạm luật của Trung Quốc. Thứ hai, nếu Trung Quốc bắt giữ tàu quân sự nước ngoài trong lãnh hải của họ, họ cũng biết rõ động thái này có thể gây bùng nổ xung đột vũ trang”.
GS Phó Côn Thành, Chủ nhiệm Viện Nam Hải thuộc ĐH Hạ Môn (Trung Quốc), cho rằng Tòa án tối cao Trung Quốc muốn gỡ cho chính quyền địa phương khỏi lúng túng bằng cách lập ra một chính sách tầm quốc gia qua quy định xử phạt tàu cá.
Trả lời đài truyền hình CNN, GS luật Michael C. Davis ở ĐH Hong Kong nhận xét quy định của Tòa án tối cao Trung Quốc là một gợi ý đáng ngại. Ông cảnh báo ngư dân Philippines có thể bị tàu Trung Quốc bắt giữ và bị truy tố hình sự.
Ngày 3-8, Philippines đã yêu cầu các ngư dân nên định hướng rõ ràng khu vực đánh bắt ở biển Đông để tránh bị chính quyền Bắc Kinh quấy rối. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose tuyên bố nếu phán quyết của Tòa Trọng tài đã rõ ràng thì thực tế tại hiện trường lại khác. Khi được hỏi vậy ngư dân Philippines có định tránh bãi cạn Scarborough hay không, người phát ngôn nói điều này cần phải làm vì sự an toàn của mọi người. Năm 2012, Trung Quốc đã chiếm bãi cạn Scarborough của Philippines. Từ đó, ngư dân Philippines đến khu vực này đánh bắt đều bị đẩy đuổi. Chúng tôi ý thức Trung Quốc đã chiếm bãi cạn Scarborough, vậy thì chúng tôi sẽ chờ cho rõ ràng hơn về cách thức ngư dân của chúng tôi có thể đến đó mà không bị quấy rối thêm nữa. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines CHARLES JOSE
KHÔI VIỆT – TNL
Theo PLO
KFC bị gây khó dễ ở Trung Quốc
Có vẻ như lần này, chính quyền Trung Quốc không ủng hộ biểu tình rầm rộ chống Philippines và Mỹ.
Báo New York Times của Mỹ ngày 19-7 (giờ địa phương) đã đăng bài viết phản ánh các hoạt động phản đối phán quyết của Tòa Trọng tài trong vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc về biển Đông ở Trung Quốc.
Mục tiêu đầu tiên bị nhắm đến là các nhà hàng thức ăn nhanh KFC, nơi người dân Trung Quốc xem như đại diện cho lợi ích của Mỹ.
Báo mạng Sohu News của Trung Quốc đưa tin những người biểu tình đã kêu gọi tẩy chay KFC tại hàng chục TP như Hàng Châu (tỉnh Chiết Giang), Trường Sa (tỉnh Hồ Nam), Dương Châu (tỉnh Giang Tô).
Ngày 17-7, tại tỉnh Hà Bắc, những người phản đối đã căng biểu ngữ ghi dòng chữ: "Tẩy chay Mỹ, Nhật, Hàn và Philippines. Hãy yêu dân tộc Trung Quốc"; "Ăn uống ở KFC bạn sẽ đánh mất thể diện tổ tiên".
Báo Time ghi nhận ngày 18-7 tại tỉnh Hồ Nam (quê hương của Mao Trạch Đông), một ít phụ nữ tuổi trung niên đã kéo đến đứng trước nhà hàng KFC ở TP Sâm Châu để kêu gọi tẩy chay ăn gà KFC. Họ chỉ giải tán khi cảnh sát ra tay.
Một số người mang biểu ngữ phản đối Mỹ can thiệp vào biển Đông đến trước Đại sứ quán Mỹ tại Hong Kong hồi tuần rồi. Ảnh: REUTERS
Trên mạng xã hội cũng đã xuất hiện các băng video cho thấy thanh niên Trung Quốc đập vỡ điện thoại iPhone, hô hào tẩy chay xoài sấy khô nhập từ Philippines.
