Trung Quốc tạo thế gọng kìm cắt đứt hỗ trợ của Mỹ, Nhật với Đài Loan
Trung Quốc được cho là đã chuẩn bị cho khả năng Mỹ và Nhật Bản can thiệp vào xung đột tại eo biển Đài Loan và các cuộc tập trận của Bắc Kinh được cho là nhằm cắt đứt sự hỗ trợ này.
Chiến đấu cơ F-16 của Đài Loan ngăn chặn oanh tạc cơ H-6 của Trung Quốc . Ảnh AFP
Ngày 29.3, Trung Quốc điều 10 máy bay quân sự bay vào khu vực phía tây nam vùng nhận diện phòng không (ADIZ) của Đài Loan, hoạt động bị giới chức quân sự Đài Loan cho là mang dáng vẻ của cuộc tấn công.
Cùng ngày, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng phát hiện 2 máy bay quân sự của Trung Quốc bay ra biển Hoa Đông và qua khu vực eo biển Miyako, phía bắc Đài Loan. Một trong hai máy bay sau đó tiến về hướng tây nam trước khi quay ngược trở lại hướng bắc để bay dọc theo bờ biển phía đông Đài Loan.
Đường bay của các máy bay nói trên tạo thành thế gọng kìm bao vây Đài Loan. Tạp chí Newsweek dẫn phân tích của chuyên gia cho rằng cuộc tập trận nhằm mục đích gửi thông điệp đến Mỹ và Nhật Bản về ý định can thiệp vào xung đột tiềm tàng tại eo biển Đài Loan.
Nhà phân tích Tô Tử Vân thuộc Viện nghiên cứu quốc phòng và an ninh Đài Loan cho rằng ý nghĩa quân sự của cuộc tập trận ngày 29.3 là nhằm thể hiện quân đội Trung Quốc có khả năng cô lập Đài Loan nếu Mỹ và Nhật Bản có kế hoạch hỗ trợ Đài Bắc.
Tờ Hoàn Cầu Thời báo của Trung Quốc ngày 30.3 đăng bài viết tuyên bố quân đội Trung Quốc đang tiếp tục gia tăng khả năng sẵn sàng chiến đấu thông qua các cuộc tập trận thường xuyên ngày càng phức tạp và thực tế hơn, đồng thời tính toán đến khả năng can thiệp của Mỹ và Nhật Bản.
Video đang HOT
Tờ báo này viết các chuyến bay về phía đông cho thấy quân đội Trung Quốc có thể tấn công các mục tiêu ở phía đông Đài Loan và phong tỏa hoàn toàn hòn đảo trước sự can thiệp của lực lượng Mỹ và Nhật Bản.
Mặt khác, chuyến bay ngày 29.3 được cho là lần đầu tiên máy bay quân sự Trung Quốc bay qua eo biển Miyako để đến khu vực phía đông Đài Loan thay vì bay theo đường eo biển Ba Sĩ ở phía nam.
Hai máy bay Y-9 của Trung Quốc bay qua eo biển Miyako hôm 29.3 ẢNH CHỤP TWITTER BỘ QUỐC PHÒNG NHẬT BẢN
Theo ông Tô, động thái này nhằm gửi thông điệp đến Nhật Bản rằng Trung Quốc cũng có thể bao vây các đảo do Nhật Bản kiểm soát, gồm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền.
Vị chuyên gia nói thêm rằng các máy bay do thám Trung Quốc xuất hiện tại eo biển Ba Sĩ giữa Đài Loan và Philippines cũng là một phần trong chiến lược phong tỏa/chống tiếp cận (A2/AD) đối với hải quân Mỹ tại cửa ngõ phía bắc của Biển Đông.
Đặc biệt, cuộc tập trận ngày 29.3 trùng thời điểm Đại sứ Mỹ tại Palau John Hennessey-Nilland đang có chuyến thăm Đài Loan, đánh dấu lần đầu tiên một đại sứ đương nhiệm Mỹ thăm hòn đảo từ năm 1979. Trước đó, Trung Quốc điều đến 20 máy bay tiếp cận vùng ADIZ của Đài Loan vào hôm 26.3 khi lực lượng tuần duyên Washington và Đài Bắc ký thỏa thuận hợp tác.
