Trung Quốc thách các nước kiện: Ngang ngược và ‘láo xược’!
Tổng thư ký Hội nghề cá VN lên án mạnh mẽ hành động ngang ngược của Trung Quốc trên biển Đông, đặc biệt nhấn mạnh “Trung Quốc quá láo xược” khi thách thức các nước kiện ra tòa Quốc tế.
Căng thẳng trên biển Đông vẫn tiếp diễn khi Trung Quốc không những không chịu rút giàn khoan về nước mà còn có dấu hiệu di chuyển thêm 4 giàn khoan trái phép vào vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Mặt khác, nước này còn ngang nhiên xây dựng các công trình trái phép trên một số đảo như Gạc Ma với mưu đồ đưa dân đến sinh sống trên đảo để khẳng định chủ quyền, tiến tới bành trướng và chiếm trọn các khu vực xung quanh, trong đó gồm cả vị trí Trung Quốc đang hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981.
Đặc biệt, mới đây truyền thông Trung Quốc còn tiếp tục thách thức dư luận thế giới khi tuyên bố Bắc Kinh sẽ không chấp nhận phán quyết của tòa án quốc tế về chủ quyền ở các đảo trên Biển Đông. Trung Quốc tỏ ra thách thức các nước kiện ra tòa án Quốc tế và cho rằng đó là hành động vô ích.
Trung Quốc liên tục có những hành động hung hăng, gây hấn với tàu thực thi pháp luật, tàu cá Việt Nam
Trước những hành động này, trả lời phỏng vấn TS, ông Trần Cao Mưu, Tổng thư ký Hội nghề cá Việt Nam cho rằng, Trung Quốc đã quá láo xược và hết sức ngông cuồng khi dám thách thức không chỉ Việt Nam mà cả thế giới.
“Đây rõ ràng là sự ngang ngược không thể chấp nhận. Nhất định chúng ta phải sớm kiện Trung Quốc ra tòa án Quốc tế để chứng minh rằng chúng ta đúng, chúng ta có chính nghĩa, chúng ta không sợ Trung Quốc”, ông Mưu kiến nghị.
Ông Trần Cao Mưu: “Ngư dân Việt Nam đang phải chống chọi không chỉ với thiên tai mà còn cả địch họa từ anh “bạn vàng” bên cạnh
- Hiện ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn như thế nào sau khi Trung Quốc kéo giàn khoan trái phép vào vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam, liên tục có những hành động hung hăng, gây hấn, thưa ông?
Đúng là ngư dân đang gặp vô vàn khó khăn khi đánh bắt trên biển. Thời điểm này ngư dân của ta không chỉ phải gánh chịu thiên tai mà còn chịu địch họa từ người “bạn vàng” sống cạnh chúng ta, nên khó khăn của bà con càng lớn hơn.
Tuy nhiên, việc đặt giàn khoan của Trung Quốc trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam hoàn toàn không khiến chúng ta thấy bất ngờ. Hàng chục năm nay họ cũng đang thực hiện những việc tương tự như vậy.
Video đang HOT
Trước đây, khi chưa đưa giàn khoan vào, Trung Quốc đã liên tục xua đuổi ngư dân việt Nam khai thác trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam như Hoàng Sa và Trường Sa. Không chỉ xua đuổi mà còn bắt bớ, đánh đập thậm chí là cướp tài sản của ngư dân Việt Nam, làm cho ngư dân nhụt ý chí.
Nhưng càng khó khăn thì ngư dân càng vươn lên, càng xốc tới, càng cố gắng bám biển để khẳng định ý chí về chủ quyền của chúng ta về biển đảo.
Bây giờ cũng thế, Trung Quốc càng hung hăng, ngư dân càng linh hoạt, khéo léo né tránh, tìm mọi cách để tiếp tục bám biển, không chỉ đơn thuần là khai thác thủy sản mà còn là để khẳng định chủ quyền trên biển.
- Nhiều người nhận định, nếu căng thẳng trên biển Đông kéo dài chắc chắn sẽ gây ra những tổn thất rất lớn cho Việt Nam nói chung, đặc biệt là ngư dân đánh bắt trên ngư trường này?