Theo báo New York Times, phong trào phản đối Mỹ lần này yếu hơn phong trào bài Nhật bùng nổ ở Trung Quốc vào năm 2012 lúc Trung Quốc tranh chấp quần đảo Senkaku với Nhật trên biển Hoa Đông. Vào thời điểm đó nhiều tài sản, nhà hàng của Nhật ở Trung Quốc bị đập phá.
Lần này cũng không xảy ra biểu tình lớn trước các đại sứ quán ở Bắc Kinh. Đại sứ quán Philippines đã được cảnh sát mặc cảnh phục và thường phục bảo vệ đặc biệt.
Báo chí nhà nước Trung Quốc cũng đã cảnh báo những người biểu tình tránh hành động bất hợp pháp.
Báo China Daily cảnh báo hành động phản đối có thể làm hại đến công dân Trung Quốc.
Báo này cho rằng nhiều doanh nghiệp có vốn nước ngoài ở Trung Quốc như KFC đã sử dụng lao động địa phương và mua nguyên liệu tại Trung Quốc.
Thời Báo Hoàn Cầu ngày 19-7 nhận xét nhiều cư dân mạng đã kêu gọi tẩy chay chuối Philippines, iPhone, KFC và đây là hành động mù quáng.
Trong khi đó, hãng tin GMA News (Philippines) nhận định có vẻ như lần này, chính quyền Trung Quốc không ủng hộ biểu tình rầm rộ chống Philippines như lúc chống Nhật.
Báo ghi nhận có một số người dân Trung Quốc quá khích đã kêu gọi tẩy chay hàng nhập khẩu từ Philippines và Mỹ. Tuy nhiên, không nhiều người dân bày tỏ thái độ tức giận.
Chỉ một số người thuộc thế hệ thứ ba giăng biểu ngữ trước các nhà hàng bán thức ăn nhanh của Mỹ, hô hào không nên vào ăn.
Ngày 19-7, khi được hỏi Trung Quốc có tiến hành các biện pháp trả đũa thương mại đối với Philippines sau khi có phán quyết trọng tài hay không, Thứ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Cao Yến khẳng định quan hệ thương mại Trung Quốc-Philippines đang phát triển tốt đẹp.
Bà nhận xét: "Trong những năm qua, quan hệ thương mại giữa Trung Quốc với Philippines đã phát triển ổn định. Trung Quốc sẵn sàng phát triển quan hệ hai bên cùng có lợi và nhiều trao đổi khác với Philippines".
Theo số liệu từ hải quan Trung Quốc, tổng kim ngạch trao đổi hai chiều giữa Trung Quốc và Philippines đã tăng 5,7% trong sáu tháng đầu năm nay lên 22,3 tỉ USD.
Bộ trưởng Ngoại giao Philippines đã tuyên bố bác bỏ đề nghị của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị về đàm phán song phương với Trung Quốc và bỏ qua phán quyết của tòa trọng tài. Trả lời đài truyền hình ngày 18-7, Bộ trưởng Ngoại giao Perfecto Yasay khẳng định ông đã trao đổi với người đồng cấp Vương Nghị rằng điều đó không phù hợp với hiến pháp và lợi ích quốc gia của Philippines. ____________________________________ Tôi phải nói rằng cho dù nhiều người sử dụng Internet kêu gọi tẩy chay hàng đến từ Philippines, tuy nhiên trong thực tế tình hình đó đã không xảy ra. Thứ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc CAO YẾN
PH.QUỲNH - TNL
Theo PLO
Đô đốc Trung Quốc thách đố xây đảo Trung Quốc ngang ngược tiếp tục tập trận và tuần tra trên không. Báo New York Times đưa tin ngày 18-7, Cục Hải sự Trung Quốc thông báo đóng cửa khu vực đông nam của tỉnh Hải Nam từ ngày 18 đến 21-7 để tập trận. Thông báo không nêu chi tiết về cuộc tập trận. Trong khi đó, Reuters cùng ngày dẫn...