Thực hư Trung Quốc khiến Đài Loan cho 150 chiếc F-16 mua của Mỹ dừng hoạt động
Truyền thông Đài Loan dẫn nguồn tin từ một cựu phi công, nói vụ rơi chiến đấu cơ F-16 ở hòn đảo là do nguyên nhân sâu xa đến từ Trung Quốc.
Đài Loan tạm thời dừng bay toàn bộ chiến đấu cơ F-16.
Hôm 17.11, một chiến đấu cơ F-16 của Đài Loan rơi chỉ hai phút sau khi cất cánh từ căn cứ Hualien. Máy bay khi đó đang tham gia nhiệm vụ huấn luyện.
Sự cố trên xảy ra chỉ 20 ngày sau khi một chiếc F-5E của Đài Loan rơi do động cơ gặp trục trặc. Đài Loan hiện vẫn chưa tìm thấy phi công lái chiến đấu cơ F-16 và vẫn đang nỗ lực tìm kiếm.
Một cựu phi công Đài Loan họ Thái, nói ông tin hai vụ rơi máy bay gần đây là do sức ép đến từ quân đội Trung Quốc. Các chiến đấu cơ Đài Loan phải xuất kích nhiều hơn, tăng cường cảnh giác với máy bay Trung Quốc hơn, trực tiếp ảnh hưởng đến sức chịu đựng của phi công.
Tuy nhiên, quan chức quân sự Đài Loan Chang Che-ping bác bỏ khả năng này, nói rằng tai nạn xảy ra rất có thể là do yếu tố kỹ thuật.
Ông Chang nói các chiến đấu cơ Đài Loan xuất kích ngăn chặn máy bay Trung Quốc thường là từ căn cứ Chiayi, chứ không phải Hualien.
Đài Loan mua khoảng 150 chiến đấu cơ F-16 của Mỹ từ năm 1992 và lần đầu đưa vào sử dụng năm 1997. Kể từ đó đến nay, có 8 vụ rơi chiến đấu cơ F-16 ở Đài Loan.
Đa số máy bay rơi khi đang thực hiện nhiệm vụ huấn luyện trên biển vào ban đêm. Trong điều kiện đó, phi công rất dễ nhầm lẫn giữa bầu trời và mặt nước, theo tờ Thời báo Hoàn Cầu.
Đài Loan đã cấm bay toàn bộ 150 chiến đấu cơ F-16 cho đến khi tìm được nguyên nhân vụ rơi máy bay hôm 17.11. Theo tờ Hoàn Cầu, một lý do khác dễ dẫn đến rơi máy bay là do bảo dưỡng không đầy đủ.
Căng thẳng eo biển Đài Loan trở nên nóng lên trong thời gian qua, sau hàng loạt chuyến thăm cấp cao của quan chức Mỹ đến hòn đảo.
Chỉ riêng trong tháng 10, quân đội Trung Quốc đã có 25/31 ngày điều máy bay áp sát hòn đảo. Chiến đấu cơ Trung Quốc cũng áp sát Đài Loan trong ngày 18.11.
Theo tờ Hoàn Cầu, đổ lỗi cho Trung Quốc trong vụ rơi máy bay F-16 là cái cớ để che đậy việc phi công Đài Loan vẫn còn rất thiếu kinh nghiệm.
"Năng lực huấn luyện và đảm bảo khả năng chiến đấu của Đài Loan chỉ bằng một phần so với Trung Quốc", chuyên gia quân sự Song Zhongping nói trên tờ Hoàn Cầu.
Với việc cấm bay toàn bộ 150 chiến đấu cơ F-16, Đài Loan sẽ tạm thời phụ thuộc vào các máy bay nội địa như AIDC F-CK-1. Năng lực chiến đấu của loại máy bay này kém hơn F-16 nhiều và càng làm suy yếu nỗ lực bảo vệ hòn đảo của Đài Loan, theo Hoàn Cầu.
Máy bay Trung Quốc áp sát Đài Loan 380 lần năm 2020 Máy bay quân sự Trung Quốc tiếp cận đảo Đài Loan 380 lần trong năm 2020, mức cao kỷ lục khi căng thẳng hai bờ eo biển gia tăng. "Điều này gây ra mối đe dọa an ninh đối với chúng tôi và khu vực", phát ngôn viên cơ quan phòng vệ Đài Loan Shih Shun-wen hôm nay cho hay, đề cập đến...