Theo dõi diễn biến trên biển Đông, rõ ràng chúng ta thấy tình hình hiện nay không hề có vẻ lắng xuống. Trung Quốc gần như không có ý định kéo giàn khoan ra khỏi vùng biển đặc quyền của Việt Nam. Nếu tình hình cứ kéo dài thì thực sự thiệt hại đối với chúng ta là khó đong đếm.
Thực ra bây giờ ngoài việc đặt giàn khoan 981, Trung Quốc còn tiếp tục chuyển xuống 4 giàn khoan cũng vào loại lớn và đang rậm rịch đi vào vùng biển đặc quyền kinh tế của ta.
Trong khi chúng ta đang tiếp tục rộ lên, tập trung đấu tranh với giàn khoan đặt bất hợp pháp ở vùng biển đặc quyền thì phía Trung Quốc lại tập trung để xây dựng trái phép trên đảo Gạc Ma.
Rõ ràng mục tiêu của Trung Quốc không chỉ dừng lại ở giàn khoan Hải Dương 981, mục tiêu của nó cũng không phải là sẽ rút giàn khoan vào ngày 20/8 này như một số báo đã đưa, mà nó có thể sẽ thay đổi chiến lược, xông vào mạnh mẽ hơn. Đó là những hành động liên tiếp, có hệ thống để thực hiện một mưu đồ, độc chiếm biển Đông của Trung Quốc. Nó nằm trong chiến lược lâu dài chứ không chỉ là trong ngày một ngày hai. Cái đó khiến ngư dân Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn.
Bởi thế lúc này chúng ta cần hết sức tỉnh táo, cần có những hành động quyết liệt hơn, chẳng hạn khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế, bắt Trung Quốc phải chấp nhận sự phán quyết công bằng theo đúng luật pháp quốc tế, trả lại sự bình yên cho vùng biển của Việt Nam càng sớm càng tốt.
Tàu cá Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm chìm đang được đưa về bờ để sửa chữa
- Theo ông, việc khởi kiện Trung Quốc diễn ra vào thời điểm này có phù hợp không?
Cá nhân tôi cho rằng, chúng ta càng kiện Trung Quốc càng sớm càng tốt. Nhất định chúng ta sẽ thắng bởi chúng ta đang có tất cả những bằng chứng chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Đó là chân lý bất di bất dịch, không thể chối cãi.
Hiện ngư dân của ta ở Quảng Nam cũng đang tiến hành các thủ tục cần thiết để khởi kiện tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá của ngư dân, đẩy ngư dân xuống biển trong cảnh cực kỳ nguy hiểm. Rất may là không có ngư dân nào thiệt mạng. Nhưng điều đó đã chứng tỏ sự vô nhân đạo cùng cực của phíaTrung Quốc.
Tôi chắc chắn nếu khởi kiện ngư dân Việt Nam sẽ thắng bởi chúng ta đang có rất nhiều các bằng chứng chứng minh Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền Việt Nam, đâm va và làm vỡ hỏng rất nhiều tàu của ngư dân Việt Nam.
Hội nghề cá Việt Nam rất ủng hộ việc kiện Trung Quốc ra tòa án Quốc tế. Chúng tôi sẵn sàng cung cấp các bằng chứng chứng chứng minh Trung Quốc đã tấn công tàu ngư dân Việt Nam, không chỉ bây giờ mà liên tục diễn ra trong nhiều năm qua. Đó sẽ là bẳng chứng khiến Trung Quốc không thể chối cãi.
- Không chỉ gây hấn trên biển Đông, mới đây có thông tin Trung Quốc sẽ tạm đóng một số cửa khẩu với Việt Nam để gây khó khăn cho kinh tế Việt. Theo đánh giá của ông, nếu việc đó xảy sẽ tác động như thế nào đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam?
Theo tôi biết thì Trung Quốc có thể sẽ đóng 4 cửa khẩu: Tân Thanh, Lạng Sơn, Lào Cai, Móng cái. Đây là những cửa khẩu mà Việt Nam hay xuất hàng nông, thủy sản, nên chắc chắn sắp tới xuất khẩu thủy sản sẽ có những khó khăn nhất định nếu Trung Quốc đóng cửa khẩu.
