Trung Quốc tẩy chay hội nghị G20 được tổ chức tại Kashmir
Trung Quốc mới đây tuyên bố sẽ không tham dự cuộc họp của G20 sắp tới do Ấn Độ chủ trì, dự kiến diễn ra tại Kashmir, một khu vực đang có tranh chấp.
Trung Quốc và Pakistan đều lên án việc Ấn Độ tổ chức sự kiện ở Kashmir, một khu vực có đông người Hồi giáo sinh sống và đang có tranh chấp giữa New Delhi và Islamabad.
Cả hai quốc gia đều tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ khu vực nhưng chỉ quản lý một phần của Kashmir. Giữa hai nước cũng từng xảy ra ba cuộc chiến tranh kể từ khi giành độc lập từ Vương quốc Anh vào năm 1947 tại Kashmir.
Ấn Độ, nước giữ chức chủ tịch G20 năm nay, đã tổ chức một loạt cuộc họp trên khắp đất nước trước thềm hội nghị thượng đỉnh ở New Delhi vào tháng 9.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân ngày 19/5 cho biết: “Trung Quốc kiên quyết phản đối việc tổ chức bất kỳ cuộc họp G20 nào trong lãnh thổ tranh chấp và sẽ không tham dự các cuộc họp như vậy”.
Quan hệ Ấn Độ-Pakistan bị đóng băng kể từ năm 2019 khi New Delhi thay đổi quy chế bang Jammu và Kashmir, chấm dứt quy chế đặc biệt và chuyển bang này thành lãnh thổ liên bang.
Video đang HOT
Theo đó, chia tách bang tạo ra hai lãnh thổ liên bang Jammu và Kashmir, và Ladakh. Phần lớn Ladakh nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc.
Phần Kashmir do Ấn Độ kiểm soát đã bị xáo trộn trong nhiều thập kỷ bởi một cuộc nổi dậy đòi độc lập hoặc sáp nhập với Pakistan, với hàng chục nghìn thường dân, binh lính và phiến quân Kashmir thiệt mạng trong cuộc xung đột.
Mối quan hệ giữa New Delhi và Bắc Kinh cũng trở nên căng thẳng kể từ cuộc đụng độ quân sự ở Ladakh vào năm 2020 khiến 24 binh sĩ thiệt mạng.
Srinagar, thủ phủ của Jammu và Kashmir, sẽ đăng cai cuộc họp của nhóm công tác du lịch dành cho các thành viên G20 vào ngày 22 đến 24/5.
Ấn Độ đã bác bỏ sự phản đối từ hai nước láng giềng, nhấn mạnh rằng họ được tự do tổ chức các cuộc họp trên lãnh thổ của mình.
Nước này khẳng định hòa bình ở biên giới là điều cần thiết cho mối quan hệ bình thường với Trung Quốc.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cho biết rằng mối quan hệ giữa các nước láng giềng sở hữu vũ khí hạt nhân chỉ có thể dựa trên sự tôn trọng, nhạy cảm và quan tâm lẫn nhau. Đây là bình luận đánh dấu sự thể hiện rõ ràng hiếm hoi về lập trường của New Delhi kể từ khi quan hệ với Bắc Kinh xấu đi vào năm 2020.
“Ấn Độ đã chuẩn bị đầy đủ và cam kết bảo vệ chủ quyền và phẩm giá của mình”, ông Modi cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Nikkei Asia trước chuyến thăm Nhật Bản để tham dự hội nghị thượng đỉnh G7.
Cuộc họp kéo dài ba ngày diễn ra tại một địa điểm rộng lớn, được bảo vệ cẩn mật trên bờ Hồ Dal ở Srinagar. Cảnh sát cho biết an ninh đã được tăng cường “tại các địa điểm có nguy cơ cao để tránh bất kỳ lỗ hổng tấn công khủng bố nào trong cuộc họp G20″
Giữa xung đột Ukraine, Mỹ quay trở lại tập trung vào châu Á
Tổng thống Joe Biden ngay từ khi nhậm chức đã thể hiện rõ Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh quốc tế chính và nên là mối quan tâm hàng đầu đối với chính sách đối ngoại của Mỹ.
Nhưng sau đó, Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: AFP
Theo hãng thông tấn AFP (Pháp), sau nhiều tháng tập trung hỗ trợ Ukraine và trừng phạt Nga, Tổng thống Biden bắt đầu chuyển trọng tâm trở lại châu Á, một dấu hiệu cho thấy xung đột Nga-Ukraine đang diễn ra sẽ không át được các mục tiêu quốc tế khác của chính quyền Mỹ.
Theo lịch trình, ông Biden từ 12/5 sẽ gặp gỡ lãnh đạo các nước ASEAN tham dự Hội nghị Cấp cao đặc biệt Mỹ-ASEAN kéo dài hai ngày. Một tuần sau đó, Tổng thống Biden dự kiến đến Nhật Bản và Hàn Quốc. Ông sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh 4 bên với Thủ tướng Australia, Ấn Độ và Nhật Bản - các nước thành viên "bộ tứ kim cương" (còn gọi là QUAD) - tại Tokyo.
Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho biết "chắc chắn xung đột Ukraine sẽ là một chủ đề bàn luận tại Hội nghị Cấp cao đặc biệt Mỹ-ASEAN nhưng sự kiện này cũng là một cơ hội để trao đổi về an ninh trong khu vực". Bà Jen Psaki còn dự đoán sẽ có bàn luận về dịch COVID-19 và Triều Tiên.
Bà Yuki Tatsumi tại trung tâm nghiên cứu Mỹ Stimson Center nhận định Tổng thống Biden đang gửi thông điệp qua ngoại giao châu Á. Bà Yuki Tatsumi phân tích chính quyền Tổng thống Biden muốn bảo đảm với các nước ở Ấn Độ - Thái Bình Dương rằng về ngắn hạn sẽ dành chú ý vào Ukraine nhưng về cơ bản Mỹ vẫn cam kết với Ấn Độ - Thái Bình Dương.
Cựu Tổng thống Barack Obama từng đưa ra chính sách "xoay trục sang châu Á" trong đó bao gồm giảm cam kết ở Trung Đông, nhưng ông lại cử binh sĩ quay trở lại Iraq do sự trỗi dậy của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Ông Hal Brands tại Viện American Enterprise cho biết có "sự căng thẳng rõ ràng" giữa nhu cầu tập trung vào châu Á của Mỹ và các ưu tiên đang gia tăng trên toàn thế giới.
Ông Hal Brands nói: "Chính quyền Tổng thống Biden có lý khi nói rằng Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh có ý nghĩa duy nhất đối với Mỹ. Nhưng trong năm qua, chúng tôi nhận thấy rằng Mỹ vẫn có những lợi ích thực sự quan trọng ở các khu vực bên ngoài châu Á và chúng có thể dễ dàng bị ảnh hưởng hơn chúng ta dự đoán".
Trong một diễn biến đáng chú ý khác, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken dự kiếm sớm đưa ra bài phát biểu quan trọng về Trung Quốc trong thời gian tới.
Trung Quốc nhập khẩu hàng hóa của Nga tăng kỷ lục Lượng nhập khẩu của Trung Quốc từ Nga đã tăng kỷ lục trong tháng 4, trong khi xuất khẩu giảm xuống mức thấp nhất kể từ những tháng đầu của dịch COVID-19. Container hàng được xếp tại cảng ở Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, ngày 6/5/2022. Ảnh: THX/TTXVN Trang mạng Bloomberg đưa tin các công ty Trung Quốc đã mua lượng...