Trung Quốc tăng gấp đôi quy mô sư đoàn bộ binh cơ giới lội nước
Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc ( PLA) đang thực hiện các biện pháp để tăng gấp đôi quy mô của sư đoàn bộ binh cơ giới lội nước trong thời gian tới để tăng cường tiềm lực quân sự trước những thách thức mới.
Sư đoàn bộ binh cơ giới lội nước của PLA. (Ảnh: Tân Hoa Xã)
Tờ Wantdaily cho biết ban đầu PLA có hai sư đoàn bộ binh cơ giới lội nước, một đóng tại Nam Kinh và một đóng tại Quảng Châu với quân số khoảng 26.000 đến 30.000 binh sĩ.
Trong giai đoạn từ năm 2007 đến 2012, PLA đã chuyển đổi một số đơn vị thuộc quân khu Nam Kinh và Quảng Châu thành hai đơn vị sư đoàn bộ binh cơ giới lội nước mới, nâng tổng số quân trực thuộc lên khoảng 60.000 binh sĩ.
Nhật báo Wantdaily cho rằng 4 sư đoàn bộ binh cơ giới lội nước được đánh giá sẽ tăng cường khả năng quân sự của Trung Quốc, cũng như mở ra nhiều phương án tác chiến với lực lượng bộ binh trong các chiến dịch đổ bộ.
Theo tính toán, mỗi sư đoàn bộ binh cơ giới lội nước có 3 đơn vị luôn sẵn sàng tham chiến và có thể huy động tối đa 300 phương tiện vận chuyển lội nước.
Theo báo cáo về sức mạnh quân sự của Trung Quốc hồi năm 2008, Bộ Quốc phòng Mỹ cho rằng PLA đang tăng cường đầu tư cho các sư đoàn nhằm nâng cao khả năng tác chiến linh hoạt.
Video đang HOT
Do đó, việc tăng gấp đôi quy mô các sư đoàn bộ binh cơ giới lội nước trong năm 2014 của PLA được thực hiện nhằm phục vụ cho kế hoạch tấn công mà Trung Quốc muốn “phủ đầu” đối phương.
Tuy nhiên, vẫn có những ý kiến nghi ngờ về sức mạnh thực sự của các sư đoàn bộ binh cơ giới lội nước. Theo ông Yi-Jia Shiah, cựu Đại tá của PLA, cho rằng giữa các sư đoàn bộ binh cơ giới lội nước và lực lượng bộ binh của PLA vẫn chưa có một hệ thống chỉ huy chung.
Do đó, trong trường hợp xảy ra xung đột, các sư đoàn bộ binh cơ giới lội nước vẫn chịu sự chỉ huy của tư lệnh các quân khu.
Ngoài ra, để các cuộc tấn công “phủ đầu” được triển khai suôn sẻ, ông Yi-Jia Shiah cho rằng các sư đoàn bộ binh cơ giới lội nước của PLA vẫn cần được trang bị thêm các loại vũ khí khác đi kèm, cụ thể là tàu vận tải 071 lớp Yuzhao và trực thăng đổ bộ 081.
Ngọc Anh
Tổng hợp
Theo Dantri
Nga từ chối bán máy bay Tu-22 cho Trung Quốc
Mátxcơva đã từ chối bán máy bay ném bom chiến lược siêu thanh tầm xa Tu-22 cho Bắc Kinh. Trước đó, trung Quốc đã ngỏ ý mua máy bay hoặc công nghệ sản xuất dòng Tu-22 của Nga nhằm thay thế các chiến đấu cơ H-6 hiện đã lạc hậu.
Nga từ chối đề nghị mua lại máy bay Tu-22 từ phía Trung Quốc
Tờ Russian Military Analyst của Nga số ra ngày 3/1 khẳng định Nga đã từ chối đề nghị bán máy bay Tu-22 cho Trung Quốc.
Tờ báo này cho biết máy bom ném bom chiến lược siêu thanh Tu-22M3 (NATO gọi là Backfire-C) có bán kính hoạt động 6.800 km, có thể đạt tốc độ tối đa 2.000 km/giờ và có khả năng mang tới 24 tấn vũ khí (cả bom hạt nhân và tên lửa hành trình).
Chiến đấu cơ Tu-22M3 cất cánh lần đầu năm 1976 và bắt đầu phục vụ trong quân đội Nga từ năm 1983. Mátxcơva có 141 chiếc Tu-22M3 vào năm 2008 nhưng hiện các máy bay này dần bị thay thế vì đã sử dụng quá lâu năm.
Báo Nga ngày 3/1 nhận định Bắc Kinh muốn mua máy bay ném bom chiến lược Tu-22 của Mátxcơva để thay thế các chiến đấu cơ H-6 đã già cỗi từ thời Chiến tranh Lạnh của lực lượng Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quôc (PLA).
Tờ China Want Times của Đài Loan cho hay Bắc Kinh hiện sở hữu khoảng 100 chiếc H-6, với thiết kế mô phỏng lại dòng máy bay ném bom Tu-16 mua lại của Nga từ năm 1958. Với kích thước lớn và tốc độ bay chậm, các chuyên gia cho rằng loại máy bay H-6 đời cũ này có thể dễ dàng trở thành mục tiêu của các hệ thông phòng không hiện đại như của Mỹ và Nga.
Máy bay ném bom chiến lược H-6K đã cải tiến có thể mang tên lửa hành trình CJ-10
Tập đoàn san xuât máy bay Tây An của Trung Quôc đã tạo ra máy bay H-6K (phiên bản nâng cấp của H-6) bằng cách trang bị động cơ D-30KP-2 do Mátxcơva san xuât cùng các kỹ thuật điện tử hàng không tiên tiến khác.
Theo báo Nga, với phiên bản cải tiến H-6K, phạm vi chiến đấu của quân đội Trung Quốc được nâng từ 18.000 km lên 30.000 km. Phiên bản này cũng có thể mang theo 6 tên lửa hành trình CJ-10A, loại vũ khí được cho là sao chép thiết kế từ tên lửa hành trình tấn công mặt đất Kh-55 của Mátxcơva.
Tuy vậy, khi so với B-2 của Mỹ và Tu-22 của Nga, H-6K dù đã được cải tiến vẫn "chưa ăn thua gì".
Báo Nga nhận định Bắc Kinh trong nhiều năm qua đã cố phát triển các máy bay ném bom chiến lược mới để thay thế H-6, nhưng dường như đây là một nhiệm vụ khó khăn đối với ngành công nghiệp quốc phòng nước này.
Bắc Kinh đã muốn "cầu viện" Mátxcơva để đạt được mục tiêu nêu trên khi ngỏ ý mua máy bay hoặc công nghệ san xuât Tu-22 nhưng Nga đã thẳng thừng từ chối đề nghị này.
Thoa Phạm
Tổng hợp
Theo Dantri
Người tình ca sỹ của Chu Vĩnh Khang đã bị xử tử? Các tờ báo tại Hồng Kông cho hay có thể ca sỹ Thang Xán, vốn là Đại tá của PLA, được cho là người tình của Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai, Từ Tài Hậu... đã bị xử tử. "Nữ hoàng dân ca" Trung Quốc đeo quân hàm Đại tá của PLA Tờ Want China Times dẫn nguồn tin trong cơ quan an...