Trung Quốc tăng mua các loại hạt tiêu, giá tiêu hôm nay tăng 1.000 đồng/kg
Giá tiêu hôm nay tăng lên 1.000 đồng/kg tại hầu hết các vùng nguyên liệu ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
Hiện giá loại gia vị này dao động quanh mức 43.000 – 45.000 đồng/kg. Nguyên nhân giá tiêu tăng, được cho là do thị trường Trung Quốc tăng mua trở lại cả tiêu đen và tiêu trắng.
Theo thông tin của Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại ( Bộ Công Thương), giá tiêu hôm nay tại địa bàn Đồng Nai chốt ở mức 43.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay tại Gia Lai sau khi tăng mạnh lên 2.000 đồng/kg, đã chốt ở mức 43.500 đồng/kg; Bình Phước tăng lên 44.000 đồng/kg.
Những ngày gần đây, giá tiêu nguyên liệu có xu hướng tăng nhẹ. Ảnh: TTXVN
Giá hồ tiêu hôm nay tại Bà Rịa – Vũng Tàu chạm mức cao nhất 45.000 đồng/kg – đây cũng là mức cao nhất cả nước; các tỉnh khác ở quanh mức 43.500 đồng/kg.
Theo ông Hoàng Phước Bính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê (Gia Lai), những ngày gần đây, giá hạt tiêu ở khu vực này có xu hướng tăng nhẹ. Hiện giá tiêu tại Chư Sê đạt 43.500 đồng/kg.
Ông Bính cho biết, giá tiêu tăng nhờ nhu cầu nhập khẩu bắt đầu trở lại ở một số thị trường. Sau một thời gian tạm ngưng do dịch bệnh Covid-19, khách hàng Trung Quốc đã quay trở lại mua cả tiêu đen và tiêu trắng. Trong đó, tiêu trắng đang được họ mua nhiều.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, do vừa qua, giá tiêu xuống thấp, được coi là đã ở mức đáy, vì vậy, nhiều nhà đầu cơ tích cực mua vào. Điều này cũng góp phần không nhỏ làm giá tiêu tăng lên.
Theo Sở Công Thương tỉnh Đồng Nai, giá tiêu nguyên liệu đang được các đại lý mua vào từ các nhà vườn ở một số địa phương với giá dao động từ 42.000 – 43.000 đồng/kg (tiêu đầu giá), tăng khoảng 5.000 đồng/kg so với thời điểm cuối quý I/2020.
Người dân thu hoạch hồ tiêu trong bối cảnh giá tiêu liên tục xuống thấp trong thời gian dài.
Trong 4 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu tiêu của tỉnh Đồng Nai ước đạt 14,5 triệu USD, tăng 48,9% so với cùng kỳ năm 2019. Riêng trong tháng 4 vừa qua, mặt hàng này có kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 3,6 triệu USD, giảm 28,7% so với tháng trước. Hiện nay, thị trường xuất khẩu tiêu của tỉnh chủ yếu là các quốc gia như: Ấn Độ, Anh, Pháp, Đức, Mỹ…
Trên cả nước, giá trị kim ngạch xuất khẩu tiêu trong 4 tháng đầu năm 2020 chỉ đạt khoảng 249 triệu USD, giảm hơn 12% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá tiêu xuất khẩu bình quân trong tháng 4 vừa qua đạt khoảng 2.007 USD/tấn, giảm 2,62% so với giá xuất khẩu bình quân của tháng 3.
Tuy nhiên, tính về lượng thì trong 4 tháng qua, xuất khẩu hạt tiêu đạt 121 nghìn tấn, tăng 11,9% về lượng so với cùng kỳ năm 2019.
Theo ông Bính, trong những tháng tới, sau khi dịch bệnh được kiểm soát, các khách hàng châu Âu, Mỹ … quay trở lại thị trường, giá tiêu có thể sẽ tiếp tục tăng, nhưng mức tăng không nhiều, bởi năm nay, thị trường tiêu thế giới vẫn trong tình trạng cung vượt cầu.
Tuy nhiên, đến cuối năm nay và sang năm sau, giá tiêu nhiều khả năng sẽ tăng mạnh hơn. Nguyên nhân là do sản lượng tiêu Việt Nam sẽ giảm đáng kể. Mấy năm qua, do giá tiêu xuống thấp, nhiều hộ trồng tiêu không còn khả năng, hoặc không còn quan tâm nhiều tới việc đầu tư cho vườn tiêu. Do đó, tuy diện tích tiêu giảm chưa nhiều, nhưng sản lượng những vụ tới có thể sẽ giảm mạnh do năng suất chung bị giảm.
