Trung Quốc tập hợp 35 nhóm tàu vây ép tàu cá Việt Nam
Thông tin từ Cục Kiểm ngư Việt Nam cho biết, trong ngày 30-5, số tàu Trung Quốc quanh khu vực giàn khoan Hải Dương 981 là 117 tàu, giảm 5 tàu so với hôm 29-5, trong đó gồm 33 tàu hải cảnh, 17 tàu kéo, 13 tàu vận tải, 4 tàu quân sự, 50 tàu cá vỏ sắt. 4 tàu quân sự của Trung Quốc gồm 2 tàu hộ vệ tên lửa và 2 tàu quét mìn hoạt động cách giàn khoan 7-10 hải lý. Trong ngày 30-5, các lực lượng chấp pháp của Việt Nam vẫn phát hiện 1 máy bay của Trung Quốc hoạt động ở khu vực giàn khoan.
Tàu và máy bay Trung Quốc xuất hiện xung quanh khu vực giàn khoan Hải Dương 981 ngày 30-5
Về diễn biến tại thực địa, hiện lực lượng Kiểm ngư đã di chuyển từ khu vực Đông Nam giàn khoan vào cách giàn khoan 5-6 hải lý và đã bị nhóm tàu của Trung Quốc gồm các tàu hải cảnh, ngư chính, tàu kéo, tàu vận tải tổ chức áp sát, vây ép. Tuy nhiên tàu Kiểm ngư Việt Nam vẫn tiếp cận giàn khoan để thực hiện công tác tuyên truyền. “Dù bị tàu Trung Quốc ngăn cản quyết liệt nhưng lực lượng Kiểm ngư đã tiếp cận giàn khoan ở khoảng cách 2,8 hải lý để thực hiện nhiệm vụ chấp pháp của mình”, đại diện Cục Kiểm ngư cho biết.
Cũng trong ngày hôm qua, phía Trung Quốc tập hợp thành nhóm 35 tàu cá cùng 2 tàu hải cảnh ngăn cản, vây ép tàu cá Việt Nam ở vị trí cách giàn khoan 30-35 hải lý. Dù bị các tàu Trung Quốc ngăn cản,vây ép nhưng lực lượng Kiểm ngư Việt Nam vẫn duy trì các hoạt động đấu tranh với cường độ cao, cố gắng tiếp cận giàn khoan. Ngoài ra, lực lượng Kiểm ngư cũng nâng cao tinh thần cảnh giác trước âm mưu cố tình tạo va chạm giữa tàu Kiểm ngư với các tàu Trung Quốc để vu khống.
Theo ANTD
Tàu Trung Quốc mở họng súng đen ngòm, lao thẳng vào tàu Kiểm ngư Việt Nam
Máy bay Trung Quốc bay ở tầm thấp và liên tục theo sát các tàu Việt Nam. Trong khi đó, nhiều tàu Trung Quốc vẫn bám sát tàu Cảnh sát biển CSB 8003, nhiều tàu khác trong tư thế hú còi inh ỏi, chuẩn bị thế sẵn sàng đâm va tàu Việt Nam.
Video đang HOT
Chiều 30-5, phóng viên Báo Công an TP Đà Nẵng cùng các đồng nghiệp báo bạn tiếp tục chuyến hải trình gian khó trên biển cùng lực lượng tàu chấp pháp trên tàu KN 628 tại Hoàng Sa.
Theo Phóng viên Công Khanh: Lúc 7 giờ 45, biên đội tàu KN 628 của chúng ta tập trung tại vị trí 15 độ 38 phút vĩ độ Bắc, 111 độ 45 phút độ kinh Đông, cách vị trí mới giàn khoan của Trung Quốc 11 hải lý về hướng Đông Nam để triển khai đội hình, thực hiện nhiệm vụ cơ động vào hướng giàn khoan Hải Dương 981 để đấu tranh tuyên truyền, buộc Trung Quốc dời giàn khoan Haiyang Shiyou 981 (Hải Dương 981) ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.
Tàu Trung Quốc bảo vệ giàn khoan trái phép, xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Đối mặt với tàu Hải giám Trung Quốc
Khi biên đội mới vào sâu được khoảng 3 Hải lý, thì các tàu Hải giám, Hải cảnh và tàu đầu kéo của Trung Quốc lập tức lao ra ngăn cản, đồng thời triển khai đội hình cánh cung quen thuộc để chặn đầu, khóa đuôi hòng bao vây tàu chấp pháp Việt Nam chúng ta.
Trong khi một tàu Hải cảnh ép sát mạn phải của tàu KN 761 Việt Nam thì một tàu Hải giám khác có số hiệu 2168, đã rời khỏi đội hình bao vây, bất ngờ tăng tốc tiến mũi về phía tàu KN 762 nhằm thực hiện cú đâm húc. Ngoài ra, các tàu khác của Trung Quốc cũng trong tư thế hú còi inh ỏi, chuẩn bị thế sẵn sàng đâm va tàu Việt Nam.
Nhận thấy mối nguy hiểm khôn lường, thuyền trưởng Ngô Quốc Tuấn và thuyền phó Lê Sang đã lập tức cho tăng tốc, tránh né cú đâm chí tử của tàu Trung Quốc. Vì vậy, tàu KN 762 của ta đã thoát nguy trong gang tấc. Mũi của "trâu điên" lù lù cùng với họng pháo đen ngòm lao qua đuôi tàu của chúng ta với khoảng cách chỉ chưa đầy 10 mét.