Lâu nay thủy sản của Việt Nam xuất sang Trung Quốc chiếm số lượng lớn nhưng chủ yếu xuất qua đường tiểu ngạch vì Trung Quốc không mở LC. Thực sự buôn bán với Trung Quốc qua đường tiểu ngạch quá nhiều rủi ro. Thích họ nhập không thích họ thôi, cực kỳ rủi ro, nhưng nhiều khi ta cứ ngại tìm kiếm thị trường mới nên cứ chơi với Trung Quốc vậy thôi.
Bây giờ mà họ đóng cửa, không nhập khẩu nữa thì có thể trước mắt sẽ có khó khăn nhưng cũng là cơ hội tốt để chúng ta sắp xếp lại thị trường trong nước, tìm kiếm mở rộng thêm các thị trường khác nữa.
Thật ra trước đây chúng ta khó khăn hơn nhiều. Hồi trước những năm 90, Nga thì Đông Âu tan rã, Mỹ thì cấm vận kinh tế, Trung Quốc đóng cửa… chúng ta vẫn vượt qua được.
Bây giờ điều kiện đã tốt hơn nhiều. Không xuất sang Trung Quốc thì có thể tìm sang các thị trường khác. Tất nhiên cũng phải đầu tư lại, sắp xếp lại quy trình sản xuất, hệ thống phân phối, đáp ứng được các thị trường đòi hỏi khắt khe về tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm. Cái đó cần có thời gian và đầu tư lớn. Nhưng không cách nào khác, giờ chúng ta buộc phải làm nhanh thôi.
Lan Uyên
Theo_VTC
Trung Quốc cần chấm dứt "ngoại giao giàn khoan"
"Phương thức cơ bản của Trung Quốc để xử lý những bất đồng là phớt lờ, từ chối thảo luận hoặc nếu cần thì dùng vũ lực để đối phó"- tờ Bưu điện Bangkok chỉ rõ ý đồ của Trung Quốc trong tham vọng bá quyền tại Biển Đông hiện nay. Chính vì lối hành xử "thiếu văn minh" đó mà Trung Quốc và các nước láng giềng không thể tìm được tiếng nói chung.
Việc gây hấn của tàu Hải giám Trung Quốc trên Biển Đông bằng hành động đâm va tàu Kiểm ngư của Việt Nam còn chưa chấm dứt, thì Trung Quốc lại công bố bản đồ "đường 10 đoạn" rất phi lý
Cố tình không đàm phán
Cuộc gặp lần thứ 11 của Nhóm làm việc chung giữa Trung Quốc và ASEAN thực thi Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) diễn ra hôm 24 và 25-6 tại Bali, Indonesia là cơ hội tốt để các bên giải tỏa căng thẳng trên Biển Đông nhưng rất tiếc hội nghị kết thúc mà không có tiến triển nào.
Thực tế, Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) đã được ký kết 12 năm nay nhưng mới chỉ dừng ở những nguyên tắc cơ bản mà chưa có cơ chế ràng buộc để giải quyết tranh chấp, nhất là trong giai đoạn hiện nay vấn đề Biển Đông đang trở nên "nóng" hơn bao giờ hết. Vì thế Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) được coi là chìa khóa cho các chính sách ngoại giao tại khu vực Đông Nam Á.
Ngay trước thềm Hội nghị, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết nước này sẵn sàng làm việc với ASEAN về thực thi toàn diện hiệu quả DOC và kiên quyết đẩy nhanh các cuộc tham vấn về COC. Tuy nhiên, như bài bình luận trên trang The Diplomat (Ngoại giao) của Nhật Bản hôm 28-6: "Điều đó được tán dương rộng rãi trên báo chí Trung Quốc nhưng cuối cùng không thấy những cây bút nịnh bợ Bắc Kinh có nhiều điều để nói".
Trong khi đó, Trương Quân Xã, Phó chủ tịch Viện Nghiên cứu Hải quân Trung Quốc đã tỏ ngay thái độ trước khi ngồi vào bàn thương lượng tại Bali: "Trung Quốc đã tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc của DOC và đã phải kiềm chế khi đối mặt với hành động khiêu khích từ các nước khác như Philippines và Việt Nam. Chúng tôi hy vọng hai quốc gia này sẽ ngăn chặn các hành động khiêu khích chống lại Trung Quốc".