Theo dự báo, giá tiêu toàn cầu có thể phục hồi trong thời gian tới nhờ Trung Quốc nổi lên là quốc gia nhập khẩu hàng đầu hồ tiêu Việt Nam, sau Mỹ. Trung Quốc thường nhập khẩu tiểu ngạch hồ tiêu của Việt Nam thông qua biên giới, và đang sử dụng chính thức bộ luật hải quan của nước này.
Bộ Công Thương kiến nghị vẫn tiếp tục xuất khẩu gạo
Sau khi nghe phản ánh của một số doanh nghiệp, ngày 24/3, Bộ Công Thương đã có văn gản gửi Thủ tướng Chính phủ tiếp tục mở tờ khai hải quan để xuất khẩu gạo diễn ra bình thường.
Theo Bộ Công Thương, sau khi tiếp nhận phản ánh của một số doanh nghiệp, Bộ kiến nghị Thủ tướng cho phép tạm dừng thực hiện mục b, khoản 2 và một phần mục c, khoản 2 của Thông báo số 121/TB-VPCP ngày 23/3 để có thêm thời gian đánh giá lại sản lượng thực tế của vụ Đông Xuân, lượng hợp đồng xuất khẩu đã ký cũng như lượng tồn thực kho thực tế ở các doanh nghiệp.
Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2020 tăng vọt về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu. Ảnh: I.T
Do đó, Bộ Công Thương kiến nghị việc mở tờ khai hải quan cho gạo xuất khẩu vẫn tiếp tục được thực hiện bình thường.
Được biết, văn bản của Bộ Công Thương được ban hành ngay sau khi Tổng cục Hải quan yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố và một số đơn vị trực thuộc tạm dừng đăng ký, tiếp nhận và thông quan đối với các lô hàng các loại gạo xuất khẩu dưới mọi hình thức kể từ 0 giờ ngày 24/3.
Các lô hàng gạo xuất khẩu đã đăng ký tờ khai hải quan trước thời điểm trên vẫn được thực hiện bình thường.
Tổng cục Hải quan giao giao nhiệm vụ cho Cục Quản lý rủi ro thiết lập tiêu chí đưa mặt hàng gạo các loại thuộc phân nhóm HS 1006.20, 1006.30 và 1006.40 vào diện cấm xuất khẩu.
Theo báo cáo của Bộ NNPTNT, tính đến ngày 15/3, sản lượng gạo xuất khẩu đạt 1,298 triệu tấn tăng 26,5% và giá trị đạt 602 triệu USD, tăng 34,6% so với cùng kỳ năm 2019.
Trong đó, Philippines là thị trường tiêu thụ mạnh nhất các loại gạo của Việt Nam, chiếm 36% tổng kim ngạch, đạt 357.000 tấn, tương đương 155 triệu USD, tăng 13% về lượng và tăng 23% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.
Thị trường Iraq cũng có sự tăng trưởng đáng kể khi lượng xuất khẩu đạt 90.000 tấn, tương đương 48 triệu USD, trong khi cùng kỳ năm 2019, Iraq không hề tham gia nhập khẩu gạo Việt Nam.
Malaysia là thị trường nhập gạo lớn thứ ba của Việt Nam, tăng mạnh 149% về lượng và tăng 128% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước, chiếm gần 10% trong tổng lượng và chiếm 9% trong tổng giá trị xuất khẩu của gạo Việt Nam.
Ngoài ra, nhiều thị trường khác cũng có sự tăng trưởng ngoạn mục như Pháp tăng 554 % về lượng và tăng 723% về kim ngạch; Đài Loan tăng 215% về lượng và tăng 258% về kim ngạch; Senegal tăng 172% về lượng và tăng 198% về kim ngạch; Nga tăng 218% về lượng và tăng 156% kim ngạch.
Đáng chú ý, gạo xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng rất mạnh, với mức tăng 595% về lượng và tăng 724% về kim ngạch, đạt hơn 66.000 tấn, tương đương 37 triệu USD.
Điều này trái ngược với năm 2018, 2019 khi kim ngạch xuất khẩu gạo sang Trung Quốc sụt giảm mạnh, chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2019, kim ngạch xuất khẩu gạo sang Trung Quốc giảm tới 20%.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân khiến Trung Quốc tăng mua gạo từ Việt Nam sau 2 năm trầm lắng là do năm 2020 dự báo sản lượng gạo của Trung Quốc giảm khoảng 1,8 triệu tấn, xuống còn 146,7 triệu tấn.
Khai trương 2 đường bay mới nhân dịp kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh Ngày 19-5, nhân dịp kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vietnam Airlines tổ chức khai trương hai đường bay Vinh - Đà Lạt và Vinh - Buôn Ma Thuột nhằm góp phần thúc đẩy giao thương, kinh tế, du lịch giữa tỉnh Nghệ An và khu vực lân cận với vùng Tây Nguyên, cũng như đáp ứng nhu...