Trung Quốc tập trận rầm rộ kích hoạt quân đội Nhật
Tập trận rầm rộ để đe dọa các nước láng giềng song Trung Quốc sẽ sớm lĩnh hậu quả và ôm hận.
Trung Quốc lên gân
Theo nhận định của các chuyên gia, việc Trung Quốc tiến hành một loạt cuộc tập trận rầm rộ ở nhiều vùng biển là lời cảnh báo của Bắc Kinh đối với các nước láng giềng, trong đó có thông điệp gửi tới Nhật Bản sau khi Tokyo dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí trong 60 năm qua.
Tuy nhiên, chuyên gia phân tích chính trị người Nhật Bản Hiroko cho rằng hành động của Trung Quốc lại có thể được Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sử dụng để tạo thêm cớ nhằm tăng cường hoạt động của quân đội Nhật Bản.
Tàu khu trục Cáp Nhĩ Tân của Trung Quốc bắn đạn thật trên biển Hoàng Hải trong cuộc tập trận chung với Nga hồi cuối tháng 5/2014
Ngày 26/7, Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) bắt đầu tiến hành các cuộc tập trận bắn đạn thật quy mô lớn ở các vùng biển phía Đông Bắc Trung Quốc, biển Hoa Đông và Biển Đông. Đợt diễn tập này có sự tham gia của cả ba hạm đội hải quân của PLA và kéo dài tới ngày 5/8.
Video đang HOT
Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết PLA cũng đang tổ chức một cuộc tập trận trên bộ kéo dài 3 tháng với sự tham gia của 10 lữ đoàn đến từ 6/7 Đại Quân khu chủ chốt. Cuộc tập trận này bao gồm các hoạt động phóng tên lửa, bắn pháo và các hoạt động diễn tập đất đối không.
Theo chuyên gia Nhật Bản, các cuộc tập trận của Trung Quốc có thể làm gia tăng căng thẳng trên biển Hoa Đông, nơi Bắc Kinh và Tokyo đang có tranh chấp chủ quyền quần đảo Điếu Ngư/Senkaku.
Truyền thông Trung Quốc liên tục cho đăng tải hình ảnh về các cuộc tập trận bắn đạn thật của hải quân nước này
Tình hình căng thẳng leo thang có thể giúp Thủ tướng Shinzo Abe giành được thêm nhiều sự ủng hộ hơn cho chiến dịch tăng cường hoạt động của quân đội Nhật Bản.
Theo đó, quân đội Trung Quốc càng hoạt động mạnh, cơ hội cho Thủ tướng Nhật Bản thúc đẩy các kế hoạch vào cuối năm nay càng cao bởi khi đó việc diễn dịch lại khái niệm “phòng vệ tập thể” trong Hiến pháp sẽ nhận được nhiều sự ủng hộ hơn.
Dù nội các Nhật Bản ngày 1/7 đã thông qua thay đổi về chính sách an ninh, theo đó cho phép sử dụng vũ lực để bảo vệ một quốc gia khác khi quốc gia đó bị tấn công, song thay đổi này vẫn cần phải được Quốc hội Nhật Bản xem xét kỹ lưỡng trước khi thông qua vào cuối năm.
Ngoài ý đồ gửi thông điệp cứng rắn tới Nhật Bản, giới chuyên gia nhận định rằng các cuộc tập trận của Trung Quốc cũng nhằm phản ứng trước các cuộc tập trận chung giữa Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ cuối tháng Bảy vừa qua.
Nhật Bản chuẩn bị gì?
Không phải đợi đến khi Trung Quốc “khai chiến” Nhật Bản mới tiến hành chuẩn bị đối phó. Ngoài việc thay đổi chính sách an ninh quốc phòng, Nhật Bản cũng chủ động tập trận với đồng minh, chế tạo vũ khí trang thiết bị mới, thành lập các đơn vị quân đội mới trước nguy cơ Trung Quốc có thể hành động liều lĩnh (lực lượng đổ bộ tấn công), tăng năng lực giám sát các tàu Trung Quốc…
Về mặt lý lẽ và cơ sở cho các biện pháp tăng cường sức mạnh quân sự, Nhật Bản cũng có sự chuẩn bị hết sức bài bản đối với Trung Quốc.
Tàu khu trục JDS Murasame (DD 101) của Nhật Bản
Hôm 16/7, Nhật Bản đã công bố bản dự thảo “Sách Trắng Quốc phòng năm 2014, trong đó chỉ trích mạnh mẽ việc Trung Quốc thiết lập Vùng Nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông và cho rằng Trung Quốc “đơn phương thay đổi hiện trạng, làm leo thang căng thẳng và có nguy cơ châm ngòi cho một cuộc xung đột ngoài ý muốn”.
Trong văn kiện này, Nhật Bản chỉ trích việc Trung Quốc buộc các máy bay đi vào ADIZ phải tuân thủ các quy định do Bắc Kinh đặt ra vi phạm trắng trợn nguyên tắc tự do bay trong không phận trên vùng biển quốc tế.
Bên cạnh đó, dự thảo còn đề cập tới việc máy bay quân sự Trung Quốc liên tiếp “tiếp cận bất thường” máy bay của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản trên không phận các vùng biển tranh chấp từ tháng 5/2014 đến tháng 6/2014, động thái làm dấy lên lo ngại về một cuộc xung đột quân sự tiềm tàng.
Chiến hạm lớp Murasame của Nhật Bản
Đáng chú ý, dự thảo còn đề cập tới quyết định gần đây của nội các Nhật Bản về việc diễn giải lại bản Hiến pháp hòa bình, qua đó cho phép nước này thực thi “quyền phòng vệ tập thể” hay “bảo vệ các đồng minh trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công vũ trang”.
Trước đó, trong “Sách Trắng Quốc phòng năm 2013, Tokyo lần đầu tiên chỉ trích trực tiếp và mạnh mẽ đích danh Trung Quốc về các hành vi gây hấn của nước này trên biển.
“Sách Trắng Quốc phòng năm 2013 cũng nhấn mạnh những nguy cơ tiềm ẩn mà Nhật Bản phải sẵn sàng đối phó, đó là việc gia tăng các hoạt động hàng hải ở mức nguy hiểm của một số quốc gia, nhất là việc xâm phạm vùng biển và vùng trời Nhật Bản.
Theo kế hoạch, dự thảo “Sách Trắng Quốc phòng năm 2014 sẽ được nội các Nhật Bản thông qua trong đầu tháng Tám này.
Theo Đất Việt