Trung Quốc tạo ra 30 triệu việc làm nhờ du lịch và lữ hành
Du lịch và lữ hành Trung Quốc dự kiến sẽ tạo ra hơn 30 triệu việc làm trong thập kỷ tới, chiếm 1/4 tổng số việc làm mới trên toàn cầu.
Dự báo từ Báo cáo Tác động Kinh tế (EIR) mới nhất của Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới (WTTC) cho thấy ngành du lịch sẽ đạt hơn 107 triệu lao động vào năm 2032. Theo dữ liệu mới nhất của cơ quan du lịch toàn cầu, GDP của ngành du lịch và lữ hành Trung Quốc dự kiến sẽ tăng trưởng trung bình 9,7% trong 10 năm tới, gấp hơn hai lần tốc độ tăng trưởng 4,4% của nền kinh tế tổng thể quốc gia này, trở thành một trong những quốc gia phát triển nhanh nhất.
Mức tăng trưởng này sẽ thúc đẩy ngành đạt hơn 25,2 nghìn tỷ NDT (13,7% tổng nền kinh tế) vào năm 2032. Báo cáo cho thấy đóng góp của ngành du lịch và lữ hành đối với nền kinh tế Trung Quốc cũng có thể vượt qua mức trước đại dịch vào năm tới, khi nó được dự báo để tăng gần 10% so với mức của năm 2019.
Video đang HOT
“Trong thập kỷ tới, triển vọng phát triển của ngành du lịch là vô cùng tích cực”. (Ảnh: TD).
Trung Quốc tạo ra 30 triệu việc làm nhờ du lịch và lữ hành
Đến cuối năm 2023, đóng góp của ngành vào nền kinh tế quốc dân có thể đạt hơn 13 nghìn tỷ NDT, với mức tăng trưởng hơn 32% so với cùng kỳ năm trước. Việc làm trong ngành cũng có thể vượt quá mức trước đại dịch, tạo ra hơn 766.000 việc làm, đạt hơn 83 triệu vào cuối năm 2023.
WTTC cảnh báo rằng điều này sẽ chỉ đạt được nếu Trung Quốc tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho cả du lịch quốc tế và nội địa.
Julia Simpson, Chủ tịch & Giám đốc điều hành WTTC, cho biết: “Trong thập kỷ tới, triển vọng phát triển của ngành du lịch là vô cùng tích cực. Nhưng trong ngắn hạn, trong khi phần lớn phần còn lại của thế giới đã mở cửa cho khách du lịch, thì việc du lịch đến Trung Quốc vẫn còn hạn chế đối với nhiều du khách quốc tế.
Du lịch nội địa đã cung cấp và sẽ tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế Trung Quốc, nhưng hiện tại, chi tiêu cho du lịch quốc tế rất thấp trong khi nó rất quan trọng đối với nền kinh tế nói chung của Trung Quốc. Mặc dù việc cắt giảm thời gian cách ly đối với khách du lịch quốc tế là một bước đi đúng hướng, nhưng nó vẫn chưa đủ để tạo ra bất kỳ tác động tích cực thực sự nào”.
Vào năm 2019, khi du lịch ở đỉnh cao, chi tiêu của du khách quốc tế ở Trung Quốc đạt gần 951 tỷ NDT (14% tổng chi tiêu nội bộ). Tuy nhiên, vào năm ngoái, do Trung Quốc đóng cửa biên giới nên tổng chi tiêu chưa đến 91 tỷ NDT (3%), bỏ lỡ gần 862 tỷ NDT mỗi năm.
Lượng khách nội địa và quốc tế đến Hà Nội đều tăng
Theo Sở Du lịch Hà Nội, trong 6 tháng đầu năm 2022, tổng khách du lịch đến thành phố đạt 8,61 triệu lượt người, tăng gấp gần 3 lần so với cùng kỳ năm trước.
Cụ thể, trong nửa đầu năm khách quốc tế đạt 211.300 lượt, khách nội địa đạt 8,4 triệu lượt. Tổng thu từ khách du lịch đạt 25,2 nghìn tỷ đồng, tăng gấp hơn 3 lần so với cùng kỳ năm 2021.
Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang cho biết: Thời gian tới, ngành du lịch thủ đô tiếp tục chỉ đạo các đơn vị lữ hành, điểm đến, xây dựng các sản phẩm du lịch hấp dẫn, độc đáo, tập trung vào các sản phẩm thế mạnh của thành phố như các loại hình du lịch: văn hóa, trải nghiệm, thể thao, MICE.
Thành phố cũng chú trọng phát triển du lịch nông nghiệp, tập trung đầu tư xây dựng thí điểm một số mô hình phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn tại làng cổ Đường Lâm, làng nghề Hồng Vân, mô hình du lịch trang trại nông nghiệp tại huyện Đan Phượng, du lịch trang trại Vạn An tại xã Yên Mỹ, làng nghề dệt huyện Mỹ Đức, mô hình du lịch trang trại hữu cơ Hoa Viên, huyện Thạch Thất...
Hà Nội khuyến khích, phát triển các sản phẩm du lịch mới, độc đáo, tập trung phát triển các sản phẩm theo từng vùng và thế mạnh của địa phương như: Sản phẩm du lịch mạo hiểm, bay khinh khí cầu ở Ba Vì, bay dù lượn ở Chương Mỹ gắn với đối tượng khách du lịch trẻ, năng động, thích khám phá; đồng thời khuyến khích triển khai các hoạt động du lịch trải nghiệm, du lịch thể thao, du lịch nghỉ dưỡng kết hợp chăm sóc sức khỏe, du lịch homestay tại khu vực Ba Vì, Sơn Tây, Sóc Sơn, sản phẩm du lịch mua sắm ở khu vực Đông Anh - Sóc Sơn, sản phẩm du lịch văn hóa đêm, ẩm thực tại khu vực phố cổ.
Hà Nội cũng tập trung phát triển các sản phẩm du lịch liên kết trong khu vực vùng đồng bằng Bắc Bộ tiến đến khu vực vùng Thủ đô như các sản phẩm du lịch đường thủy, du lịch nông nghiệp, du lịch di sản văn hóa. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các tỉnh thành để hình thành các tuyến du lịch như: Chùa Hương - Tam Chúc - Bái Đính, Hồ Gươm - Tràng An - Vịnh Hạ Long, Hà Nội - Lai Châu - Hà Giang, Hà Nội - Hòa Bình - Sơn La.
Khám phá Mission Hills Golf Club Sân golf lớn nhất thế giới tại Trung Quốc Mission Hills Golf Club hiện đang giữ kỷ lục là sân golf lớn nhất thế giới, trở thành điểm đến thiên đường dành cho các golfer tại đất nước Trung Quốc. Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn. Không chỉ nổi tiếng bởi lịch sử hàng nghìn năm, cùng những thắng cảnh thiên nhiên đẹp mê hoặc lòng người, Trung Quốc còn...