Theo nhận định của ê kíp điều khiển tàu, nếu không kịp thời tăng tốc để né tránh thì tàu KN 762 đã lãnh trọn cú đâm của tàu Hải giám Trung Quốc vào phía sau mạn phải. Với tốc độ đâm va như vậy, không biết chuyện gì sẽ xảy ra.
Khi biên đội chúng tôi lùi ra cách giàn khoan Haiyang Shiyou 981 (Hải Dương 981) khoảng 10 hải lý thì các tàu của Trung Quốc mới quay lại vị trí cảnh giới.
Theo các biên đội tàu chấp pháp Việt Nam ở các nhánh khác qua bộ đàm, thì kể từ ngày đâm chìm một tàu cá của ngư dân Đà Nẵng thì hành động của tàu Trung Quốc càng trở nên liều lĩnh và manh động hơn.
Trung Quốc lại vây ép tàu cá Việt Nam
Chiều 30-5, Cục Kiểm ngư Việt Nam cho biết: Tàu Trung Quốc tập hợp thành nhóm 35 tàu cá cùng 2 tàu Hải cảnh ngăn cản, vây ép tàu cá Việt Nam ở cách giàn khoan Haiyang Shiyou 981 (Hải Dương - 981) khoảng 30-35 hải lý.
Số tàu Trung Quốc tại giàn khoan là 117 tàu, gồm 33 tàu Hải cảnh, 17 tàu kéo, 13 tàu vận tải, 4 tàu quân sự, 50 tàu cá vỏ sắt. Số tàu có sự dao động do Trung Quốc đã đưa một số tàu về. Trong ngày, có 1 máy bay hoạt động ở khu vực giàn khoan. Trung Quốc vẫn duy trì 4 tàu quân sự, gồm 2 tàu hộ vệ tên lửa và 2 tàu quét mìn hoạt động cách giàn khoan 7-10 hải lý.
Vào giữa trưa 30-5, tàu Cảnh sát biển Việt Nam mang số hiệu CSB 8003 phát hiện máy bay mang số hiệu CMS B-3843 của Trung Quốc bay nhiều vòng trên các tàu kiểm ngư và Cảnh sát biển Việt Nam. Đáng chú ý, máy bay này bay ở tầm thấp và liên tục theo sát các tàu Việt Nam. Trong khi đó, ở trên biển, nhiều tàu Trung Quốc vẫn tiếp tục bám sát tàu Cảnh sát biển CSB 8003.
Về phía lực lượng Kiểm ngư Việt Nam, các tàu vẫn duy trì các hoạt động đấu tranh, tiếp cận gần hơn vào vị trí giàn khoan thực hiện công tác tuyên truyền với cường độ cao và nâng cao tinh thần cảnh giác trước âm mưu cố tình tạo va chạm giữa các tàu Kiểm ngư với các tàu Trung Quốc.
Lực lượng Kiểm ngư di chuyển từ khu vực đông nam giàn khoan vào cách giàn khoan 5-6 hải lý thì bị nhóm tàu Trung Quốc gồm tàu Hải cảnh, tàu Ngư chính, tàu kéo, tàu vận tải tổ chức áp sát, vây ép. Dù bị tàu Trung Quốc ngăn cản quyết liệt nhưng tàu Kiểm ngư Việt Nam đã tiếp cận giàn khoan ở khoảng cách 2,8 hải lý để thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền.
Trong lúc gian nguy, các phóng viên và lực lượng chấp pháp cũng có phút giây chia sẻ niềm vui bất ngờ.
Lúc 15 giờ ngày 30-5, toàn bộ nhân viên của tàu 762 đã làm lễ chúc mừng một cán bộ Kiểm ngư là Võ Văn Thành vì ở đất liền, vợ anh đã vượt cạn sinh một cháu trai bụ bẫm. Thông qua thiết bị viễn thông của phóng viên Công Khanh, Báo Công an TP Đà Nẵng, anh Thành gửi lời cảm ơn đến đội ngũ y bác sĩ, người thân và bạn bè đã sát cánh cùng vợ con anh kể từ ngày chị nhập viện và anh Thành phải ra Hoàng Sa làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
"Tôi thực sự phát khóc, nhưng cuối cùng hai vợ chồng cùng vượt qua gian khó và đã đồng ý với nhau, sẽ đặt tên cháu là Võ Trần Tri Tôn, tên quần đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam" - anh Thành nói.
Hôm nay (31-5) tại quần đảo Hoàng Sa, tàu sẽ tổ chức trao quà cho con em của lực lượng Kiểm ngư đang làm nhiệm vụ trên biển nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi 1-6.
Theo ANTD
Phản bác thông tin sai sự thật về Biển Đông Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền Thông Nguyễn Bắc Son đã nhấn mạnh như vậy trong cuộc trao đổi với báo chí bên lề Quốc hội hôm qua, 30-5. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son trả lới phỏng vấn báo chí bên lề Quốc hội ngày 30-5 - Nhiều người dân Trung Quốc chưa nắm bắt được...