Cũng theo phân tích của bài viết trên The Diplomat, kể từ khi công bố yêu sách chủ quyền trên Biển Đông bằng "đường lưỡi bò" phớt lờ Luật Biển quốc tế hay các Công ước hiện đại về công nhận đường biên giới chủ quyền, Trung Quốc thực hiện chính sách không chấp nhận đàm phán đồng thời tự do xâm nhập vào vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của nước khác. Với lối hành xử giống như một cường quốc thực dân thế kỷ 16, Bắc Kinh đã tuyên bố chủ quyền tại hơn 90% Biển Đông, tuyến vận tải biển nơi một nửa thương mại thế giới đi qua. Cho rằng chính những điều này là lý do khiến hội nghị Bali thất bại, tác giả Luke Hunt - nhà báo với 25 năm kinh nghiệm nhấn mạnh: "Có lẽ đã đến lúc cần loại bỏ các cuộc đàm phán cùng nhau, ít nhất cho đến khi Trung Quốc có cách tiếp cận thực tế hơn, phù hợp với vai trò một cường quốc thế giới trong thế kỷ 21".
Trung Quốc cần thương lượng
Bàn về thái độ của Trung Quốc đối với việc giải quyết vấn đề Biển Đông hiện nay, Báo Bưu điện Bangkok, tờ báo tiếng Anh hàng đầu ở Thái Lan số ra ngày 30-6 đã đăng bài xã luận có tựa đề "Trung Quốc cần thương lượng".
Bài xã luận của Bangkok Post nhận định, trong một tháng qua, Bắc Kinh liên tiếp chủ động gây căng thẳng và xung đột, đặc biệt với Việt Nam. "Công cụ chủ yếu của Trung Quốc để gây hấn là giàn khoan. Đó có thể là một công cụ ngoại giao kỳ lạ trên biển, nhưng Trung Quốc đang sử dụng thứ vũ khí đặc biệt này để thực hiện các mục tiêu của mình và đối đầu với nước có tranh chấp".
Như thường lệ, Trung Quốc luôn thủ sẵn những tấm bản đồ dối trá để "chứng minh" rằng giàn khoan của Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) hoạt động trong "vùng biển" nước này. "Phương thức cơ bản của Trung Quốc để đối phó với những bất đồng đơn giản là phớt lờ, từ chối thảo luận hoặc nếu cần thì dùng vũ lực để đối phó" - Bangkok Post chỉ trích.
Bài viết chỉ rõ, 10 ngày gần đây, Trung Quốc đưa thêm 4 giàn khoan ra Biển Đông, tạo nên những tình huống cực kỳ nguy hiểm và không cần thiết. Bắc Kinh mở rộng yêu sách về lãnh thổ bằng cách kết hợp tìm kiếm dầu với sự hiện diện của tàu quân sự và tàu chấp pháp để bảo vệ giàn khoan. "Mục tiêu rõ ràng của chiến lược ngoại giao tàu chiến thế kỷ 21 này là Việt Nam và Philippines". Tờ báo của Thái Lan cuối cùng khẳng định: "Trung Quốc cần từ bỏ chiến lược ngoại giao giàn khoan để đàm phán. Chỉ có đàm phán với các nước ASEAN mới có thể tạo ra phương cách giải quyết tranh chấp dễ chấp nhận hơn".
Việc Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou 981) tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam đe dọa hòa bình tại Đông Nam Á cũng như trên thế giới". Ông Alberto Hutschenreuter, Giáo sư địa chính trị tại Học viện Không quân Argentina đồng thời là Giám đốc Công ty truyền thông Equilibrium Global.
Theo An ninh Thủ đô
Trung Quốc ngạo mạn thách thức các nước kiện ra tòa quốc tế Truyền thông Trung Quốc tiếp tục thách thức dư luận thế giới khi ngạo mạn tuyên bố Bắc Kinh sẽ không chấp nhận phán quyết của tòa án quốc tế về chủ quyền ở các đảo trên Biển Đông. "Có lẽ việc tập trận chung với Mỹ đã cho Philippines thêm chút can đảm. Nước này đang kiện Trung Quốc về việc dùng...