Trung Quốc tập trận tại Biển Đông giữa chỉ trích về tham vọng ở Thái Bình Dương
Trung Quốc thông báo tập trận tại Biển Đông vào ngày 28.5, trong bối cảnh nhiều bên lo ngại nước này tham vọng gia tăng ảnh hưởng trong khu vực.
Trung Quốc chuẩn bị tập trận gần đảo Hải Nam vào ngày 28.5. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH SCMP
Theo AFP, Trung Quốc sẽ tập trận tại Biển Đông vào ngày 28.5, sau một tuần bị các nước phương Tây gia tăng chỉ trích về tham vọng quân sự khắp khu vực Thái Bình Dương.
Theo Cục Hải sự Trung Quốc (MSA), hoạt động tập trận dự kiến diễn ra tại khu vực cách bờ biển tỉnh Hải Nam chưa đến 25 km.
Video đang HOT
“Tập trận sẽ được tổ chức và (tàu thuyền) bị cấm vào”, theo thông cáo của MSA, cảnh báo rằng khu vực rộng khoảng 100 km 2 sẽ bị phong tỏa đối với tàu thuyền trong vòng 5 giờ.
Trung Quốc thường tiến hành các hoạt động tập trận tương tự gần bờ biển, với một cuộc tập trận khác trong khu vực gần Hải Nam dự kiến diễn ra vào tuần tới, cũng như nhiều cuộc tập trận khác dọc bờ biển phía đông Trung Quốc đại lục.
Tuy nhiên, hoạt động tập trận mới nhất sắp diễn ra trong bối cảnh Bắc Kinh đối diện cảnh báo ngày càng nhiều từ Mỹ và các đồng minh phương Tây về tham vọng trên biển, còn giới phân tích cho rằng nằm trong nỗ lực lớn hơn nhằm thay đổi thế cân bằng trong khu vực.
Vào ngày 26.5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cáo buộc Bắc Kinh gia tăng căng thẳng với Đài Loan. “Bắc Kinh có giọng điệu và hành động gia tăng như việc điều các máy bay của PLA (Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc) đến gần Đài Loan hầu như mỗi ngày”, theo ông Blinken.
Ông kêu gọi nỗ lực tạo đối trọng với “ý đồ tái định hình trật tự thế giới” của Trung Quốc.
Bên cạnh đó, chính phủ các nước Úc và New Zealand cảnh báo về tài liệu rò rỉ cho thấy một kế hoạch hợp tác an ninh rộng hơn giữa Trung Quốc và các đảo quốc Thái Bình Dương. Tuy nhiên, Trung Quốc khẳng định rằng hợp tác với các nước này “không nhằm vào bất cứ quốc gia nào”, đồng thời bác bỏ cáo buộc về việc gây áp lực khiến các nước nhỏ thỏa thuận về an ninh.
Trong một diễn biến khác, Úc kêu gọi các nước nam Thái Bình Dương từ chối những nỗ lực của Trung Quốc nhằm gia tăng ảnh hưởng về an ninh trong khu vực.
Ngoại trưởng Úc Penny Wong đang ở Fiji trong chuyến công du một mình đầu tiên, sau khi Quần đảo Solomon vào tháng trước bất ngờ ký kết thỏa thuận an ninh với Trung Quốc.
“Chúng tôi đã bày tỏ lo ngại của mình một cách công khai về thỏa thuận an ninh. Cũng như các đảo quốc Thái Bình Dương khác, chúng tôi nghĩ rằng có hậu quả. Chúng tôi nghĩ rằng điều quan trọng là an ninh trong khu vực phải được quyết định bởi khu vực. Lịch sử đã chứng minh và chúng tôi nghĩ rằng đó là điều tốt đẹp”, theo bà Wong.
Máy bay ném bom chiến lược của Nga và Trung Quốc tuần tra chung
Ngày 24/5, các phương tiện truyền thông đưa tin máy bay ném bom chiến lược của Nga và Trung Quốc đã hoàn tất 13 giờ tuần tra chung trên không phận biển Hoa Đông và biển Nhật Bản (biển đông Bán đảo Triều Tiên).
Theo đài Sputnik, các máy bay ném bom tầm xa chiến lược Tu-95MS của Nga (NATO định danh là Bear) và máy bay ném bom chiến lược Xian H-6 đã hoàn thành có chuyến tuần tra chung thành công.
Các chiến đấu cơ Nga và Trung Quốc được các máy bay tiêm kích thế hệ 4 Su-30SM của Không quân Nga hộ tống. Trong khi đó, các máy bay chiến đấu F-15 của Nhật Bản và F-2 của Hàn Quốc cũng thực hiện bay cảnh giới, song không có vụ chạm trán nào xảy ra.
Truyền thông Hàn Quốc cho biết các máy bay ném bom của Nga và Trung Quốc đã xâm nhập Vùng nhận dạng phòng không của nước này (KADIZ). Tuy nhiên, Nga không thừa nhận KADIZ do việc thiếp lập vùng này không theo luật pháp quốc tế.
Bộ Quốc phòng Nga khẳng định chuyến tuần tra huấn luyện không nhằm chống lại bất kỳ nước nào và được tiến hành hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế.
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng thông báo quân đội Trung Quốc và Nga đã tiến hành tuần tra chung trên không và đây là một phần của "kế hoạch hợp tác quân sự thường niên" giữa 2 nước. Cuộc tuần tra diễn ra ở khu vực biển Nhật Bản, biển Hoa Đông và Tây Thái Bình Dương.
Thỏa thuận an ninh của Trung Quốc với Solomon 'báo động' khu vực Thái Bình Dương Không giống như căn cứ ở Djibouti, nơi Trung Quốc có các lợi ích thương mại trong khu vực cần bảo vệ, sự hiện diện ở quần đảo Solomon của Bắc Kinh có thể nhằm cạnh tranh ảnh hưởng với Mỹ. Theo hãng tin AP mới đây, một thỏa thuận an ninh giữa Trung Quốc và Quần đảo Solomon đã khiến cho khu...